K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta vì ở đây có nhiều thế mạnh về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất cây công nghiệp.

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

-Địa hình - đất đai

+Địa hình tương đối bằng phẳng với các đồi thấp có độ cao trung bình 200 - 300m, bề mặt rộng thích hợp cho việc tập trung hóa các loại cây công nghiệp

+Đất feralit phát triển trên đá badan khá màu mỡ, chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng

+Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít. Loại đất này tuy nghèo nghèo dinh dưỡng hơn đất badan, nhưng thoát nước tốt lại phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, thích hợp để xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn

+Dọc theo các thung lũng sông Sài Gòn, Đồng Nai, La Ngà có đất phù sa

+Các loại đất trên thích hợp cho việc trồng cả các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều) và cây công nghiệp hàng năm (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá,...) trên quy mô lớn

-Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định

-Tài nguyên nước: khá phong phú với nhiều sông lớn (Đồng Nai và các phụ lưu là các sông Vàm cỏ, sông Bé, La Ngà), cung cấp nước tưới cho sản xuât cây công nghiệp.

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

-S dân 12 triệu người (năm 2006), với mật độ dân số khá cao khoảng 509 người/ k m 2 . Đông Nam Bộ có nguồn lao dộng dồi dào. đặc biệt là lao động có trình độ cao

-Trình độ phát triển của vùng nói chung và cơ sở hạ tầng, cơ sờ vật chất - kĩ thuật thuộc loại tốt nht cả nước

+Đứng đầu cả nước về trình độ phát triển.kinh tế. Nằm vùng kinh tế trọng điểm phía nam nên có nhiều điều kiện để phát triển

+Mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung cp điện, nước được đm bảo về số lượng và chất lượng khá tốt

+Cơ sở chế biến, hệ thông thủy lợi (đặc biệt là công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở Tây Ninh ln nhất nước ta) đảm bảo cho việc trồng và chế biến cây công nghiệp

+Sử dụng các giống mi có năng suất cao (giống cao su của Ma-lai-xi-a)

-Có thị trường tiêu thụ rộng ln, nhất là Thành ph Hồ Chí Minh vi trên 6,6 triệu dân (năm 2008) và là trung tâm công nghiệp ln nht nước ta

-Các điều kiện khác:

+Thu hút được vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp Đông Nam Bộ

+Các chính sách ưu tiên phát triển vùng kinh tế trọng điểm

c) Về lịch sử phát triển

-Đây là vùng có truyền thống trồng cây công nghiệp

-Riêng cây cao su, các đồn điền đầu tiên xuất hiện trên diện tích rộng từ năm 1994. Ngày nay trong công cuộc Đổi mi, diện tích và sn lượng các cây công nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ.

28 tháng 2 2016

a) Các cây công nghiệp ở Vùng Đông Nam Bộ : Cao su, hồ tiêu, cà phê, lạc, mía, thuốc lá,...

b) Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước, vì có nhiều điều kiện thuận lợi

- Đất đai màu mỡ : đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan

- Khí hậu xận xích đạo

- Nguồn nhân lực khá dồi dào

- Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp

- Kết cấu hạ tầng phát triển

- Có các chương trinhg hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp

1 tháng 6 2018

Giải thích: Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: A

23 tháng 2 2016

a) Những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

- Kinh tế trang trại có bước phát triển mới

- Kinh tế trang trại thúc đẩy sản xuất - nông lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa

b) Giải thích Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước.

- Thuận lợi về tự nhiên :

   + Địa hình cận xích đạo, nguồn nước phong phú thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp

   + Địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ (nhất là đất bazan) thích hợp cho phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.

- Thuận lợi về kinh tế - xã hội :

    + Nguồn lao động dồi dào, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường,...

    + Cơ sở vật chất - kĩ thuật khá hoàn thiện, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp, thị trường, vốn đầu tư.

9 tháng 11 2017

HƯỚNG DẪN

Nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế − xã hội.

a) Điều kiện tự nhiên

− Địa hình: bán bính nguyên, có nhiều mặt bằng rộng lớn.

− Đất đai:

+ Đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích của vùng.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ thoát nước tốt.

− Khí hậu: cận Xích đạo, nhiệt lượng dồi dào quanh năm, tương đối ổn định.

b) Điều kiện kinh tế − xã hội

− Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm.

− Có nhiều nhà máy chế biến.

− Điều kiện thủy lợi được cải thiện; là địa bàn trồng cây công nghiệp từ lâu.

− Thị trường tiêu thụ, đặc biệt ngoài nước mở rộng.

− Chính sách đầu tư và phát triển cây công nghiệp của Nhà nước, dịch vụ nông nghiệp phát triển, việc hợp tác và thu hút đầu tư ngoài nước được chú trọng…

6 tháng 1 2019

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.

