K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2018

Đầu tháng 6 vừa qua, các trường trung học cơ sở và tiểu học xã em tổ chức một cuộc cắm trại nhằm chào mừng ngày 1-6, ngày Quốc tế thiếu nhi. Trường em cũng được mời tham gia. Vì thế, lớp em đã có một đêm trại thật lí thú.

Địa điểm cắm trại là khuôn viên một ngôi chùa của xã bên. Vườn đất của nhà chùa rất rộng và được trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ sạch đẹp như một công viên. Nhà chùa cho phép chúng em được dựng trại trong sân và trên bãi cỏ trong vườn. Lớp em chọn một góc sân có nền lát gạch tàu nên rất sạch sẽ. Chúng em chăng dây, dựng cọc rồi dựng trại. Mái trại là một tấm phông lớn có màu xanh da trời nhìn rất mát mắt. Khi trại đã dựng xong, chúng em phân công nhau trang trí. Bên trong trại, trải hai tấm chiếu hoa nhìn rất khang trang. Ngoài trại có hàng rào làm bằng dây chăng treo những lá cờ đuôi nheo nhiều màu sắc. Trên cổng trại có băng vải chăng ngang. Trên băng vải có hàng chữ lớn: Trại Quyết Thắng - Lớp 4B - Trường Võ Thị Sáu.

Đúng tám giờ sáng thì hoạt động chung của toàn khu trại bắt đầu. Các cuộc thi hát, thi viết chữ đẹp trên bảng đen, thi nhảy dây, thi kéo co,... liên tục diễn ra. Tiếng reo hò vang dậy cả khu trại đông vui. Một số bạn gái lớp em thì bắc bếp nổi lửa nấu cơm. Khi các mâm cơm được dọn ra theo giờ quy định thì Ban chỉ huy trại đi các lán chấm điểm xem trại nào nấu ăn ngon và khéo nhất. Sau đó chúng em ngồi vào và ăn một bữa thật ngon miệng. Buổi chiều cũng có một số hoạt dộng diễn ra. Ban chỉ huy trại lại di chấm điểm từng trại, xem trại nào trang trí đẹp nhất. Buổi tối, chúng em liên hoan văn nghệ ngay giữa sân chùa. Dưới ánh điện lung linh, các tiết mục ca múa nhạc diễn ra sôi nổi, hào hứng. Mãi tới mười hai giờ đêm, cuộc vui mới chấm dứt. Chúng em về trại nằm nghỉ ngơi nhưng cũng chẳng ai ngủ ngáy gì. Tất cả đều thức để tiếp tục ca hát hoặc trò chuyện. Sáng hôm sau, ban chỉ huy tổng kết cuộc thi cắm trại, tuyên dương khen thưởng các trại đạt điểm cao. Sau đó chúng em được lệnh nhổ trại. Cuối cùng chúng em làm vệ sinh sân chùa và vườn chùa để quang cảnh ở đây lại trở lại sạch đẹp.

25 tháng 6 2019

Đầu tháng 6 vừa qua, các trường trung học cơ sở và tiểu học xã em tổ chức một cuộc cắm trại nhằm chào mừng ngày 1-6, ngày Quốc tế thiếu nhi. Trường em cũng được mời tham gia. Vì thế, lớp em đã có một đêm trại thật lí thú.

Địa điểm cắm trại là khuôn viên một ngôi chùa của xã bên. Vườn đất của nhà chùa rất rộng và được trồng cây, trồng hoa, trồng cỏ sạch đẹp như một công viên. Nhà chùa cho phép chúng em được dựng trại trong sân và trên bãi cỏ trong vườn. Lớp em chọn một góc sân có nền lát gạch tàu nên rất sạch sẽ. Chúng em chăng dây, dựng cọc rồi dựng trại. Mái trại là một tấm phông lớn có màu xanh da trời nhìn rất mát mắt. Khi trại đã dựng xong, chúng em phân công nhau trang trí. Bên trong trại, trải hai tấm chiếu hoa nhìn rất khang trang. Ngoài trại có hàng rào làm bằng dây chăng treo những lá cờ đuôi nheo nhiều màu sắc. Trên cổng trại có băng vải chăng ngang. Trên băng vải có hàng chữ lớn: Trại Quyết Thắng - Lớp 4B - Trường Võ Thị Sáu.

