Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đặc điểm:
+ Từ thế kỉ XVI – XVII, cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán đã mất dần vị thế vốn có của nó.
+ Văn học chữ Nôm xuất hiện và ngày càng phát triển với nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,..
+ Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học dân gian nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười,...
- Ý nghĩa
+ Thể hiện tinh thần dân tộc của người Việt.
+ Chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân ta được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú và đa dạng
Nghệ thuật dân gian:
- Sân khấu: ca, múa được phục hồi nhanh chóng
- Điêu khắc và kiến trúc thể hiện đặc sắc ở các công trình lăng tẩm,... Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào... thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ... ở nước ta thời bấy giờ.
- Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc phát triển và đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương...
- Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...
- Ngoài ra còn phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si...