K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

Đáp án:
- Đúng

- Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ thế kỉ XX, người góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều nhà văn trên thế giới. Nhiều tác phẩm của ông hiện nay được coi là những tác phẩm kinh điển của nền văn học Mĩ

10 tháng 10 2018

Đáp án cần chọn là: B

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Ơ nit Hê - minh - uê ( 1899-1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại ngoại ô Chi - ca - gô. Ông làm nghề phóng viên  rồi bị bắt, bị thương khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 1. Ông làm phóng viên mặt trận tại Tây Ban Nha khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối đời ông sống tại Cu Ba và tự tử do cảm thấy không tiếp tục công việc mà suốt đời theo đuổi đó là "viết áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người"

2. Tác phẩm

Đây là tác phẩm Ơ nit Hê - minh - uê viết vào giai đoạn cuối đời. Là tác phẩm hay nhát cuối cùng trước khi nhà văn mất. Đoạn trích mà một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn theo đuổi một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Cuộc săn bắt cá của ông lão thực chất là một ẩn dụ về quá trình thực hiện khát vọng, dù có đơn độc, thất bại nhưng âm hưởng gợi lên đầy sinh khí và mãnh liệt

II. Trả lời câu hỏi

1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau :

- Khi chưa thể nhìn thấy con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô chỉ có thể đoán biết về nó qua những vòng lượn. Quan sát những vòng lượn khi rộng, khi hẹp kết hợp với cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão không chỉ ước lượng được về khoảng cách mà còn có thể đoán được từng cử chỉ, động tĩnh của con cá kiếm từ đó mà điều chỉnh sợi dây hòng thu phục con cá kiếm. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.

- Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng những cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng thoát khỏi sự bủa vay của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

2. Trong cuộc chiến  với con cá kiếm phần cuối của tác phẩm, sau ba ngày, hai đêm vật lộn với sống gió và việc kìm giữ con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô đã mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nhiệt, rất lạnh giá vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng. Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.

- Thị giác : Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. Nhưng rồi khi nó bắt đầu mệt và sợi dây đã được ông lão cuộn vào gần hơn thì ông lão cảm thấy nó trồi lên và cái đuôi nó nhô lên mặt nước. Đến lúc ông có thể nhìn thấy mắt con cá thì ông quyết định ra đòn. Ông lão phóng lao và thế là con cá kiếm ương ngạnh bị chinh phục bởi ông lão giàu kinh nghiệm và bản lĩnh

- Xúc giác : Dù không trực tiếp tiếp xúc con cá nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan-ta-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó. 

Xem xét các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa rồi đến gần hơn. Cách miêu tả này kết hợp với những lời độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ta-a-gô đã giúp nhà văn thể hiện sinh động cuộc đối đầu vừa quyết liệt vừa đấy trí tuệ giữa con người với thiên nhiên. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống : không gục ngã, không đầu hàng số phận

3. Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Qua đoạn trích có thể thấy được thái độ của ông lão với con cá kiếm. Đó cũng là một trạng thái tâm lí phức tạp, thậm chí trái ngược nhau. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông gọi nó là người anh em. Chính trong cuộc săn đuổi đó, ông lão đã bộc lộ những phẩm chất cao quý của một con người theo đúng nghĩa. Con cá kiếm cũng vậy, trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận cuộc đấu sòng phẳng. Ta thấy thêm một nét tính cách nữa ở nhân vật Xan-ta-a-gô : Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả và khát khao hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khát khao chiếm lĩnh cái đẹp.

4. Đó là một con cá cực lớn. Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão - một người đi biển cừ khôi phải kinh ngạc. Vẻ bề ngoài của nó vừa gợi lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ nhưng cũng có phần duyên dáng. Con cá cũng có phẩm chất được nhà văn chú ý, khai thác : nó rất khôn ngoan, nó không vội vã cắn câu khi ông lão buông mồi mà thử rất khéo và tinh. Nó tỏ ra kiên cường  và có sức chịu đựng tốt. Ngay cả khi đã cắn câu, chú ta vẫn rất khôn ngoan. Ông lão tập trung tinh thần để phóng mũi lao quyết định nhưng chú cá như đoán được ý định, lật người qua bơi đi.

