K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2019

Đáp án A

Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, xu thế đối thoại và hõa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảnh đó, tháng 12–1989, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.

14 tháng 2 2018

ĐÁP ÁN C

29 tháng 5 2019

Đáp án C

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

30 tháng 3 2016

+ Ngày 9/11/1972, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã ký Hiệp định về những cơ sở quan hệ  giữa Đông Đức và Tây Đức

+ Năm 1972, Xô - Mĩ đã ký Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu cùng với Mỹ và Canada ký kết Định ước Henxinki khẳng định quan hệ  hợp tác giữa các nước

+ Tháng 12/1989, tại đảo Manta (Địa Trung Hải), tổng thống LX M.Goócbachớp và tổng thống Mỹ G.Busơ (cha) tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh .

* Nguyên nhân chấm dứt Chiến tranh lạnh:

+ Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm làm cho hai nước LX và Mĩ suy giảm nhiều mặt.

+ Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu à đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với Xô - Mĩ.

+ Kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.

Hai cường quốc cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển.

=>  Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng con đường hòa bình.

24 tháng 1 2019

Đáp án A

Từ năm 1994, Liên bang Nga bên cạnh chú trọng quan hệ với các nước phương Tây còn khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á. Điều này quy định bởi tác động của xu thế toàn cầu hóa với bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

=> Mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng được mở rộng, thắt chặt đã khiến Nga cần điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình cho phù hợp với xu thế chung của thế giới được hình thành từ những năm 80 của thế kỉ XX.

6 tháng 11 2021

C

6 tháng 11 2021

C

3 tháng 2 2016

* Trên lĩnh vực kinh tế , khoa học - kỹ thuật :

- Nông nghiệp  : Nhờ thanh tựu của cuộc "Cách mạng xanh" trong nông nghiệp , từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc lương thực cho gần 1 tỉ người và có xuất khẩu.

- Công nghiệp : Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng. Cơ sở hạ tầng được xây dựng ngày càng hiện đại.

+ Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ mức phát triển trung bình là 5%năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tầu thủy, đầu máy xe lửa, tivi mầu...Nhiều nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử....)  được xây dựng đảm bảo nhu cầu về điện cho Ấn Độ.

+ Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7.5%, năm 1988 đạt 6%, năm 1999 đạt 7.1%, năm 2000 đạt 3.9%.

- Công nghệ : Trong 3 thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ...

- Khoa học - kĩ thuật :

+ Từ những năm 90, Ấn Độ thực hiện "cách mạng chất xám", trở thành một trong những quốc gia sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

+ Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử. Năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhậ tạo đang hoạt động trong vũ trụ.

+ Trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục và khoa học , kĩ thuật khác, Ấn Độ cũng có những bước tiến nhanh chóng.

* Về chính sách đối ngoại :

- Ấn Độ thi hành chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc. Ần Độ là một trong những nước sáng lập phong trào không liên kết. Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong đó có Việt Nam (Ấn Độ chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7/1/1972)

=> Từ năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn, đạt được những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, hoa học kĩ thuật, đối ngoại, đã từng bước nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

 

7 tháng 2 2018

Đáp án C

Tháng 2-1972, Tổng thống Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở ra thời kì mới trong quan hệ giữa hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập. Đến tháng 5-1972, Níchxơn tới thăm Liên Xô, thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào giải phóng dân tộc. Bởi Liên Xô và Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai đã thực hiện chính sách đối ngoại tích cực, ví dụ với Việt Nam, hai nước này có viện trợ và giúp đỡ rất nhiều. Hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô là một trong những biện pháp của Mĩ để hạn chế sự phát triển và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới