Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Sự phát triển nông nghiệp:
- Từ thời Đinh – Tiền lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất đai canh tác, phát triển nông nghiệp. Tiếp tục công việc đó, nhà Lý, nhà Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước ban đầu lấy một số ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa chiền.
- Nước ta có nhiều sông ngòi. Lũ lụt thường xuyên xảy ra, tàn phá mùa màng, làng mạc. Kinh đô Thăng Long cũng thường bị nạn lụt đe dọa. Nhà Tiền Lê, nhà Lý đã chú ý cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê nhưng vẫn không hạn chế được bao nhiêu. Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn. Từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”. Chỗ nào đê đắp vào ruộng củadân thì cho đo đạc, trả tiền. Lại đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp. “Từ đó, thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng”
- Thành tựu chung của nông nghiệp: Bên cạnh việc trồng lúa, khoai , sắn, nhân dân ta còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu…
* Nguyên nhân:
- Nhà nước rất chăm lo đến việc khai phá đất hoang để mở rộng diện tích canh tác , phát triển nông nghiệp.
- Nhà nước có những biện pháp động viên, khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước rất chú ý đến công tác thủy lợi như đào kênh máng, đắp đê. Đặc biệt dưới thời Trần đã tổ chức chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê suốt dọc hai bờ các con sông lớn từ đầu nguồn đến bờ biển, gọi là đê “Quai vạc”.
- Sự phát triển ngoại thương có tác dụng làm cho kinh tế hàng hóa nước ta phát triển
- Tạo điều kiện cho kinh tế nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới để đi lên.
* Các biện pháp nhà nước và nhân dân ta đã tiến hành để phát triển kinh tế từ thế kỉ X đến thế kỉ XV:
- Sau khi giành được nền độc lập tự chủ của dân tộc, các triều đại phong kiến đều có những chính sách, biện pháp để phát triển kinh tế.
+ Thời Đinh - Tiền Lê, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, mở rộng ruộng đất canh tác. Đẩy mạnh khai hoang vùng châu thổ, các con sông lớn, ven biển.
+ Các vua Tiền Lê, Lý hằng năm làm lễ cày ruộng tịch điền, cho dân đào nhiều kênh máng, đắp đê.
+ Năm 1248, nhà Trần cho đắp đê "quai vạc" từ đầu nguồn đến cửa biển để ngăn lũ lụt. Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc sửa đắp đê.
+ Nhà Trần khuyến khích các vương hầu, qúy tộc mộ dân nghèo đi khai hoang, lập đền trang.
+ Thời Lê sơ, nhà nước ban hành phép quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã. Khuyến khích nhân dân khai hoang, hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
+ Thời Lý, Trần, Lê bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp, đấy mạnh chăn nuôi. Các cây trồng chính lúc bấy giờ là lúa, khoai, sắn ngoài ra còn trồng dâu nuôi tằm, cây ăn quả, rau, đậu....
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp: trong nhân dân các nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm, sứ, ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng ngày càng cao.
+ Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần cho lập các xưởng thủ công, để rèn đúc vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền chiến.
- Thương nghiệp:
Nội thương và ngoại thương phát triển: buôn bán giữa các vùng miền rất phát triển, chợ làng, chợ huyện mọc lên khắp nơi. Nhà nước xây dựng nhiều bến cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài.
+ thời Lê sơ: thủ công nghiệp và thương nghiệp phục hồi và phát triển, Kinh thành Thăng Long với 36 phố phường, buôn bán sầm uất.
+ Nội thương: nhiều chợ mới được mọc lên, nhà nước ban hành lệnh tập chợ, khuyến khích trao đổi hàng hóa.
+ Nhà Lê sơ không chủ trương mở rộng buôn bán với nước ngoài. Hạn chế thuyền nước ngoài vào khám xét nghiêm ngặt.
* Tác dụng:
- Do nhà nước có những biện pháp phù hợp, kinh tế nước ta thời kì này phát triển ổn định, đời sống nhân dân ấm no, trật tự xã hội được ổn định. Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, tinh thần dân tộc được phát huy cao độ, đánh tan nhiều cuộc xâm lăng của phong kiến phương bắc.
- Kinh tế phát triển, tăng cường sức mạnh quốc phòng, góp phần xây dựng quốc gia Đại Việt cường thịnh, nền độc lập được củng cố, bờ cõi được giữ vững.
* Sự phát triển của nông nghiệp thời Đinh, tiền Lê, Lý, Trần
Ở đầu thời kì độc lập, sự mở rộng và phát triển nông nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực: Mở rộng diện tích ruộng đất; mở mang và xây dựng hệ thống đê điều; phát triển sức kéo.
