Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dùng chăn hoặc cát phủ lên đám cháy xăng dầu ( trong trường hợp đám cháy nhỏ )
Vì dần nhẹ hơn nước dùng nước sẽ khiến đám cháy lan ra rộng hơn
Tham khảo
Câu 1: Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại để cho chúng không bị gỉ.
Tham khảo
Câu 2:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại :
a) Thành phần các chất trong môi trường (đất, nước, không khí).
b) Thành phần kim loại tạo nên đồ vật.
- Biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
1. Cách li kim loại với môi trường.
Dùng những chất bền vững đối với môi trường để phủ lên bề mặt những đồ vật bằng kim loại. Những chất phủ ngoài thường dùng là :
a) Các loại sơn chống gỉ, vecni, dầu mỡ, men, hợp chất polime.
b) Một số kim loại như crom, niken, đồng, kẽm, thiếc.
2. Dùng hợp kim chống gỉ.
Thí dụ, hợp kim Fe-Cr-Ni, inox.
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt 3 chất lỏng riêng biệt: xăng, rượu etylic và axit axetic.
ta nhúm quỳ
Quỳ chuyển đỏ :CH3COOH
Quỳ ko chuyển màu : xăng, rượu etylic
Ta có thể ngưởi mùi :
-Mùi hắc, dễ bay hơi :xăng
- còn lại rượu etylic
Có các bình đựng khí riêng biệt: CO2, Cl2, CO, H2. Hãy nhận biết các khí trên bằng phương pháp hoá học, viết phương trình nếu có
ta nhúm quỳ ẩm
-Quỳ chuyển màu rồi mất màu : Cl2
-Quỳ chuyển màu đỏ nhạt :CO2
ko hiện tg :CO,H2
Ta đốt :
-Chất cháy mà có tiếng nổ , lửa xanh nhạt :H2
-Còn lại là CO
2CO+O2->2CO2
2H2+O2-to>2H2O
Cl2+H2O->HCl+HClO
CO2+H2O->H2CO3
Lấy mỗi kim loại một ít làm mẫu thử Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch NaOH Mẫu thử nào có bọt khí bay ra là nhôm 2Al +2NaOH +2H2O →2NaAlO2 +3H2 ↑ Hai mẫu thử còn lại cho tác dụng dd HCl Mẫu nào có khí thoát ra là Fe, chất còn lại là Ag không phản ứng. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Lấy mỗi chất một ít ra từng ống nghiệm riêng biệt để làm mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm :
Cho NaOH vào các mẫu thử nếu :
+Khí thoát ra :Al.
+Không hiện tượng là Ag , Fe .
-Tiếp tục cho dung dịch AgNO3 vào hai ống nghiệm chứa dung dịch Ag,Fe nếu :
-Có khí bay lên là Fe .
-Không hiện tượng : Ag
Fe + 2HCL ->FeCl2+ H2.
Nước tự nhiên có chứa nhiều: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(NO3)2, Ca(NO3)2
Để loại bỏ các ion Mg2+ và Ca2+ có trong muối => ta dùng muối Na2CO3 để kết tủa hết các ion này về dạng MgCO3 và CaCO3
Mg(HCO3)2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaHCO3
Ca(HCO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaHCO3
Mg(NO3)2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaNO3
Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3
Các kết tủa này sẽ lắng xuống, tách ra khỏi nước => loại bỏ được các muối của kim loại Mg2+ và Ca2+ ra khỏi nước
Các hàng lỗ đục ở ống sắt hình trụ có tác dụng hút không khí ở ngoài vào, hoà trộn đểu với hơi dầu bốc lên tạo ra hỗn hợp hơi và dầu. Khi đó hơi dầu cháy gần như hoàn toàn và không có muội than.
- Nhiệt độ sôi của các chất:
trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.
- Khả năng bay hơi của các chất :
trong xăng > trong dầu hoả > trong dầu nhờn.
- Phân tử khối của các chất:
trong dầu nhờn > trong dầu hoả > trong xăng.
- Dầu mỡ dùng làm thực phẩm là dẫn xuất hiđrocacbon, trong phân tử có chứa C, H, O.
- Dầu mỡ dùng để bôi trơn máy là hiđrocacbon, trong phân tử có chứa C, H.
Về cấu tạo : Dầu, mỡ dùng làm thực phẩm là các este của glixerol và các axit béo.
Dầu mỡ dùng để bôi trơn máy là những hiđrocacbon.
Cách phân biệt : Đun hai loại với dung dịch kiềm. Loại nào tan được trong kiểm đó là dầu, mỡ dùng làm thực phẩm. Loại nào không tan trong kiềm đó là hiđrocacbon ià dầu mỡ dùng để bôi trơn xe, máy.
Biểu hiện khi xăng, dầu lẫn nước:
– Khó nổ hoặc không nổ được
– Tăng tốc kém, kéo ga bị hụt
– Máy yếu, rung, giật, chết máy.
=> Cần loại bỏ nước trong xăng dầu
Vì nước không hòa tan xăng dầu và nặng hơn xăng dầu nên chìm xuống dưới, dung dịch phân lớp. Vậy dùng phương pháp chiết để loại bỏ nước ra khỏi xăng dầu.