Đúng tám giờ sáng thì hoạt động chung của toàn khu trại bắt đầu. Các cuộc thi hát, thi viết chữ đẹp trên bảng đen, thi nhảy dây, thi kéo co,... liên tục diễn ra. Tiếng reo hò vang dậy cả khu trại đông vui. Một số bạn gái lớp em thì bắc bếp nổi lửa nấu cơm. Khi các mâm cơm được dọn ra theo giờ quy định thì Ban chỉ huy trại đi các lán chấm điểm xem trại nào nấu ăn ngon và khéo nhất. Sau đó chúng em ngồi vào và ăn một bữa thật ngon miệng. Buổi chiều cũng có một số hoạt dộng diễn ra. Ban chỉ huy trại lại di chấm điểm từng trại, xem trại nào trang trí đẹp nhất. Buổi tối, chúng em liên hoan văn nghệ ngay giữa sân chùa. Dưới ánh điện lung linh, các tiết mục ca múa nhạc diễn ra sôi nổi, hào hứng. Mãi tới mười hai giờ đêm, cuộc vui mới chấm dứt. Chúng em về trại nằm nghỉ ngơi nhưng cũng chẳng ai ngủ ngáy gì. Tất cả đều thức để tiếp tục ca hát hoặc trò chuyện. Sáng hôm sau, ban chỉ huy tổng kết cuộc thi cắm trại, tuyên dương khen thưởng các trại đạt điểm cao. Sau đó chúng em được lệnh nhổ trại. Cuối cùng chúng em làm vệ sinh sân chùa và vườn chùa để quang cảnh ở đây lại trở lại sạch đẹp.

3 tháng 9 2018

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

24 tháng 12 2019

Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đâu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ cùa tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đò chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi di xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện cua tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

10 tháng 4 2018

     Tôi sẽ đi nghỉ với gia đình của tôi vào mùa hè này. Đầu tiên, chúng tôi sẽ đến Hàn Quốc để tham quan thành phố Seoul và chúng tôi sẽ mặc Hanbok - 1 loại trang phục truyền thống của người dân ở Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ ở lại nhà nghỉ trong 10 ngày. Sau đó, chúng tôi về lại Việt Nam và tham quan Hà Nội. Chúng tôi sẽ đi xem Hồ Hoàn Kiếm và chúng tôi sẽ tham quan thủy cung. Chúng tôi sẽ ở lại nhà của bác chúng tôi trong 4 ngày. Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi tham quan Thung Lũng Tình Yêu ở Đà Lạt và chúng tôi sẽ mua 1 số món đồ lưu niệm. Chúng tôi sẽ ở lại khách sạn trong 3 ngày. Sau đó, chúng tôi sẽ đến Đảo Phú Quốc trong vòng 1 tuần. Chúng tôi sẽ đi lặn ở đó và chúng tôi sẽ chụp vài tấm hình. Chúng tôi sẽ ở lại trong 1 khu nghỉ mát. Cuối cùng, chúng tôi sẽ ăn hải sản và chúng tôi sẽ đi ngắm cảnh ở Vịnh Hạ Long trong 5 ngày. Chúng tôi sẽ ở lại nhà bạn của chúng tôi.  

10 tháng 4 2018

Nhờ vào danh hiệu Học sinh giỏi của tôi năm ngoái  mà giờ bố mẹ đã thưởng cho tôi một chuyến đi đến bãi biển Vũng Tàu diễm lệ và xinh đẹp.Hôm ấy, tôi không thể nào diễn tả được cảm xúc của mình: vừa vui mừng, vừa tự hào vì đây là phần thưởng tôi đạt được vì học tốt. A! Xe taxi đến rồi!

