Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chế biến thủy sản xuất khẩu là ngành công nghiệp mũi nhọn, luôn chiếm tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp trong vùng.
Trên hình 6.2 có:
- Ba vùng kinh tế trọng điểm:
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gồm các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tỉnh và thành phố: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay
a) Đặc điểm nguồn lao động
* Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh (Năm 1998 là 37.4 triệu lao động. Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động)
* Chất lượng:
- Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao
- Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao (5 triệu lao động có trình độ chuyên môn kinh tế, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Nhưng đội ngũ lao động có chuyên môn kinh tế còn mỏng so với yêu cầu)
* Phân bố: Không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động. Ở đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế. Vùng núi và trung du thiếu lao động, nhất là lao động có chuyên môn kinh tế
b) Tình hình sử dụng lao động
* Trong các ngành kinh tế: Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm. Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên
* Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng. Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998)
* Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp
* Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt
Câu 2: Vai trò của dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa, lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để phục vụ con người
Trên thế giới, số người hoạt động trong các ngành dịch vụ đã tăng lên nhanh chóng trong mấy chục năm trở lại đây. Ở các nước phát triển, sơ người làm việc trong các ngành dịch vụ có thể trên 80% (Hoa Kì) hoặc từ 50 đến 79% (các nước khác ở Bắc Mĩ và Tây Âu). Ở các nước đang phát triển thì tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực dịch vụ thường chỉ trên dưới 30%. Ớ nước ta lao động trong khu vực dịch vụ mới chiếm hơn 23% lao động cả nước (năm 2003)
nam dãy Hoành Sơn.
Trả lời:
- Phía bắc dãy Hoành Sơn: tiềm năng rừng và khoáng sản lớn hơn ở phía nam. Các loại khoáng sản ở đây có là: sắt, crôm, thiếc, đá xây dựng.
- Phía nam Hoành Sơn có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với động Phong Nha được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch.
Giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta:
Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
+ Nội thủy: vùng biển giáp bờ và ở phía trong đường cơ sở.
+ Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới của quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở.
+ Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam.
Giúp tớ vẽ biểu đồ thôi cũng đc soss
bieu do cot chong