Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Viếng lăng Bác
2, Làng
3, Nói với con
4, Đồng chí
5, Ánh trăng
6,Sang thu
BÀI LÀM
Đầu năm, lớp tôi có thêm một người bạn mới, một cô gái dễ thương. Chỉ mới gặp lần đầu thôi mà tôi và cô bạn ấy đã hợp nhau (Chả là đầu giờ tôi nhanh miệng làm quen trước). Những lúc chờ đợi cô giáo, hàng xóm xôn xao như cái chợ, nhưng hôm nay lớp tôi yên lặng đến lạ thường. Tiết đầu tiên là tiết Văn của cô giáo chủ nhiệm. Cô Phượng khoan thai bước vào lớp. Có lẽ cô cũng ngạc nhiên trước sự yên lặng khác thường ấy.
Đưa mắt lướt một vòng rồi cô cười thật tươi:
– Chào các em.
Trở lại bàn, chưa vội ngồi, cô khoanh hai tay – cô giáo chủ nhiệm của tôi có cái “tật” rất dễ thương, mỗi khi sắp nói một điều gì quan trọng, cô lại khoanh tay:
– Trước khi vào buổi học, cô xin giới thiệu với cả lớp một người bạn mới: em Phan Hoàng Nhật Thanh.
Cô bạn mới đứng lên xoay ra sau gật đầu chào, rồi nhẹ nhàng ngồi xuống
– Em Nhật Thanh vừa từ Anh trở về, sẽ “tạm trú” ở lớp ta suốt cả năm học… Các em giúp đỡ bạn nhé!
Nhật Thanh đã vào lớp chúng tôi như thế. Bọn con gái làm quen với nhau thật nhanh. Chẳng mấy ngày sau tôi đã thấy bạn cười đùa, bá vai đám bạn chạy nhảy, ăn hàng:
Chỉ vài hôm là tôi đã lấy được “lí lịch trích ngang” của Nhật Thanh. Thanh theo ba mẹ định cư ở Anh từ năm lên 6 tuổi. Đây là lần đầu tiên về quê hương, Thanh nói tiếng Việt không rành, Thanh có thể “ngồi cùng chiếu” với mười tên giỏi Toán lớp, có thể hạ bọn khá anh ngữ bằng tỉ số tuyệt đối. Nhưng đến tiết Văn, Sử thì bạn ấy lại im thin thít. Vậy mà Nhật Thanh không mắc cỡ, bạn còn tỏ ra nôn nóng muốn học cho giỏi tiếng mẹ đẻ. Vì thế, Nhật Thanh cứ như là khách của lớp và là bạn thân nhất của tôi.
Cho đến một hôm, nhà trường thông báo về cuộc thi Chào mừng Giáng Sinh. Lớp nào cũng háo hức chuẩn bị. Riêng lớp tôi thì định diễn kịch Tấm Cám. Có tiếng là “bà chằn” trong lớp nên tôi được mọi người đề cử vai Cám( Thật vô duyên! Nhưng như thế cũng vui!). Còn Thanh thì được mọi người chọn làm vai Tấm(Thật đúng!). Cả lớp bàn tán xôn xao, y như cái chợ. Tôi nhìn Thanh cười, vì vở diễn này tôi và Thanh chơi hoài à. Riêng tiết mục Cắm hoa thì chắc phải hỏi tôi thôi! Tôi là “vô địch” cắm hoa đẹp mà, năm nào cũng giành huy chương vàng cho lớp. Chỉ có một tuần để chúng tôi tập dượt. Những ngày diễn tập thật vui.
Chúng tôi hồi hộp với bộ áo bà ba, chuẩn bị ra sân khấu. Ôi trời! tôi chưa bao giờ thấy Nhật Thanh mạnh dạn đến thế! Cả lời thoại lẫn động tác, chúng tôi diễn cứ y như thật, không để ý đến xung quanh và kết thúc bằng tràng pháo tay nồng nhiệt.
Đến phần thi Cắm hoa, lớp tôi cử Nhật Thanh. Ôi dào! Mấy ngày tập thì Thanh cứ vụng về mà hôm nay sao lạ khéo tay đến mức lại thường! Vậy là Thanh đã hơn tôi rồi! Bằng chứng là đầu năm “she” nhát như thỏ đế! Vậy mà bây giờ lại rất mạnh dạn, tự tin!