- Cái chết của con cá kiếm cũng có nét kiêu hùng khác thường : dường như nó không chấp nhận cái chết, nó phóng vút lên mặt nước... Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng

 

8 tháng 5 2019

giúp mik nha

8 tháng 5 2019

Mở bài

Nói đến đức hạnh của con người, điều đầu tiên chúng ta phải đề cập tới là yếu tố hành động, vì hành động là biểu hiện cao nhất, rõ nét nhất của đức hạnh. Đúng như nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông đã nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.

Thân bài

Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt (Từ điển Tiếng Việt). Đức hạnh được thể hiện qua cảm xúc, lời nói, hành động hằng ngày của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.

Hành động chính là phẩm chất quan trọng của đức hạnh bởi vì nó vừa là sự chuyển hóa vừa là kết tinh của các phẩm chất khác. Hành động là thước đo đánh giá đức hạnh của một cá nhân, một tập thể và cộng đồng dân tộc. Hành động là yếu tố cao nhất trong bậc thang giá trị nhân phẩm, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy quá trình phát triển của cá nhân và xã hội.

Từ xưa, nhân dân ta đã đề cao và đặt ra yêu cầu cụ thể của đức hạnh, trong đó, hành động được đặt lên hàng đầu. Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động như là: Trăm nghe không bằng một thấy; Trăm hay không bằng tay quen ; Nói hay không bàng cày giỏi… Đồng thời nhân dân cũng chê cười, phê phán những kẻ: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa , Ăn thì ăn những miếng ngon, Làm thì chọn việc cỏn con mà làm…

Trong văn học nước ta có nhiều nhân vật chứng minh rằng mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động. Chàng Thạch Sanh thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người sẵn sàng giúp đỡ kẻ bất hạnh. Chàng Sọ Dừa dị dạng nhưng làm việc giỏi, học hành giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Cậu bé làng Gióng lên ba mà vẫn không biết nói, không biết đi nhưng khi nghe sứ giả rao loa rằng nhà vua cần người tài giỏi đứng ra đánh giặc ngoại xâm thì cậu bé nói lời đầu tiên là lời nhận trách nhiệm đánh tan quân giặc. Lòng yêu nước khiến cậu bé lớn nhanh như thổi và trở thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, đủ sức đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi. Hành động dũng cảm phi thường ấy đã đem lại thái bình cho đất nước nên cậu bé làng Gióng được nhân dân tôn vinh là Thánh Gióng và thờ phụng muôn đời.

Trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, người anh hùng Từ Hải: Chọc trời khuấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai. Chàng khinh bỉ và coi thường cái triều đình phong kiến thối nát đương thời và luôn đặt nghĩa vụ của người anh hùng lên trên hết: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha. Trước ý nguyện đền ơn báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải sốt sắng giúp nàng thực hiện công lí không chỉ của riêng nàng mà còn là của chung dân chúng bị áp bức. Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trên đường lai kinh ứng thí thì gặp đảng cướp Phong Lai đang phá phách, bắt bớ dân lành. Chàng đã nổi giận bừng bừng, nhanh chóng Bẻ cây làm gậy tìm đàng xông vô, đánh tan bọn cướp cứu tiểu thư Kiều Nguyệt Nga và tì nữ Kim Liên. Khi được Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời tạ ơn, chàng đã khẳng khái chối từ: Làm ơn há dễ trông người trả ơn, bởi chàng cho rằng làm việc nghĩa là bổn phận của nam nhi. Quan niệm của Lục Vân Tiên cũng chính là quan niệm của nhân dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Lịch sử nước ta còn lưu danh muôn thủa những vị anh hùng suốt đời hành động, cống hiến, hi sinh cho quyền lợi của đất nước và dân tộc. Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Hán, khiến cho chúng hồn bay phách lạc. Triệu Thị Trinh với câu nói nổi tiếng: Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, muốn chém cá kình ngoài biển Đông, chứ không muốn làm tì thiếp người ta. Bà đã cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc. Tướng Trần Bình Trọng khi sa vào tay giặc, bị dụ dỗ, đe dọa, ông đã hùng hồn tuyên bố: Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, quân dân Đại Việt trên dưới đoàn kết một lòng. Từ nhà vua cho đến các tướng sĩ, từ các bô lão trong hội nghị Diên Hồng cho tới chàng thiếu niên mười sáu tuổi Trần Quốc Toản đều cùng một quyết tâm Sát Thát, đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi nước ta, tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng muôn thủa.