 Ngồi trên xe, ngắm đường phố vào sáng sớm, tôi thấy thành phố nơi tôi ở sao mà đẹp thế! Hai bên đường trồng hai hàng cây xanh mát tươi tốt, thẳng tắp như những chú bộ đội đang đi diễu hành…Woa! Cuối cùng chúng tôi cũng đã đến biển rồi đây sao?!? Biển Vũng Tàu mơ mộng nhưng cũng tràn đầy sức sống đã làm tôi đứng mê mẫn nãy giờ. Ôi! cái mùi măn mặn trong làn gió thổi nhẹ qua làn tóc của tôi cũng đủ cho tôi cảm thấy sung sướng rồi! Khi gia đình tôi nhận phòng, tôi nhìn từ cửa sổ tầng năm mà thấy sao Vũng Tàu hùng vĩ, xinh đẹp thế này! Hôm nay trời thật đẹp, bầu trời trong vắt một màu xanh, không một gợn mây. Có một vài con chim biển đang bay lượn trên trời như muốn nhập bọn với những trò vui của du khách nơi đây! Mặt trời trông như quả bóng lửa rực rỡ giữa một màu xanh trong veo. Khi bố mẹ bảo tôi có thể xuống bãi rồi, tôi mừng rỡ chạy nhanh như gặp phải vàng, tôi đã mong chời giây ohút này lâu lắm rồi! Khi tôi bước xuống làn cát mềm mịn, tôi cảm giác như mình đang đứng trên một tấm thảm màu vàng nhạt bằng nhung vậy! Qua bờ cát mịn một chút là đã chạm những ngọn sóng tràn bờ vấy lên chân. Những ngọn sóng nghịch ngợm từng đợt vỗ đến chân tôi. Nứơc biển mát thật đấy! Tôi thấy biển như một tấm gương khổng lồ phản chiếu lại hình ảnh của bầu trời. Hình như tôi đạp phải thứ gì đó! A! Là những chiếc vỏ ốc. Nhìn chúng đọng nước biển, lấp lành dưới ánh nắng mặt trời đẹp thật! Cái màu trắng ngà, cái màu đo đỏ, cái màu hồng nhạt,… Nhìn khắp bãi, ngòai vỏ ốc còn có các chiếc dù đủ màu nhìn sống động như có những cây kẹo mút khổng lồ vậy!Các du khách ở đây đa số là người nước ngòai, họ rất vui vẻ và thân thiện. Họ chơi những trò chơi thể thao, trông rất vui, như: bóng chuyền,… Nếu đã nói đến biển, người ta sẽ nghĩ ngay đến hải sản. Vì thế đến biển Vũng Tàu mà không ăn hải sản thì uổng lắm! Bố dẫn tôi và gia đình vào một tiệm bình dân trên bãi để ăn: nghêu, tôm, mực, cua,… Ngon quá! Đã xế chiều, gia đình tôi về khách sạn để nghỉ ngơi và chuẩn bị hành lí đi về. Nhìn ra ngòai, tôi thấy một bầu trời ửng đỏ. Mẹ tôi bảo đấy là trời đang nấu cơm. Khác với buổi sáng, trời vào hòang hôn trên biển có vài đám mây đủ màu trôi bồng bềnh. Trông chúng như những cây kẹo bông gòn màu sắc mà mẹ mua cho tôi khi tôi còn nhỏ. Biển thì phẳng lặng, trầm tính hơn biển vào sáng. Trển bãi cũng ít người tắm vì họ cũng như chúng tôi, đều về nghỉ ngơi cả rồi… Đã đến giờ chúng tôi phải về. Trước khi lên xe, tôi nhìn biển và cảm thấy cảm kích vì đất nước Việt Nam đã có những danh lam thắng cảnh trong đó có nơi tôi đang nghỉ mát- biển Vũng Tàu.

Tôi sẽ cố gắng học tốt để bố mẹ cho tôi đến đây một lần nữa để tôi có thể thưởng thức bầu không gian hùng vĩ. Hình ảnh bãi biển Vũng Tàu đẹp như tranh và đầy sức sống này sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cũng như tâm hồn tôi như một kỉ miệm đẹp và đáng nhớ trong kì nghỉ hè năm lớp Sáu. Hẹn gặp lại năm sau đấy, Vũng Tàu ơi!

ko chép mạng nhớ k cho mk nha

12 tháng 4 2018

Hè vừa rồi em cùng gia đình đi về Ninh Bình. Trước khi đi em dậy sớm vệ sinh cá nhân và vô cùng háo hức. Vào đúng lúc 4 giờ sáng hôm đó xe tới, em đi qua bao nhiêu cảnh đẹp thật phong phú để đến Ninh Bình. Ở Ninh Bình em đã đến những nơi tham quan du lịch như : Tràng An , chùa Bái Đính , Nhà thờ chính tòa Phát Diệm,... thật là đẹp . Quần thể danh thắng Tràng An là một địa danh du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận vào năm 2014 ở Ninh Bình, Việt Nam. Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông . Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Em rất thích Ninh Bình vì Ninh Bình có những địa điểm đẹp và phong phú cũng là niềm tự hào của Việt Nam.

