Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Lí lẽ: “Chỉ sự tồn tại của nó không thôi, cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết cũng đã làm tất cả chúng ta mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn.”
+ Dẫn chứng về chương trình không thực hiện được của UNICEF vì thiếu kinh phí;
+ Dẫn chứng về y tế;
+ Dẫn chứng về tiếp tế thực phẩm;
+ Dẫn chứng về giáo dục.
- Điều quan trọng là: trong mỗi dẫn chứng, tác giả đã đưa ra sự so sánh cụ thể để làm nổi bật tính phi lí của chạy đua vũ trang. Những số liệu cụ thể trong mỗi sự so sánh tự nó có sức thuyết phục mạnh mẽ.
- Chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược B.1B và gàn 7000 tên lửa vượt đại châu đủ để giải quyết các vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên thế giới
- Giá của 10 tàu sân bay Ni- mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh 14 năm, bảo vệ 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em
- 149 tên lửa MX cung cấp đủ ca- lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng; 27 tên lửa MX đủ trả tiền nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm
- Hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân đủ tiền xoá mù chữ cho toàn thế giới
Chiến tranh hạt nhân xảy ra hủy hoại, xóa sạch thành quả văn minh nhân loại, cũng như quá trình tiến hóa sự sống, tự nhiên trên Trái Đất
Lời cảnh báo nhà văn G. Macket đặt ra trước toàn thể nhân loại nhiệm vụ cấp bách
+ Đoàn kết, quyết ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Sau khi em đọc "Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình" của tác giả GG Mác két đưa ra số liệu cụ thể và chính xác nổi bật nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Qua đó chúng ta thấy hậu quả và hệ lụy đáng buồn của việc chạy đua vũ trang ở các nước. Chúng ta cần có trách nghiệm ngăn chặn chiến tranh thế giới hạt nhân và bảo vệ cuộc sống ngày càng nhân văn tốt đẹp.
1- Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác-két trong đoạn đầu của văn bản.
2- Thân đoạn:
- Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.
- Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những con số cụ thể về đầu đạn hạt nhân.
- Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dung được sức mạnh tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân
- Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàng loạt.
3- Kết đoạn :
- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thu hút người đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.
Nhà văn Cô-lôm-bi-a G.G. Mác-két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928. Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông vào học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô-ta và viết những truyện ngắn đầu tay.
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là tác giả của nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng. Ông từng được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.
G. G. Mác-két có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Trăm năm cô đơn (1967) – tiểu thuyết được tặng Giải Chianchianô của I-ta-li-a, được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm, được giới phê bình văn học ở Mĩ xếp là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX.
Toàn bộ sáng tác của G. G. Mác-két xoay quanh trục chủ đề chính: sự cô đơn – mặt trái của tình đoàn kết, lòng thương yêu giữa con người.
Nhà văn Cô-lôm-bi-a G.G. Mác-két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928. Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông vào học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô-ta và viết những truyện ngắn đầu tay.
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là tác giả của nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng. Ông từng được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.
G. G. Mác-két có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Trăm năm cô đơn (1967) – tiểu thuyết được tặng Giải Chianchianô của I-ta-li-a, được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm, được giới phê bình văn học ở Mĩ xếp là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX.
Toàn bộ sáng tác của G. G. Mác-két xoay quanh trục chủ đề chính: sự cô đơn – mặt trái của tình đoàn kết, lòng thương yêu giữa con người.