Đáp án: D

19 tháng 12 2017

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.

28 tháng 1 2016

- Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến trước hết là để cho công nghiệp xích
lại gần nông nghiệp để củng cố khối liên minh công nông là để giảm bớt chi phí vận chuyển các nguồn nguyênliệu đến các máy
chế biến vừa để làm tăng thêm hiệu quả , vừa tăng thêm sản phẩm cây công nghiệp , đặc biệt là đối với sản phẩm cây công nghiệp
khó bảo quản lâu, khó vận chuyển đi xa như chè búp, Sơn, Hồi, đặc biệt là hoa quả .

- Là để tạo ra nhiều việc làm ở các vùng nông nghiệp . đồng thời là cơ hội để giảm dần nguồn lao động thuần nông, tăng dần
nguồn lao động công nghiệp và phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Là để từng bước góp phần khai thác sử dụng hợp lý các tài nguyên đất, rừng, lao động và từng bước thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông thôn. Từ đó sẽ tạo cơ hội để xây dựng ở nông thôn những liên hợp sản xuất nông - công nghiệp .

* Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta.
- ĐN Bộ được coi là vùng chuyên canh công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến lớn nhất cả nước với hướng chuyên môn
hoá và cơ cấu cây trồng chính là: Cao su, cà phê, Tiêu, Điều, Lạc, Mía
Các xí nghiệp công nghiệp chế biến gắn với vùng này là:
         + Chế biến Cao su thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà
         + Chế biến cà phê Biên Hoà. Lạc , Mía, Tiêu, Điều, trong các thành phố lớn trong vùng .

*Các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến hiện nay ở nước ta như cây cao su, chè búp, dâu tằm.              Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:
        +Cà phê: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, Plâycu, tinh chế ở Biên hoà
        +Chế biến Cao su: sơ chế ở Buôn Ma Thuật, tinh chế ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
        +Chế biến chè búp: so chế ở Bắc cạn, Biển Hồ (tỉnh Gia lai) và Bảo lộc (lâm đồng)
        +Chế biến dâu tằm: ở Bảo Lộc (tại đây có nhà máy tơ tằm hiện đại nhất Đông nam á .

* Trung du, miền núi phía Bắc cũng là vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến quan trọng.Hướng
chuyên môn hoá của vùng này là chè búp, Sơn, Hồi, Thuốc lá...
Các nhà máy chế biến gắn với vùng này là:

       +Chế biến Chè Búp : thái nguyên, Phú Thọ, Yên bái...
       +Chế biến Sơn: sơ chế ở Phú Thọ, Tinh chế ở HN
       +Chế biến Hồi : Lạng Sơn
       +Chế biến Thuốc lá: Thăng Long (hà nội)

-Đồng bằng sông Hồng, DHMT và đồng bằng sông cửu Long cùng là những vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với
công nghiệp chế biến. Hướng chuyên môn hoá chính là các cây công nghiệp ngắn ngày: đay, cói, Mía, Lạc, đâu tằm. Các nhà máy
chế biến cây công nghiệp trong vùng đều phân bố trong các thành phố, thị xã, tỉnh lỵ.

29 tháng 8 2018

Hướng dẫn: SGK/167, địa lí 12 cơ bản.

 

Chọn: A.

21 tháng 5 2017

Đây là hai trong ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

1. Giống nhau

a) Về quy mô

-Cả hai vùng đều là các vùng chuyên canh cây công nghiệp thuộc loại lớn nhất nước ta

-Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao. Có các khu vực trồng cà phê (Tây Nguyên), chè (Trung du và miền núi Bắc Bộ) tập trung trên một diện tích khá lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

b) Về hướng chuyên môn hóa: cá hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này

c) Về điều kiện phát triển

-Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu

-Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp

-Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sơ chế biến. …

2. Khác nhau

a) Về quy mô

-Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một số sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê)

-Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ lập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương)

b) Về hướng chuyên môn hóa

-Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè

-Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè

c) Về điều kiện phát triển

-Địa hình

+Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn

Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hương đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp

-Đất đai:

+Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác

-Khí hậu

+Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội

-Dân cư và nguồn lao động

+Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km2 (năm 2006)

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sơ chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

+Tây Nguyên: cơ sơ vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế

2. Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do

-Có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

+Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn nên thường thích hợp trồng chè theo quy mô lớn. Các cây khác có quy mô nhỏ trong cơ cấu cây công nghiệp của vùng

+Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, các cao nguyên có độ cao không lớn, tương đối bằng phẳng, lại được phủ đất badan màu mỡ thích hợp với việc trồng cây cà phê, cao su, hồ tiêu, dâu tằm,... trên quy mô lớn và tập trung

-Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, nhất là lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất, sinh họat của nhân dân ở hai vùng này

+Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời

+Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng cà phê, cao su nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá