Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Phùng Nguyên.
B. Phùng Nguyên.
C. Nam Trung Bộ.
D. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh hòa
Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?
– Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.
– Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.
– Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.
Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì?
Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên đây là một thế chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, Những người lao động chủ yếu trong xã hội Địa Trung Hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.
- Những việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma:
+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau.
+ Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân
- Tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu:
+ Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến là lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.
* Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã làm:
- Khi tràn vào lãnh thổ Rô ma, người Giec man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới của họ như vương quốc Ăng lô Xắc –xông, Vương quốc Phơ –răng, Vương quốc Tây –gốt, Đông – gốt…
- Người Giec man còn chiếm ruộng đất của chủ nô Rô ma cũ rồi chia nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phân nhiều hơn.
- người Giec man cũng từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki tô giáo.
* Những việc làm đó có tác động đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu âu.
Những việc làm đó dẫn tới sự hình thành các tầng lớp quý tộc tăng lữ vừa có đặc quyền riêng vừa rất giàu có. Họ trở thành những lãnh chúa phong kiến, Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu được hình thành.
Thành tựu văn hóa :
Phật giáo : ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Văn học : là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của nền văn học; Trung Quốc dưới thời phong kiến. Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi nhiều nhà thơ Còi sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị...
Tiểu thuyết là một hình thức văn học mới phát triển ờ thời Minh, Thanh Ở Trung Quốc, tại các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện về sự tích lịch sử. Dựa vào đó, các nhà văn đã viết thành tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm lớn, nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn này như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng cùa Tào Tuyết Cần...
Về mặt kĩ thuật, Trung Quốc có 4 phát minh quan trọng : giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.
Các công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc : Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động... còn được lưu giữ đến ngày nay.
Ảnh hưởng :
_Những ảnh hưởng về tư tưởng tôn giáo. Trung Hoa có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,…ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,.. Nho giáo: ra đời ở Trung Quốc, do Khổng Tử sáng lập. Du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc và được nhà Lý chính thức thừa nhận khi cho xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử. Từ thời Lê trở thành tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị.
_Một thành tựu quan trọng của văn học nền văn minh Đại Việt là việc phổ biến chữ Nôm, vừa mang tính dân tộc (Nam Nôm), vừa mang tính dân gian (nôm na), cải biến và Việt hóa chữ Hán. Chữ Nôm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”
_Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng), … có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.
_Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
* Nguyên nhân ra đời thành thị:
Từ thế kỷ IX, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi”
- Về nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kỹ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng nhanh, do đó dẫn đến hai hệ quả:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa. nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán.
+ Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ thủ công.
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa, tập trung ở những nơi thuận tiện sản xuất mua bán như các chợ bên ngoài lãnh địa, các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này dần xuất hiện thành thị.
* Hoạt động kinh tế của thành thị:
- thủ công:
+ Những người thợ thủ công cùng làm một nghề lập ra phường hội.
+ Mục đích của phường hội là giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi của các thành viên.
+ Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quanhệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, chất lượng, giá cả sản phẩm….
- Thương mại:
+ Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Lúc ấy, những người thợ thủ công vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm ngay tại công xưởng. Dần dần sản phẩm tăng nhanh, thợ thủ công không thể làm như thế được. Tất yếu phải xuất hiện tầng lớp thương nhân thu mua hàng của nơi sản xuất bán cho người tiêu thụ. Từ đó thương nhân ra đời.
+ Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện Thương hội.
* Vai trò của thành thị ở Châu Âu thời Trung đại:
- Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.
- Các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện một lý tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.
- Không khí tự do của thành thị là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa.
C.Mác nói: “Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của thời Trung đại”.
a) Sự hình thành của thành thị:
- Nguyên nhân ra đời:
+ Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.
+ Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.
- Sự hình thành
+ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.
+ Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.
b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.