Ở thế kỉ XV, lòng yêu nước thương dân, căm hờn quân xâm lược đã thôi thúc Nguyễn Trãi hành động. Sau khi tiễn chân cha lên đến ải Bắc (Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc), Nguyễn Trãi nghe theo lời căn dặn tâm huyết của cha nên đã trở về thành Đông Quan, nung nấu ý chí diệt thù cứu nước, ông miệt mài ngày đêm viết Bình Ngô sách rồi lặn lội tìm đường vào Lam Sơn phò chủ tướng Lê Lợi, cùng Lê Lợi nếm mật nằm gai, vượt qua bao gian lao, thử thách, lãnh đạo nghĩa quân đánh đuổi giặc Minh, làm nên chiến thắng oanh liệt ngàn năm. Tên tuổi và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Trãi được dân tộc ta ngàn đời ghi nhớ.

Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ là một trong những tấm gương điển hình của con người hành động. Bất bình trước cảnh bè lũ chúa Trịnh lộng hành ăn chơi xa xỉ, lấn át quyền hành của vua Lê, biến vua Lê thành bù nhìn; căm phẫn quân Thanh mượn cớ cướp nước ta, Nguyễn Huệ đã trực tiếp dẫn quân ra Bắc, vừa đi vừa chiêu mộ binh sĩ, tạo thành một đạo quân hùng hậu đủ sức đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh trong một thời gian rất ngắn. Lòng yêu nước của ông đã biến thành hành động có sức mạnh như triều dâng bão cuốn, quét sạch quân thù, đem lại cuộc sống thanh bình cho muôn dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương chói lọi bởi những hành dộng cách mạng cao cả của Người. Thấm thía và đau đớn trước tình cảnh lầm than của dân tộc, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước. Ba mươi năm lênh đênh khắp bốn biển năm châu, Bác đã tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến; giành chủ quyền độc lập, tự do; thành lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân của Bác là bài ca về hành động, về đức hi sinh quên mình cho dân, cho nước. Sau ngày nước nhà độc lập, Bác kêu gọi đồng bào cả nước một tuần nhịn ăn một bữa để góp phần cứu đói và Bác là người gương mẫu thực hiện đầu tiên. Chúng ta không thể quên hình ảnh Bác đến thăm một đơn vị bộ đội trong đêm trước chiến dịch Biên giới 1951. Bác thức suốt đêm để suy nghĩ về trận đánh mở màn ngày mai.

Bác nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng chiến sĩ và canh cho bếp lửa hồng luôn cháy sáng. Bác không ngủ vì: Bác thương đoàn dân công, Đêm nay ngủ ngoài rừng, Trải lá cây làm chiếu, Manh áo phũ làm chăn, Trời thì mưa lâm thâm, Làm sao cho khỏi ướt…

Kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội hoàn cầu, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Trong cuộc sống hòa bình, Bác vẫn ở trong căn nhà sàn đơn sơ, ăn uống thanh đạm như bao người dân lao động khác. Điều tâm huyết mà suốt đời Bác phấn đấu để biến thành hiện thực là làm sao giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước, dân tộc; là đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành; là chiến đấu quét sạch ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tư tưởng, phẩm chất đạo đức tuyệt vời thanh cao, tuyệt vời trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi là bài học nhân sinh sâu sắc cho dân tộc và nhân loại.

