K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

b, Lời đánh giá nhận định đúng về vẻ đẹp của Động Phong Nha, điều đó nhắc chúng ta có trách nhiệm bảo tồn, đầu tư, tôn tạo, khai thác tiềm năng của động Phong Nha một cách hiệu quả và hợp lí.

14 tháng 8 2017

a,Theo lời phát biểu của nhà thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia:

  Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới, bao gồm bảy cái nhất:

    + Hang động dài nhất.

    + Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất.

    + Có những hồ ngầm đẹp nhất.

    + Hang động khô rộng và đẹp nhất.

    + Thạch nhũ tráng lệ và kỉ ảo nhất.

    + Sông ngầm dài nhất.

1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan” 2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? 3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự...
Đọc tiếp

1.Đọc kỹ bài văn và phần Chú thích, từ đó cố gắng hình dung ra vẻ đẹp kì ảo của Động Phong Nha, nơi được coi là “Đệ nhất kì quan”

2.Bài văn có thể chia thành mấy đoạn (hai hay ba)?Nếu là hai thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì cách chia nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

3. Cảnh sắc của Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào?Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?(Để trả lời câu hỏi này, em hãy liệt kê đầy đủ các chi tiết được miêu tả, các từ ngữ được dùng để nói về vẻ đẹp của động Phong Nha).

4. Hãy đọc lời phát biểu của ông trưởng đoạn thám hiểm Hội địa lý Hoàng gia Anh và trả lời các câu hỏi sau:

a/ Nhà thám  hiểm đó nhận xét và đánh giá động Phong Nha như thế nào?

b/ Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

5. Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? (Đặc biệt là về phương diện kinh tế du lịch).

 

 

2
25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu ià ba thì h chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước

Phong Nha có một tương lại đầy hứa hẹn về nhiều mặt: khoa học, kinh tế và văn hoá.

25 tháng 4 2017

Câu 1: Đọc kĩ bài văn Động Phong Nha và cho biết bài văn có thể chia thành mấy n? Nếu là hai thì cách chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì? Nếu là ba thì chia và nội dung cụ thể của từng đoạn là gì?

Trá lời:

* Cách chia: chia làm hai đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ nơi cảnh chùa, đất Bụt Giới thiệu Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút của động đối với khách tham quan và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

* Cách hai: chia ba đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “bãi mía nằm rải rác”: Giới thiệu vị trí địa lí và hai đường (thuỷ bộ) vào Động Phong Nha.

- Đoạn 2: Từ “Phong Nha gồm hai bộ phận” đến “nơi cảnh chùa, đất Bụt”: Cảnh tượng Động Phong Nha.

- Đoạn 3: Phần còn lại: Xác định giá trị của Động Phong Nha, sức thu hút cùa động đối với khách tham quan, và việc đầu tư khai thác để sớm biến động thành một địa điểm du lịch, thám hiểm, nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.

Câu 2: Cảnh sắc Động Phong Nha đã được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Vẻ đẹp của Động khô và Động nước đã được miêu tả bằng những chi tiết nào?

Trả lời;

Trình tự miêu tả của người viết- tuân theo trật tự không gian, từ khái quát đến đến cụ thể, từ ngoài vào trong:

- Giới thiệu vị trí của quần thể Động Phong Nha

- Hai đường thuỷ, bộ vào động cùng gặp nhau ở bến sông Son

- Hai bô phận chính của hang: Động khô và Động nước

- Động chính với 14 buồng nối đuôi nhau bởi một hành lang chính và nhiều hành lang phụ.

- Vào sâu nữa là các dòng sông ngầm dưới khối núi đá vôi và khu rừng nguyên sinh.

- Đặc tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.

* Vẻ đẹp của Động khô và Động nước:

- Động khô ở độ cao 200 m, có vòm đá trắng vân nhũ và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.

- Động nước: có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.

- Động Phong Nha mang vẻ dẹp lộng lẫy, kì ảo, hiếm có. Từ các khối thạch nho hiộn lên đủ hình khối (có khối hình gà, con cóc, có khối mang hình mâm xôi; có khối là hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ) và huyền ảo về sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào lột tá hểt\ cho đến những âm thanh nơi đây cũng khác lạ: một tiếng nước gõ long tong, một tiếng nói trong hang động đều có âm vang riêng, khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. và đây dó, trên vách động còn rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc Du khách như lạc vào một thế giới khác lạ - thế giới của tiên cảnh: vừa có nét hoang sơ, bí hiềm; lại vừa rất thanh thoát và giàu chất thơ. Thật đúng là “ kì quan đệ nhất động ” của Việt Nam.

Câu 3: Hãy đọc lại lời phát biểu của ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh và Trả lời các câu hỏi sau:

a) Nhà thám hiểm đó nhận xét và đánh giá Động Phong Nha như thế nào?

b) Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó?

