Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: C
Giải thích: Mục…2 (phần III)….Trang…152...SGK Lịch sử 11 cơ bản
* Ngày 5/6/1911, thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng(Gia Định) trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréviile lên đường sang Pháp.
* Hoàn cảnh Việt Nam khi Nguyễn Tất Thành ra đi:
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một nhà nho nghèo yêu nước, lớn lên trong hoàn cảnh đất nước nhà tan, trên quê hương giàu truyền thống cách mạng.
- Chứng kiến các phong trào yêu nước, khâm phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các tiền bối đi trước nhưng lại không đi theo con đường yêu nước của họ.
- Theo cha vào Huế năm 1904, chứng kiến khẩu hiệu " Tự do - Bình đẳng - Bác ái" mà thực dân Pháp rêu rao trên đất nước ta.
- Tất cả hun đáp lên một thanh niên Nguyễn Tất Thành tràn đầy tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước cứu dân.
* Sự khác biệt so với các tiền bối đi trước:
- Chọn đến phương tây thay vì chọn đến các nước phương đông có điểm tương đồng về văn hóa so với các nhà chính trị trước đó.
- Đến chính đất nước đã xâm lược nước ta để chứng kiến cuộc sống của người dân tại nơi đó.
- Đi đến nhiều nền văn hóa khác nhau, tìm hiểu cuộc sống tại những nơi này, đúc rút kinh nghiệm
- Làm nhiều nghề nghiệp, học tập, rèn luyện trong các phong trào quần chúng lao động Pháp. Viết báo, truyền đơn, tranh thủ các diễn đàn, meeting để tranh thủ tuyên truyền cho cách mạng tại Việt Nam. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận sự ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga, Nguyễn Tất Thành dần có sự chuyển biến về tư tưởng
- Hoạt động yêu nước chỉ là bước đầu nhưng là điều kiện quan trọng xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Thể hiện tính sáng tạo so với các bậc tiền bối đi trước
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong hoàn cảnh:
- Phong trào Cần Vương thất bại cũng đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến.
- Sự thất bại của phong trào đấu tranh của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản chưa thực sự xâm nhập sâu vào nước ta và chưa thể hiện được điểm ưu thế hay phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
=> Con đường cứu nước giải phóng dân tộc ở Việt Nam đang bế tắc, chưa có lối thoát. Yêu cầu đặt ra phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới
Đáp án cần chọn là: D
Đáp án: D
Giải thích: Mục…2 (phần III)….Trang…152...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Nguyễn Tất Thành từ sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
- Tiếp thu truyền thống yêu nước của gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường của họ, nên quyết định tìm con đường cứu nước mới.
- Được tiếp xúc với văn minh Pháp, Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào, giải phóng dân tộc.
- Trong tình cảnh Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước. Con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời; con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản lại vừa thất bại với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Một đòi hỏi tất yếu là phải tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc. Tìm đường cứu nước là trăn trở to lớn nhất, tìm được con đường cứu nước sẽ mở ra con đường giải phóng dân tộc, giải quyết mâu thuẫn dân tộc đang diễn ra gay gắt hơn bao giờ hết.
=> Trong bối cảnh lịch sử đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước và ý chí đánh đuổi giặc Pháp của Nguyễn Tất Thành là yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án: A
Giải thích: Mục…2 (phần III)….Trang…152...SGK Lịch sử 11 cơ bản
- Nguyễn Tất Thành hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống. Người thấy rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man.
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam; tham gia vào phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 al style='margin-bottom:4.0pt;text-align:justify;line-height: 17.0pt;mso-line-height-rule:exactly'>- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền. Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
* Đất nước bị xâm lược, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết của người dân Việt Nam
- Hành động xâm lược rồi đặt ách cai trị của thực dân Pháp đã xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và quyền lợi dân tộc của Việt Nam, đồng thời xô đẩy nhân dân Việt Nam vào tình cảnh đói khổ, bần cùng. Do đó, độc lập và tự do là khát vọng của cả dân tộc Việt Nam.
- Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Nhiệm vụ cứu nước được đặt ra vô cùng cấp thiết. Hoàn cảnh đó đặt ra cho mọi người Việt Nam yêu nước phải đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
- Cuối thế kỉ XIX, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ phong kiến đã bị thất bại.
- Đầu thế kỉ XX, các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp thu trào lưu tư tưởng mới và khởi xướng ở Việt Nam một cuộc vận động cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Dù diễn ra sôi nổi, song các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam ở đầu thế kỉ XX vẫn chưa đi đến thành công.
=> Thất bại của các phong trào yêu nước ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã khiến sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Hoàn cảnh đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới.
* Lòng yêu nước và ý chí “đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một ra đình nhà nho nghèo yêu nước, tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một vùng đất có truyền thống đấu tranh quật khởi. Sinh ra và lớn lên trog bối cảnh nước mất nhà tan; các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam đều lần lượt thất bại, cách mạng Việt Nam đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Tất cả các yếu tố về gia đình, quê hương, thời cuộc đã sớm hun đúc nên ở Nguyễn Tất Thành lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đồng bào.
- Do sớm được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây, lại nhận thức được những hạn chế trong con đường cứu nước của các bậc tiền bối đi trước (Phan Bộ Châu, Phan Châu Trinh,...), nên Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang các nước phương Tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác, rồi trở về giúp đồng bào mình.
=> Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), ra đi tìm đường cứu nước.
Nguyễn Tất Thành quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước mới vì:
1. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
Khủng hoảng đường lối lãnh đạo CM
2. Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
3. Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"
4. Nguyễn Tất Thành có lòng yêu nước và ý chí đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc.