Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: "trời, non, nước".
Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. "Dừng chân đứng lại" để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của "trời, non, nước". Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có "Một mảnh tình riêng, ta với ta". “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy.
Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.
Ca dao, dân ca là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn phong phú của nhân dân lao động. Nó không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha đối với quê hương, đất nước… mà còn là tiếng thở than về số phận bất hạnh và những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay.
Những câu hát than thân ngoài ý nghĩa than thân trách phận còn có ý nghĩa, phản kháng, tố cáo sự thối nát, bất công của xã hội phong kiến đương thời. Điều đó được thể hiện chân thực và sinh động qua hệ thống hình ảnh, ngôn ngữ đa dạng, phong phú. Ba câu hát sau đây là những ví dụ tiêu biểu:
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
2. Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?
Cả ba câu hát đều sử dụng thể thơ lục bát cổ truyền với âm hưởng ngậm ngùi, thương cảm, cùng với những hình ảnh so sánh hoặc ẩn dụ thường thấy trong ca dao để diễn tả thân phận bé mọn của lớp người nghèo khổ trong xã hội cũ (con cò, con tằm, con kiến, trái bần…). Mở đầu mỗi câu thường là những cụm từ như Thương thay… Thân em như… và nội dung ý nghĩa được thể hiện dưới hình thức câu hỏi tu từ.
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kều ra máu có người nào nghe.
Nếu ở hai câu thơ đầu, em say mê, ngây ngất trước bức tranh núi rừng Việt Bắc thì ở hai câu sau, em lại thấy vô cùng cảm phục trước tâm hồn và hình ảnh của Bác. Ở câu thơ thứ ba, biện pháp so sánh lại được sử dụng nhằm khẳng định lại và để lại một dấu ấn khó quên trong lòng người đọc về cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Điệp từ ” chưa ngủ” được điệp lại hai lần ở cuối câu ba và đầu câu bốn như chiếc bản lề mở ra hai cánh cửa khác nhau, vẻ đẹp thiên nhiên và tấm lòng người chiến sĩ. Phép điệp ngữ làm bật lên hai lý do không ngủ được của Bác: thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lo vận mệnh của đất nước, còn nhiều khó khăn gian khổ không chỉ đêm nay mà còn muôn vàn đêm khác Bác đã không ngủ được.
Trên đường đi chiến dịch, giữa đêm đông giá rét, Bác cũng không ngủ được vì lo cho dân, cho nước mà quên bản thân mình. Cụm từ ” Lo nỗi nước nhà” ở cuối bài thơ để lại dư âm trong lòng người đọc về tình yêu đất nước luôn thường trực trong tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu. Ta thầm cảm phục sự vĩ đại của Bác, tâm hôn thi sĩ và chiến sĩ hòa quyện với nhau tạo nên cốt cách Hồ Chí Minh. Điều đó cũng tạo nên phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.
Tham khảo nhé :3
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Chị ơi bài thơ nào
ủa thơ ở đâu vậy bạn mk ko thấy đc ( = w = )