- Về mở rộng diện tích ruộng đất nông nghiệp:
+ Từ thời Đinh - tiền Lê, nhà nước và nhân dân đã chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng đất canh tác, phát triển nông nghiệp. Nhà nước đã có những khu đất tịch điền ở Đọi Sơn (Hà Nam) và Bàn Hải do triều đình trực tiếp quản lí để phục vụ tế lễ. Hằng năm mùa xuân nhà vua đích thân làm lễ tịch điền, đi vài đường cày để nêu gương.
+ Dưới thời Lý - Trần, nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ các sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được mọc lên. Năm 1266, vua Trần "xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán không có sản nghiệp làm nô tì để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang.
- Về việc mở mang, xây dựng hệ thống đê điều, thủy lợi:
+ Thời Đinh - tiền Lê, nhà nước cũng bước đầu thi hành chính sách trọng nông, khuyến khích sản xuất nư đào vét các sông kênh ở vùng Thanh - nghệ. Thời Lý, năm 1077, đắp đê sông Như Nguyệt (sông Cầu); năm 1108, vua cho đắp đê Cơ Xá (Hà Nội) chạy dọc ven sông Hồng.
+ Năm 1248, nhà Trần tổ chức một chiến dịch lớn, huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn, từ đầu nguồn đế bờ biển, gọi là đê quai vạc. Chỗ nào đê đắp vào ruộng của dân thì cho đo đạc, trả tiền. Đặt chức Hà đê chánh phó sứ để trông coi việc sửa, đắp đê điều.
- Nhà nước thời Lý, Trần đều quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo, cấm nhân dân mổ trâu, bò ăn thịt. Năm 1117, nhiều người ở kinh thành, hương ấp "lấy việc trộm trâu làm nghề nghiệp....", vua bèn xuống chiếu "Kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp... như láng giềng không tố cáo cũng bị xử 80 trượng".
- Bên cạnh trồng lúa, khoai, sắn, nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng cây ăn quả, rau đậu, phát triển các loại cây, con giống...
* Nguyên nhân của sự phát triển nông nông và tác dụng của sự phát triển đó.
- Chính sách của nhà nước, sự quan tâm của những người đứng đầu triều đình trên tất cả các mặt đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định thì nền độc lập càng được củng cố vững chắc.
Bài 22:
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của ngọai thương nước ta trong các thế kỉ XI – XVIII?
A. Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.
B. Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.
C. Thuyền buôn nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều.
D. Bên cạnh thương nhân Nhật còn có thương nhân Anh, Pháp.
Câu 10. Thương nhân nước nào đã thành lập đô thị mới Thanh Hà bên bờ sông Hương?
A. Trung Hoa.
B. Nhật Bản.
C. Hà Lan.
D. Bồ Đào Nha. Câu 11. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, Nhà nước lập nhiều trạm ở các ngã ba đường lớn hay bến sông để
A. thu thuế.
B. quản lí việc buôn bán.
C. khám xét việc buôn bán.
D. thúc đẩy buôn bán phát triển.
Câu 12. Các làng nghề thủ công ở nước ta tăng lên ngày càng nhiều trong các thế kỉ XVI – XVIII do
A. thủ công nghiệp phát triển.
B. kinh tế hang hóa phát triển.
C. nhiều nghề thủ công mới xuất hiện.
D. nhiều thợ giỏi lập ra phường hội để buôn bán.
Câu 13. Mục đích phát triển ngành khai thác mỏ ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Phục vụ thị trường và nhà nước.
B. Phục vụ sản xuất và nhà nước. C. Chế tác công cụ lao động và rèn binh khí.
D. Phục vụ thị trường và sản xuất nông cụ. Câu 16. Ngoại thương phát triển có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?
A. Thúc đẩy thủ công và thương nghiệp phát triển. B. Giúp cho việc mở rộng buôn bán với nhiều nước. C. Tạo điều kiện việc làm cho thợ thủ công và thương nhân.
D. Làm cho hang hóa trên thị trường phong phú, đa dạng.
Câu 21. Điểm giống nhau cơ bản giữa thủ công nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV?
A. Các nghề thủ công cổ truyền ngày càng phát triển.
B. Bên cạnh nghề cũ còn xuất hiện một số nghề mới
C. Đã có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thợ thủ công họp nhau thành lập phường hội để sản xuất và buôn bán.
Câu 24. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự phát triển thủ công nghiệp nước nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.
A. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của thành thị.?
B. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.
C. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển.
D. Thủ công nghiệp phát triển đã tạo điều kiện cho nông nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 25. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng sự hưng khởi của của các đô thị nước nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII.
A. Ngoài Thăng Long, Phố Hiến chỉ có Thanh Hà là đô thị mới.
B. Chỉ có Thăng Long, Phố Hiến là hai đô thị tương đối phát triển.
C. Chỉ có Thăng Long, Phố Hiến và Hội An là ba đô thị tương đối phát triển.
D. Ngoài Thăng Long, Phố Hiến còn xuất hiện một số đô thị như Hội An, Thanh Hà.
Bài 24:
Câu 7. Trong các thế kỷ XVI-XVIII, tín ngưỡng dân gian nào không tồn tại trong đời sống của nhân dân Đại Việt?