Hạng nhất phần Diễn kịch lớp 6/3
Hạng nhất phần Cắm hoa: lớp 6/3
Trời! Tôi và Thanh nhảy cẫng lên. Không ngờ hai giải nhất ấy đều có phần của hai đứa. Tôi đề nghị Thanh lên nhận quà, Thanh cười nói: “Không! Chúng ta hãy cùng lên vì có công của bạn nữa mà”. Câu nói của Thanh làm tôi xúc động. Gói quà tuy không lớn nhưng đó là kỉ niệm đánh dấu tình bạn giữa tôi và Thanh ngày càng trở nên gắn bó hơn! Thanh mời tôi và các bạn trong lớp đến nhà Thanh ăn mừng. Giáng Sinh năm nay thật vui! Tôi tặng Thanh con thú nhồi bông, còn Thanh tặng tôi con búp bê… Chúng lúc nào cũng có nhau như tôi với Thanh vậy…
Thời gian trôi… Chúng tôi bước sang năm học mới. Những lần tập dượt để dự thi Chào mừng Giáng Sinh lại tiếp tục như năm nào. Vẫn tôi đó, vẫn cái đêm mà tôi tặng Thanh con thú bông, chúng tôi lại ăn mừng. Nhưng niềm vui chỉ kéo dài thoáng mấy phút. Thanh bỗng trào nước mắt và ôm chặt tôi: Thanh xúc động: “Đêm nay mình sẽ rời Việt Nam, với ba mẹ…,, Mình yêu bạn, Phương ơi!”. Nói xong, Thanh bỏ chạy… Chiếc taxi đã chở bạn xa vút. Tôi đứng thẫn thờ nhìn chiếc xe đi xa.
Mở gói quà của Nhật Thanh… Đó là tấm thiệp có muôn ngàn vì sao với lời ghi: “Mong rằng tình bạn giữa chúng ta sẽ luôn sáng mãi như những vì sao này! Tạm biệt bạn thân nhất của Thanh”.
Em nhìn thấy trong bức tranh, mặc dù nhìn bên ngoài có vẻ rằng củ cà rốt bên tay phải( theo phía em nhìn) là to hơn của bên tay trái nhưng lại ngược lại. Bài học rút ra được ràng:" Chúng ta không nên chỉ nhìn vào vẻ bề ngoài mà đánh giá người ta"
Nghĩa đen:
Trong to nhưng đừng tưởng nó đẹp mà hãy xem sâu thẳm bên trong có đẹp hay không?
Nghĩa bóng:
Cứ ngỡ rằng mình đẹp về vẻ bề ngoài là tự hào, nhìn trong xem, có thực sự to lớn như bạn tưởng?
Qua tình huống, qua lối sống bạn mới thấy được giá trị của bản thân. Đừng vội đánh giá người khác khi chưa biết giá trị thật sự của họ
Bài viết được trích dẫn từ tiểu phẩm của tác giả Tajima, báo Hoa học trò và những cảm nhận riêng của mình. Cảm ơn mọi người đã dành thời gian ra đọc câu chuyện mình muốn chia sẻ!
Oa, em rất cảm ơn thầy ạ. Đọc xong mà em khóc luôn ý! Không ngờ cậu bé Nobita hậu đậu hay ''mè nheo'' bảo bối của Doraemon lại là một người biết yêu thương và vô cùng yêu quý Doraemon. Không chỉ có vậy, tình bạn của Doraemon còn khám phá được trong Nobita tài năng bắn súng, chơi dây... Đúng, đứa trẻ nào cũng có những tài năng riêng, chúng ta cần sẵn sàng trải nghiệm để tài năng ấy được bộc lộ. Khi đọc bộ truyện Doraemon, chúng ta sẽ nhớ ngay đến 2 nhân vật thể hiện cho tình bạn cao đẹp, dù đôi lúc có giận dỗi nhau...
Em cảm ơn thầy vì đã tạo ra bài viết hay và đầy ý nghĩa về bộ truyện tuổi thơ này! Em biết ơn thầy nhiều lắm ạ! Nhờ thầy mà em biết rằng trong số chúng ta ai cũng có điểm mạnh và không ai là vô dụng cả ...
Câu 1 : tự sự , biểu cảm .
Câu 2 : điệp từ điệp ngữ từ " lại " , nhằm nhấn mạnh sự mong muốn trở về của nhân vật " ông " .
câu 3 : lời trần thuật của tác giả : " ông lại muốn về làng , lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào , khuân đá ,..." ; lời độc thoại nội tâm nhân vật " không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? " , " những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm ".
Câu 1 : tự sự , biểu cảm .
Câu 2 : điệp từ điệp ngữ từ " lại " , nhằm nhấn mạnh sự mong muốn trở về của nhân vật " ông " .
câu 3 : lời trần thuật của tác giả : " ông lại muốn về làng , lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào , khuân đá ,..." ; lời độc thoại nội tâm nhân vật " không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? " , " những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm ".