Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Các hội chợ trung đại
-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.
- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.
- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.
- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.
- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.
- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…
* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại
Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.
-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.
- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.
- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.
- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.
- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.
*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI
- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.
- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.
- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.
C1
- Xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.
- Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi: hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.
- Người tối cổ đã biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
- Di tích của Người tối cổ được tìm thấy ở Giava (Inđonêxia), Bắc Kinh (Trung Quốc), Lạng Sơn (Việt Nam).
⟹ Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
C2
Bầy người nguyên thủy là những người tối cổ đã có quan hệ hợp quán xã hội như có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong các hang dộng, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú , sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau gồm khoảng 5 – 7 gia đình. Lúc bấy giờ chưa có những quy định xã hội.
=> Khi con người tối cổ sống thành bầy có quan hệ ruột thịt với nhau nhưng chưa có quy định của xã hội nên được gọi là bầy người nguyên thủy.
Đáp án:
* Ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí:
- Con người đã khai phá những vùng đất mà trước đây chưa khai phá nổi.
- Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên để nuôi sống mình.
- Con người có óc sáng tạo, bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
- Con người đã biết dùng đồ trang sức: Vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…
* Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên:
- Trong thời kỳ nguyên thủy, do sử dụng công cụ lao động bằng đá còn rất thô sơ, năng suất lao động thấp, thức ăn kiếm được chưa nhiều và chưa đều. Mọi người phải cùng làm, cùng kiếm sống nên người ta phải công bằng và bình đẳng.
- Nhưng khi công cụ lao động ngày càng thay đổi: công cụ lao động bằng kim khí xuất hiện nhất là đồ sắt, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, của cải làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
- Trong xã hội lúc này lại đã xuất hiện một số người có chức phận khác nhau. Những ngừơi có chức phận cao hơn như tù trưởng, tộc trưởng đã lợi dụng chức phận của mình chiếm đoạt dư thừa. Thế là tư hữu xuất hiện.
- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân hóa giàu –nghèo. Xã hội nguyên thủy bị rạn vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên.
* Ý nghĩa của sự xuất hiện công cụ bằng kim khí:
- Con người đã khai phá những vùng đất mà trước đây chưa khai phá nổi.
- Con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên để nuôi sống mình.
- Con người có óc sáng tạo, bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
- Con người đã biết dùng đồ trang sức: Vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…
* Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên:
- Trong thời kỳ nguyên thủy, do sử dụng công cụ lao động bằng đá còn rất thô sơ, năng suất lao động thấp, thức ăn kiếm được chưa nhiều và chưa đều. Mọi người phải cùng làm, cùng kiếm sống nên người ta phải công bằng và bình đẳng.
- Nhưng khi công cụ lao động ngày càng thay đổi: công cụ lao động bằng kim khí xuất hiện nhất là đồ sắt, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, của cải làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
- Trong xã hội lúc này lại đã xuất hiện một số người có chức phận khác nhau. Những ngừơi có chức phận cao hơn như tù trưởng, tộc trưởng đã lợi dụng chức phận của mình chiếm đoạt dư thừa. Thế là tư hữu xuất hiện.
- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân hóa giàu –nghèo. Xã hội nguyên thủy bị rạn vỡ. Con người đang đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên.
Chọn A