9 tháng 4 2018

Chủ nhật tuần trước, lớp mình tổ chức một chuyến đi dã ngoại đến đảo Sơn Tinh camp. Chúng mình xuất phát từ lúc 5 giờ và phải mất 3 tiếng mới đến nơi. Trên đường đi, mọi người đều khá hồi hộp và háo hức. Hôm ấy, trời rất đẹp, không khí trong lành. Trên đảo có rất nhiều nhà sàn và xích đu. Chúng mình được phân công dựng lều. Sau đó, mình tham gia những trò chơi tập thể như mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê,... Các bạn đều rất hào hứng và thích thú. Một số bạn thua phải chịu phạt, làm mặt con bò rất buồn cười. Hôm ấy, cô giáo còn tổ chức sinh nhật cho một số bạn trong lớp. Đến trưa, đa số mọi người đều cảm thấy đói, chúng mình trở về lều, ăn những thức ăn đã được chuẩn bị sẵn từ hôm trước, sau đó, ngồi kể chuyện và ca hát, chụp ảnh chung. Buổi chiều, chúng mình được dạo biển bằng tàu thủy. Đây là lần đầu mình được trải nghiệm đi trên mặt nước, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Đến 5 giờ, mọi người phải thu xếp hành lí để trở về, mình mua được một số món quà lưu niệm nhỏ. Trên đường đi, nhìn bóng hòn đảo xa dần, mình mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa những chuyến dã ngoại lí thú như vầy.

31 tháng 10 2017

Mình xin kể cho các bạn nghe về một ước mơ hiện tại của mình cho các bạn nghe nhé:

Tuần vừa rồi, trường mình tổ chức một chuyến xe cho những học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc đến thăm một trại thương binh cách thị xã của mình chừng hơn mười cây số. Sau chuyện đi ấy trở về, trong mình lóe lên một ước mơ trở thành bác sĩ và sẽ xin về ngay trại thương binh công tác. Các cậu biết không? Mình đã phải rơi nước mắt trước tình cảnh của các bệnh nhân – các chú ấy cũng bằng tuổi bố mình ấy. Họ nhiễm chất độc màu da cam. Sức khỏe của các chú ấy mỗi ngày một yếu đi. Da dẻ tê tái xanh mét. Số không nhiễm chất độc thì bị thương cụt tay, cụt chân, hỏng cả hai mắt,… Số thì bị ảnh hưởng thần kinh, lúc thì bình thường lúc thì điên loạn. Nhìn những cảnh ày mình không cầm được nước mắt. Các chú ấy hi sinh đã quá nhiều rồi. Hi sinh cho đất nước, cho chính cuộc sống của chúng ta hôm nay. Bởi vậy sau chuyến đi ấy, mình quyết tâm đi vào ngành y, góp phần công sức của mình xoa dịu nỗi đau cho các chú ấy. Ước mơ của mình thế đấy. Giờ đây mình đang cố gắng học tập tốt đê thực hiện hoài bão của mình.

8 tháng 4 2019

Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.

Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.

Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.

Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.

Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.

Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.

Thế là hết ngày đầu tiên ở sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.

-----^^------

8 tháng 4 2019

Ma-gien-lăng đi vòng quanh thế giới.

Xuất phát từ ý muốn khám phá trái đất, tìm thêm những miền đất lạ, Ma-gien-lăng đã chỉ huy năm hải thuyền lớn, xuất phát từ cửa biển Xê-vi-la của Tây Ban Nha vào ngày 20-9-1519, băng ra Đại Tây Dương.

Đoàn thuyền đã đi theo bờ biển Nam Mĩ rồi đi vào Thái Bình Dương. Thái Bình Dương quá rộng lớn, đoàn thuyền đã phải lênh đênh trên biển rất nhiều ngày, đến nỗi nước ngọt để uống và lương ăn đều cạn kiệt. Có người phải uống nước tiểu của mình. Đoàn thủy thủ phải ninh cả giày da và thắt lưng da để ăn cho đỡ đói. Mỗi ngày đều có người chết, phải ném xác xuống biển. Đang khi cực kì nguy hiểm thì họ gặp một hòn đảo nhỏ. Họ đổ bộ lên đảo và được tiếp tế thức ăn nước uống. Sau đó họ liên tiếp gặp nhiều hòn đảo có người ở. Họ đã giải quyết được chuyện ăn uống nhưng lại phải luôn chiến đấu với người bản địa. Nhiều người đã tử vong. Chính Ma-gien-lăng cũng đã bỏ mình trong một trận giao tranh.