Trả lời:

a) Ông trưởng đoàn khẳng định Phong Nha là một hang động dài nhất và đẹp nhất ế giới. Điều khẳng định của ông đã được báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm ân tích rõ trong bảy cái nhất của Động Phong Nha. Thật là kì diệu và cũng thật tự o! Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp và tráng lệ nhất nước ta mà òn vào loại nhất trên thế giới.

b) Là người Việt Nam chúng ta tự hào vì có nhưng thắng cảnh như Động Phong Nha.

Câu 4: Động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì?

Trả lời:

- Động Phong Nha đã và đang trở thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và ghiên cứu khoa học thu hút sự quan tâm của rnhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm à khách du lịch trong, ngoài nước

14 tháng 10 2018

Ông trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã:

- Đánh giá chung về động Phong Nha: là động dài nhất và đẹp nhất thế giới.

- Đánh giá cụ thể về động Phong Nha: hang động dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát bãi đá rộng và đẹp nhất, hồ ngầm đẹp nhất, hang khô rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất.

Cảm nghĩ của em sau khi đọc lời đánh giá đó là: tự hào về kì quan của đất nước, cảm thấy yêu mến hơn cảnh đẹp nước ta.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 3:

“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả lẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm cái điều nhục nhã ấy!...(5)”

  1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là điều gì?
  3. Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
1
4 tháng 9 2016

1)Đoạn trích tren nằm trong tác phẩm ''Làng'' Tác giả Kim Lân

2)''Ông lão'' trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai

''Điều nhục nhã'' được nói đến là làng chợ Dậu theo giặc

3)-Những câu văn là lời trần thuật của tác giả (1),(3)

-Những câu văn là lời độc thoại nội tam của nhân vật:(2),(4),(5)

-Những lời độc thoại nội tâm áy thể hien tâm trạng của ông Hai:băn khoăn,day dứt nhưng vãn tin tưởng vào lòng trung thành của người dân làng Chợ Dầu với cách mạng

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền...
Đọc tiếp

Đọc và trả lời các câu hỏi sau:

a)Trong đời sống khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết, thì em làm thế nào?

b)Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu, thì em phải làm như thế nào?

c)Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Em hãy nhận xét: Câu ca dao này được sáng tác ra để làm gì? Nó muốn nói lên vấn đề gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào (về luật thơ và về ý)? Như thế đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa?

d)Lời phát biểu của thây (cô) giáo hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học có phải là một văn bản không? Vì sao?

đ) Bức thư em viết cho bạn bè hay người thân có phải là một văn bản không?

e)Những đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích (kể miệng hay được chép lại), câu đôi, thiếp mời dự đám cưới,...có phải đều là văn bản không? Hãy kể thêm những văn bản mà em biết

1
10 tháng 2 2017

a, Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì cần phải biểu đạt bằng ngôn ngữ nói hoặc viết.

b, Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì cần phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

c, Câu ca dao trên nhằm thông báo nội dung tư tưởng.

     + Nó khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

     + Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

     + Ca dao cũng được coi là một văn bản.

d, Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học là một văn bản vì nó có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc

e, Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi. 2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau: a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính? b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh...
Đọc tiếp

1.Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau:

a/ Nhân vật chính trong truyện là ai (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai)? Vì sao em lại chọn đó là nhân vật chính?

b/ Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết:

a/ Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm:  từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b/ Vì sao sau khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trang không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c/ Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của em gái : Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện ( Tôi không trả lời mẹ…lòng nhân hậu của em con đấy)? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này ( tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu…)?

7
24 tháng 4 2017

Câu 1: Tóm tắt

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

Câu 2:

a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.

b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.

Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.

Câu 3:

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."

- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.

- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.

b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.

  • Anh cảm thấy ghen tị với em.

Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.

c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.

Câu 4:

Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.

Câu 5:

Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).

- Tài năng:

  • Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.

  • Chú Tiến Lê thẩm định cao.

  • Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.

  • Bức tranh được giải nhất quốc tế.

- Lòng độ lượng và nhân hậu:

  • Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.

  • Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.

  • Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.

Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.

24 tháng 4 2017

1.Kể tóm tắt văn bản
Kiều Phương là em gái nhỏ của nhân vật tôi, cô bé có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, Kiều Phương thường xuyên lôi những đồ vật trong nhà ra làm chất liệu cho bức vẽ của mình, mặt luôn lấm lem nhọ bẩn, nhân vật tôi đã gọi Kiều Phương với cái tên thân mật là Mèo. Những bức vẽ của Kiều Phương được chú họa sĩ Tiến Lê phát hiện và chú đánh giá cao năng lực và tài năng hội họa của Kiều Phương làm cho cả gia đình ai nấy đều vô cùng vui mừng

 Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!

- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.

- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!

- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.

- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…

… Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo….

(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Em hiểu “Cảm hóa “ nghĩa là gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Từ câu chuyện “cảm hóa” nhau của cáo và hoàng tử bé trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về tình bạn của hoàng tử bé và con cáo

2
19 tháng 10 2021

TL

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

K cho mik nha

HT

19 tháng 10 2021

TL:

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

^HT^