Cách đây hơn thế kỉ, trong một lần trò chuyện với con gái, Các Mác – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản thế giới có câu nói nổi tiếng định nghĩa về hạnh phúc: Hạnh phúc là đấu tranh. Câu nói đó nhấn mạnh vai trò quyết định của những hành động thiết thực đòi quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và quyền được hạnh phúc của con người. Tinh thần câu nói trên của Các Mác nhất quán với tinh thần câu nói của nhà văn Xi-xê-rông: Mọi phẩm chất
của đức hạnh là ở trong hành động. Theo Các Mác, hạnh phúc không phải tự nhiên mà có; hạnh phúc không phải là ngọn lửa thần hay phép màu nhiệm như trong thần thoại, cổ tích… mà hạnh phúc là kết quả của hành động do chính con người tạo nên. Hành động – đó là quy luật sinh tồn, vận động và phát triển của xã hội loài người.

Ngày nay, đất nước Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường toàn cầu đòi hỏi mỗi con người phải thực sự có tài, có đức. Đức và tài thể hiện ở từng hành động cụ thể, ở hiệu quả làm việc cao nhất hằng ngày. Thuận lợi và thách thức đan xen, đòi hỏi mỗi thanh niên phải biết vươn lên trong học tập. Học, học nữa, học mãi (Lê-nin). Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi, là hành động cách mạng của thanh niên. Hành động thiết thực của chúng ta hiện nay là dám nhìn nhận những khuyết điểm, sai lầm, dám khắc phục, sửa chữa, vươn lên tiếp cận cái mới, cái tiến bộ để làm giàu cho bản thân và đất nước. Điều đáng quý của tuổi trẻ ngày nay là thái độ cầu tiến, biết hành động đúng đắn, kịp thời để tự khẳng định mình. Đó mới là con đường tốt nhất để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.

Kết bài

Trước đây, trong chiến tranh, lớp lớp thanh niên hi sinh xương máu ngoài chiến trường để bảo vệ chủ quyền độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày nay, trong cuộc sống hòa bình, tuổi trẻ chúng ta phải không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập và cống hiến để góp phần vào sự nghiệp làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu như sinh thời Bác Hồ hằng mong ước.

=> Tham khảo nha ARMY. Học tốt

15 tháng 1 2019

Nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê:

- Dựa vào hiện tượng tự nhiên: nếu tảng băng trôi trên đại dương thì chỉ có một phần nổi trên mặt nước và bảy phần chìm dưới mặt nước

- Nhà văn phải hiểu biết cặn kẽ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ

- Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượnng, những hình ảnh,…giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

Đáp án cần chọn là: D

9 tháng 10 2017

Quan điểm sáng tác của Hê-minh-uê”

+ Dù viết về đề tài nào ông cũng nhằm mục đích: “Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

+ Ông là người đề ra nguyên lí tảng băng trôi

Đáp án cần chọn là: D

24 tháng 6 2016

- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899- 1961) là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phươn Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung.

- Hê-minh-uê vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Ông được giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954.

24 tháng 6 2016

- Sinh năm 1899 - 1961, là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới.

- Ông yêu thiên nhiên hoang dại, từng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau đó cùng với một số trí thức, nghệ sĩ, ông tự xưng là "thế hệ vứt đi".

- Chiến tranh thế giới thứ hai, tham gia quân đội quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, làm phóng viên mặt trận, sáng tác văn chương..

- Được giải Nô- ben về văn học 1954.

- Tác phẩm chính:  Ông già và biển cả, gĩa từ vũ khí, chuông nguyện hồn ai...

16 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: A

11 tháng 5 2018

Đáp án: B

Hê-minh-uê bước vào đời với nghề viết báo và làm phóng viên mặt trận cho tới kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.