Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những chiến lược của sự phát triển bền vững:
- Chiến lược hiệu quả: Mục tiêu của chiến lược này là tăng cường hiệu quả các mối quan hệ đầu vào – đầu ra trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, thông qua những đổi mới về công nghệ và phân phối sản xuất.
- Chiến lược tồn tại: Chiến lược này hướng tới mục tiêu cải thiện sự hòa hợp của các dòng vật chất năng lượng bằng việc sử dụng, chẳng hạn các chất tái sinh hay các chất thay thế.
- Chiến lược lâu dài: Chiến lược này nâng cao tính bền vững của các sản phẩm và vật liệu.
- Chiến lược hoàn thiện: Mong muốn tạo ra những thay đổi về quan niệm và tạo ra những mẫu tiêu dùng và hành vi tiết kiệm tài nguyên, giữ gìn môi trường.
- Chiến lược đoàn kết chung sống hòa bình: Nhằm phát triển sự sẵn sàng giúp đỡ những cộng đồng dân cư nhỏ cũng như phát triển dịch vụ xã hội.
b) Những mục tiêu của sự phát triển bền vững:
- Phát triển dân cư, đảm bảo lương thực, phát triển giáo dục, tăng cường quan hệ thương mại, tạo việc làm, bảo vệ hòa bình, xóa đói giảm nghèo….
- Bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ đất, tạo khí quyển…
Gợi ý: Chú ý cụm từ “Hội nghị cấp cao ASEAN”.
Giải thích: Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác về thông qua các diễn đàn, hội nghị của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN.
Chọn: B.
-
- Cộng hoà Indonesia
- Liên bang Malaysia
- Cộng hoà Philippines
- Cộng hòa Singapore
- Vương quốc Thái Lan
- Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
- Vương quốc Brunei
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
- Liên bang Myanma
- Vương quốc Campuchia
Gồm 10 quốc gia:
- Việt Nam
- Philipin
- Malaixia
- Brunây
- Inđônêxia
- Xingapo
- Thái Lan
- Campuchia
- Lào
- Mianma
Chọn đáp án D
Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thi ở nhiều nước chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD). Vẫn còn tình trạng đói nghèo. Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ờ mỗi quốc gia có khác nhau.
a) Hội nghị Cô-pen-ha-ghen
Là hội nghị về biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch), từ ngày 07 đến 18/12/2009. Hội nghị này có sự tham dự của đại diện 192 quốc gia trên thế giới nhằm kí kết một thỏa thuận “toàn cầu chống lại sự nóng lên của Trái đất”.
b) Các chủ đề chính được thảo luận tại hội nghị:
- Vấn đề cắt giảm khí thải của các nước phát triển
- Vấn đề tài chính: huy động các nguồn tài chính nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.
- Cơ chế trao đổi cacbon nhằm chấm dứt nạn phá rừng từ nay đến năm 2030
c) Các nội dung còn bất đồng trong quá trình diễn ra hội nghị:
- Giữ cho trái đất chỉ nóng lên ở mức 20C
- Tuân thủ và thực hiện những gì đã cam kết:
- Việc tài trợ của các nước phương Bắc
- Tương lai của Nghị đinh thư Ki-ô-tô:
- Cứu lấy rừng nhiệt đới
Tham khảo!
♦ Toàn cầu hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.
+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.
+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.
+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.
+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.
+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.
- Hệ quả:
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.
+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.
+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…
- Ảnh hưởng:
+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.
+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.
+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
♦ Khu vực hóa kinh tế
- Biểu hiện:
+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.
+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau
- Hệ quả:
+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.
+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.
+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
- Ảnh hưởng:
+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.
+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững
Hội nghị thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường là Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất hay còn gọi là Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển. Hội nghị đạt những thành tựu quan trọng như sự đồng thuận về Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu, Công ước về Đa dạng Sinh học...
=> Chọn đáp án C