Sau đó họ vẫn tiếp tục đi, đến Ấn Độ Dương. Họ vượt Ấn Độ Dương và đến ngày 8 tháng 9 năm 1522, họ đã trở về Tây Ban Nha nhưng chỉ còn có một chiếc hải thuyền với mười tám thủy thủ.

Như thế, tính ra đoàn thuyền của Ma-gien-lăng đã đi 1083 ngày trên biển, gần 200 thủy thủ đã chết trên đường đi. Tuy nhiên họ đã đạt được mục đích của chuyến đi và đã xác định được một điều quan trọng: trái đất hình cầu.

Chuyến thám hiểm này đã phải trả bằng một giá rất đắt, nhưng thành công của nó cũng cực kì lớn lao, góp phần vào việc tìm hiểu, khám phá trái đất của chúng ta.

Bài tham khảo 2

Thấm thoắt năm học đã kết thúc. Hoa phượng nở bừng như lửa, tiếng ve ngân ra rả trong những vòm cây quanh sân trường. Chúng em vui vẻ bước vào một kì nghỉ hè với bao điều thú vị đang chờ phía trước.

Sáng thứ năm tuần qua, trường em tổ chức cho học sinh đi nghỉ mát ở bãi biển Sầm Sơn. Chiếc xe chở chúng em đầy ắp tiếng cười và những ánh mắt vui tươi, háo hức. Sau mấy tiếng đồng hồ, chúng em đã ra đến biển.

Xe vừa dừng, chúng em cùng reo to: “Biển đây rồi!’’. Biển mênh mông xanh thẳm và chan hoà ánh nắng. Gió biển lồng lộng thổi tung mái tóc. Bờ cát trắng phau vui đón bước chân các bạn nhỏ. Những ngôi nhà cao tầng kéo dài thành dãy phố chạy thẳng ra sát bờ cát. Chúng em được đưa đến một khách sạn trông ra biển, tha hồ mà đón gió và ngắm cảnh suốt ngày, đêm.

Bãi biển đã đông người, rộn rã tiếng reo hò hoà cùng tiếng sóng. Bầu trời trong sáng. Biển xanh thăm thẳm nối với chân trời. Gió êm, sóng lặng Mặt biển như một tấm kính khổng lồ màu ngọc bích. Những đám mây trắng in bóng trên mặt nước lung linh. Sóng biển xôn xao như mời gọi chúng em hãy ngụp lặn, vui đùa cho thoả thích.

Mỗi người một chiếc phao, chúng em ùa xuống nước, thi nhau trồi lên, ngụp xuống theo từng đợt sóng. Được cùng bạn bè nô giỡn trong làn nước biếc, em thấy thật vui sướng. Biển vẫn ru nhè nhẹ. Ngoài khơi xa, thấp thoáng những con thuyền đánh cá với buồm trắng, buồm nâu giống như cánh bướm chập chờn. Dân chài mải mê quăng lưới giữa trời nước bao la.

Mặt trời lên cao toả ánh nắng chói chang. Bãi biển thưa dần. Đến giữa trưa, mọi người về nhà nghỉ, chỉ còn bãi cát trắng phau nằm dài tâm sự với biển xanh.

Chiều về, nắng dịu, bãi biển lại đông đúc, ồn ào hơn buổi sáng. Gió mạnh hơn. Biển dâng sóng trắng vỗ bờ. Tiếng reo hò vang dậy khắp nơi. Chúng em nhảy lên giỡn sóng. Có bạn bị sóng xô thẳng vào mặt, choáng váng vài giây rồi lại tiếp tục cuộc chơi. Những con sóng tinh nghịch làm cho chúng em say mê nô đùa không biết chán.

Hoàng hôn buông xuống, ánh nắng cuối cùng đã tắt, mặt biển từ từ đổi sang màu tím sẫm. Biển đêm thật là bí ẩn. Nhờ ánh điện từ dãy phố toả sáng tới bãi cát, chúng em nán lại để ngắm biển đêm. Tiếng sóng vỗ ì ầm, ẩn chứa một sức mạnh phi thường, khó hiểu. Nước triều dâng cao ngập tràn bãi cát. Gió biển ban đêm mát rượi đem đến sự sảng khoái cho con người.

Thế là hết ngày đầu tiên ở Sầm Sơn. Sáng mai, chúng em sẽ dậy thật sớm để kịp ngắm cảnh mặt trời nhô lên trên biển cả.

17 tháng 5 2018

Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. 

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm

Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)

13 tháng 11 2018

Ototake của Việt Nam

Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. 

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm

Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

 

- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)