K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2017

* Miễn dịch thể dịch:

- Khái niệm: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa.

- Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.

* Miễn dịch tế bào:

- Khái niệm: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.

- Quá trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.

- Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.

22 tháng 4 2017

Câu 3.
• Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

12 tháng 6 2019

Ở điều kiện bình thường, những vi sinh vật này không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Nhưng khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, chúng lại tấn công cơ thể khiến cơ thể mắc một số bệnh mà thông thường có thể kháng lại được. Những vi sinh vật này được gọi là vi sinh vật cơ hội.

Đáp án C

22 tháng 4 2017

Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.

22 tháng 4 2017

– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

22 tháng 4 2017

Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trong quy trình sản xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men sẽ bị chết. Phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

22 tháng 4 2017

Câu 3. Vai trò của virut trong việc sản xuất các chế phẩm sinh học: Người ta có thể tách gen mong muốn, gắn với phagơ tạo vectơ, chuyển vectơ vào vi khuẩn, nuôi vi khuẩn trong nồi lên men. nguyên lí này đã được ứng dụng rộng rãi, mở ra triển vọng to lớn trong sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau như insulin, intefêron, vacxin...với số lượng nhiều, giá thành rẻ.

22 tháng 4 2017

HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.

25 tháng 1 2022

Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?

A. Vùng nhân

B. Ribôxôm

C. Màng sinh chất

D. Bộ máy Gôngi

Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?

A. Vận chuyển thụ động

B. Vận chuyển chủ động

C. Sự thực bào

D. Sự ẩm bào

22 tháng 4 2017

Bệnh truyền nhiễm

- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.

vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :

a. Truyền ngang:

- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.

- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.

- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…

- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.

b. Truyền dọc:

- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

Ví dụ và phân tích:

+ Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao đè thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.

+ Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng cùa vi sinh vật.

+ Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.

+ Ánh sáng: Nhà ở có đủ ánh sáng thì sạch vì ánh sáng diệt khuẩn

+ Áp suất thẩm tháu: Dùng muối ướp vào cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.

22 tháng 4 2017

Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.