Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường
Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. phường hội xuất hiện.
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.
Về chính trị: Sự hoàn thiện bộ máy từ Trung ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
* Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh
- Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “chủ xuất vốn” “thợ xuất sức”.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.
- Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau gọi là hình thức bao mua.
Câu 2: Sự thịnh trị của xã hội phong kiến thời Đường được biểu hiện ở hai mặt:
- Về kinh tế:
- Nông nghiệp thi hành chính sách quân điền, nông dân thực hiện chế độ nghĩa vụ cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu.
- Thủ công nghiệp phát triển, các xưởng thủ công gọi là tác phường như luyện sắt, đóng thuyền,….
- Thương nghiệp thịnh đạt, con đường tơ lụa trên đất liền và trên biển được thiết lập, mở rộng.
- Về chính trị:
- Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương đến địa phương, nhằm tập trung quyền lực tuyệt đối của hoàng đế
- Lập thêm chức tiết độ sứ.
- Tuyển dụng quan lại qua việc thi cử.
Chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường đã đạt đến đỉnh cao của nó. So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện. Cùng với các biện pháp giảm tô thuế, bớt sưu dịch, nhà Đường lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân gọi là chế độ quán điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung. điệu. Người ta cũng áp dụng những kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ. Nhờ vậy, sản lượng tăng nhiều hơn trước. Thủ công nghiệp và thương nghiệp bước vào giai đoạn thịnh đạt. Xưởng thủ công (gọi là tác phường) luyện sắt., đóng thuyền có hàng chục người làm việc.
Vào thời Đường, từ các tuyến đường giao thông đã được hình thành trong các thế kỉ trước, hai “con đường tơ lụa" trên đất liền và trên biển cũng được thiết lập, mở rộng.
- Kinh tế:
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
- Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Lãnh địa: + kinh tế: nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng, những thứ do mình làm ra. đó là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp, chủ yếu là nông nghiệp. + hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công. + Xã hội: lãnh chúa, nông nô. Thành thị trung đại: + kinh tế: hàng hoá được trao đổi buôn bán tự do, kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. + hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp. + Xã hội thợ thủ công, thương nhân.
Xã hội :
Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất cũa lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ và có cả nhà kho, chuồng trại v.v..., có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.
Nông nô là những người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Ai bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ lận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô cho lãnh chúa. Mức tô thường rất nặng. ) khi tới 1/2 số sản phẩm thu được. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản v.v... Tuy vậy, nông nô vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, nông cụ và gia súc... nên họ đã quan tâm đến sản xuất.
Kinh tế :
Tự nhiên, đóng kín, mỗi lãnh địa cũng là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một vua, có quân đội, toà án, luật pháp riêng, có chế độ thuế khoá, tiền tệ, cân đong, đo lường riêng. Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa
Chính trị :
Trong các lãnh địa, các lãnh chúa sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, luyện tập cung, kiếm, cưỡi ngựa hoặc tổ chức những buổi tiệc tàng, hội hè trong những lâu đài nguy nga, tráng lệ. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Không những thế, họ còn đối xử với nông nô hết sức tàn nhẫn. Vì vậy, nông nô đã nhiều lần nổi dậy chống lại các lãnh chúa.
Cảm phiền không ném đá , đáp gạch nha Ngọc Anh Đinh
- Kinh tế:
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
+ Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.
+ Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
+ Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
- Chính trị:
+ Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
+ Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.