K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2022

D

28 tháng 2 2022

D

9 tháng 11 2023

Virus HIV chỉ xâm nhập vào được một số loại tế bào miễn dịch ở người, bởi vì: Muốn xâm nhập được vào tế bào thì virus phải có thụ thể tương thích với thụ thể của tế bào. Ở virus HIV, gai glycoprotein của nó chỉ tương thích và liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người nên chỉ có thể xâm nhập vào những tế bào chủ này.

23 tháng 3 2023

- Ý tưởng này có tính khả thi.

- Giải thích:

+ Khi gai glycoprotein của HIV nhận biết thụ thể CD4 trên bề mặt hồng cầu sẽ tiến hành xâm nhập vào hồng cầu.

+ Trong quá trình biệt hóa từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân tức là không có DNA. Nếu virus HIV xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được.

+ Lúc này số lượng virus HIV xâm nhập vào các tế bào bạch cầu sẽ giảm → Làm giảm tốc độ nhân lên của virus HIV.

17 tháng 5 2016

1. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn.

Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì:

- Virus muốn xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào chủ 
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virus với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ 
- Virus khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau 

2. Cần phải nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
 

 

17 tháng 5 2016

Câu 1: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ:

 a.Giai đoạn hấp phụ:

- Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ thì VR mới bám vào được.

b.Giai đoạn xâm nhập:

- Đối với phago:enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất,còn vỏ nằm bên ngoài

- Đối với VR động vật:đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất,sau đó “cỏi vỏ”

c.Giai đoạn sinh tổng hợp

- VR sử sụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để sinh tổng hợp axit nucleic và vỏ protein cho riêng mình

 d.Giai đoạn lắp ráp

- Lắp axit nucleic vào vỏ protein để tạo thành VR hoàn chỉnh

e.Giai đoạn phóng thích

- VR sẽ phá võ tế bào và phóng thích ra ngoài:

- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc.

- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.

* Mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mối loại VR

Câu 2: Nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:

- Có lối sống lành mạnh,quan hệ tình dục an toàn,vệ sinh y tế,loại trừ các tệ nạn xã hội….

- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV, cần chăm sóc, động viên để họ vượt qua mặt cảm, không bi quan chán nản…

22 tháng 4 2017

* Miễn dịch thể dịch:

- Khái niệm: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể nằm trong thể dịch như máu, sữa, dịch bạch huyết.

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể, khớp với nhau như ổ khóa – chìa khóa.

- Kháng nguyên chỉ phản ứng với loại kháng thể mà nó kích thích tạo thành.

* Miễn dịch tế bào:

- Khái niệm: Là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc có nguồn gốc từ tuyến ức.

- Quá trình: Khi tế bào T phát hiện tế bào khác bị nhiễm thì nó sẽ tiết ra prôtêin độc làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không thể nhân lên.

- Miễn dịch tế bào có vai trò quan trọng đối với những bệnh do virut gây ra.

22 tháng 4 2017

Câu 3.
• Miễn dịch thể dịch là miễn dịch do tế bào B tiết ra kháng thể đặc hiệu chống lại kháng nguyên. Vì kháng thể nằm trong thể dịch nên gọi là miễn dịch thể dịch.
- Kháng nguyên là chất lạ thường là prôtêin có khả năng kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
- Kháng thể là prôtêin được sản xuất ra để đáp lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ.
- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể khớp với nhau như khóa với chìa.
• Miễn dịch tế bào là miễn dịch có sự tham gia của các tế bào T độc (có nguồn gốc từ tuyến ức). Tế bào nào khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra prôtêin độc để làm tan tế bào nhiễm, khiến virut không nhân lên được. Trong bệnh virut, miễn dịch tế bào đóng vai trò chủ lực, vì virut nằm trong tế bào nên thoát khỏi sự tấn công của kháng thể.

1 tháng 6 2016

A. Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng.

1 tháng 6 2016

Thể truyền có các đặc điểm sau:  
- Mang được gen cần chuyển. 
- Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.  
- Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận. 
Thể truyền không ức chế gen của tế bào nhận khi cần biểu hiện tính trạng nó.

Chọn A

28 tháng 4 2017

trả lời cũng như ko

ông nói gà bà nói vịt ~

12 tháng 9 2017

Đáp án: A

14 tháng 12 2016

1, 2 * Hiện tượng:

Môi trường Tế bào động vật Tế bào thực vật
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên => Vỡ Tế bào trương nước => Màng sinh chất áp sát thành tế bào

* Giải thích:

- Tế bào động vât ở môi trường nhược trương có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào, nước ngoài môi trường đi vào tê bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. Trong môi trường ưu trương nồng độ chất tan ngoài môi trường lớn hơn trong tế bào làm nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài làm tế bào mất nước và trở lên ngăn nheo

- Tương tự như tế bào động vật nhưng vì tế bào thực vật có thành tế bào vững chắc nên khi ở môi trường nhược trương tế bào trương lên nhưng không bị vỡ. Ở trong môi trường ưu trương tế bào bị co nguyên sinh chất mà không bị nhăn nheo như tế bào động vật.

3. Vì khi ếch và cá vẫn còn sống chúng thích nghi được với môi trường sống trong nước, các tế bào của chúng có hoạt động kiểm soát sự vận chuyển nước và các chất vào trong tế bào. Khi chúng chết đi mà vẫn trong môi trường nước nước được thẩm thấu vào các tế bào trong cơ thể chúng 1 các thụ động mà không có bất kỳ kiểm soát nào làm tế bào trương lên và vỡ.

4. Muốn giữ rau tươi ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì khi vảy nước vào rau, nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm tế bào trương lên khiến rau tươi, không bị héo.

5. ATP được coi là đồng tiền năng lượng của tế bào vì ATP là chất giàu năng lượng và có khả năng nhường năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách chuyển nhóm photphát cuối cùng

12 tháng 12 2016

=))))