A.Thờ cúng tổ tiên.
B. Tục thờ cúng các thành hoàng làng.
C. Tục thờ cúng những anh hùng có công với nước.
D. Tục thờ cúng thần cây, thần động vật, thần mặt trời.
Câu 11. Dưới triều Tây Sơn, ngôn ngữ được đề cao trong hành chính, thi cử là?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm.
C. Chữ Phạn. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 14. Sự phát triển chữ Nôm và các sáng tác thơ Nôm trong các thế kỷ XVI-XVIII có ý nghĩa
A. thể hiện sự trưởng thành của dân tộc.
B. khẳng định bản sắc văn hóa của Đại Việt.
C. tạo ra chữ viết chính thống của người Việt.
D. Khẳng định sự phát triển của nhà nước phong kiến.
Câu 16. Yếu tố nào ảnh hưởng quyết định đến sự suy thoái về tư tưởng, tôn giáo ở quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII?
A. Mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến.
B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.
C. Tình trạng đất nước bị chia cắt về lãnh thổ.
D. Các tôn giáo mới có điều kiện du nhập vào.
Câu 17. Trước sự suy thoái về tư tưởng, tôn giáo, Quốc gia Đại Việt trong các thế kỷ XVI-XVIII đã
A. ban hành bộ luật mới để giữ gìn, phát triển đạo Nho.
B. Tìm mọi cách củng cố, duy trì tôn ti, trật tự phong kiến.?
C. thành lập các hội quán, duy trì trật tự xã hội phong kiến.
D. Mở trường cho con em nhân dân, truyền bá tư tưởng Nho giáo.
Câu 19. Ý nào phản ánh đúng sự phát triển của dòng văn học chính thống từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII?
A. Ngày càng phát triển mạnh.
B. Có phần suy thoái.
C. Khủng hoảng nghiêm trọng.
D. Phát triển thành trào lưu khá rầm rộ.
Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng lý do khoa học – tự nhiên từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII không có điều kiện phát triển?
A. Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời.
B. Do nội dung giáo dục chủ yếu là kinh, sử.
C. Do không được chính quyền phong kiến quan tâm đúng mức.
D. Do khoa học – tự nhiên không phù hợp với thời phong kiến.
Câu 22 . Mặt tích cực nào của Nho giáo còn được duy trì trong xã hội Việt Nam ngày nay?
A. Tôn ti trật tự trong xã hội.
B. Chú trọng khoa học kinh sử.
C. Tư tưởng trung quân ái quốc.
D. Bảo vệ giai cấp thống trị.
Câu 23. Giáo dục Việt Nam ngày nay đã khắc phục được những hạn chế nào trong sự phát triển của giáo dục ở thế kỷ XVI-XVIII?
A. Sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
B. Đề cao tư tưởng Nho giáo trong giáo dục, thi cử.
C. Tạo điều kiện cho các tín ngưỡng, tôn giáo phát triển bình đẳng.
D. Chú trọng phát triển các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Tham Khảo
Thời Lý:Nông nghiệp: Được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước (Cử lính về quê làm ruộng thời bình, đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...).
Thời Trần: Nông nghiệp nước ta dưới thời Trần - Thời Trần, nghề chính của nhân dân ta là nghề trồng lúa nước. - Hệ thống sông chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cày cấy, trồng trọt.
Thời Lê:
Ngay từ năm 1427, khi đang vây hãm thành Đông Quan, Lê Lợi đã có chủ trương sẽ cho 25 vạn trong tổng số 35 vạn quân về quê cày cấy sau khi chiến tranh kết thúc, chỉ giữ lại 10 vạn quân làm lính triều đình. Cùng năm, ông lệnh cho những người chạy loạn trở về quê quán cày cấy và xử tội nặng những người bỏ nghề nghiệp.
Xây dựng xã hội lấy nông nghiệp làm gốc nên nhà Lê chủ trương tận dụng triệt để ruộng đất, không để hoang hóa. Năm 1428, sau khi quân Minh về nước, Lê Thái Tổ lệnh cho con em các tướng và các đầu mục về quê nhận ruộng đất cày cấy. Năm 1429, ông lại ra lệnh: vườn của các quan ở kinh thành đều phải trồng hoa hoặc rau đậu, nếu bỏ hoang sẽ bị thu hồi[2].
Việc miễn giảm tô thuế trong những năm đầu của nhà Lê đã góp phần kích thích nông nghiệp phát triển đáng kể, khôi phục sau 20 năm chiếm đóng của nhà Minh.
- Buôn bán không đơn thuần là trao đổi hàng hóa thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như trước nữa mà đã phát triển thành một nghề.
- Thúc đẩy giao lưu hàng hóa, phát triển các ngành nghề trong nước.
- Cải thiện cuộc sống người dân.