Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
THAM KHẢO:
m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Tham khảo:
Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện
Tham khảo nha !
Suốt...... năm còn là học sinh, suốt quãng thời gian mà cho dù có muốn hay không, đều phải mài mòn quần trên ghế nhà trường, suốt cả một chặng đường từ những đứa trẻ con ngỗ ngược dần trưởng thành lên, bất cứ ai đều có một thời kỳ như thế. Những bóng hình thầy cô lần lượt đi qua mỗi chặng đường đò, có nhiều kỷ niệm đẹp, nhưng cũng không ít những giọt nước mắt nuối tiếc, luyến thương.
Em đã từng muốn đứng trước mặt thầy để cúi đầu xin tha thứ. Nhưng cuối cùng vẫn không đủ dũng khí để bày tỏ. Em đã để lỡ mất một cơ hội, và cho đến bây giờ vẫn canh cánh trong lòng.
Thưa thầy, cho phép em được nói lời xin lỗi…
Dẫu cho em đã từng là một đứa học trò hư, chỉ biết bày trò nghịch dại, luôn không biết nghe lời, thành tích học tập bết bát, không hiểu chuyện để rồi làm thầy phiền lòng.
Em đã từng là một trong những phần tử phá đám, hùa vào những trò đùa ác ý với các bạn, thậm chí là cả thầy. Bởi vì khi đó quá nông nổi, bởi vì muốn mau chóng thể hiện bản thân mình, bởi vì muốn khác người, bởi vì muốn nổi bật, bởi vì rốt cuộc, em của lúc bấy giờ, chỉ là một đứa trẻ ương ngạnh, dẫu bề ngoài thì muốn thành người lớn, nhưng lại chần chừ không chịu lớn.
Thứ lỗi cho em, đã từng hơn một lần oán giận, hơn một lần trách móc, rồi rất nhiều lần phản kháng, chống đối. Tuổi trẻ bồng bột luôn chẳng chịu thừa nhận mình làm sai, và sự ngang bướng mỗi khi nhận được sự dạy bảo. Em đã hoàn toàn không hiểu, đằng sau bóng lưng của thầy là những tiếng thở dài, đằng sau những bước chân nặng nhọc là từng nếp nhăn hằn thêm trên trán.
Cho đến tận bây giờ, em vẫn chỉ nhớ lại những chuyện trước đây, bóng dáng thầy lặng lẽ đứng trước cửa phòng giám thị “bảo lãnh” mỗi lần em đi học muộn, trốn tiết bị phát hiện, hay là giở trò đùa nghịch nào đấy. Thầy không mắng, thầy chỉ thở dài, và em phát hiện, thầy lại già hơn một chút, tóc lại bạc thêm vài phần. Mỗi lứa học sinh đi qua, chỉ để lại cho thầy những lần bạc tóc như thế.
Em sai rồi, em không nên làm thầy thất vọng, càng không nên cố ý bỏ qua những nỗi lo lắng đè nặng lên vai thầy. Nhưng bây giờ nhận ra thì e rằng đã quá muộn, ngoảnh đi ngoảnh lại, tóc thầy đã bạc trắng mái đầu, và cơ hội để cho em chuộc lỗi chẳng bao giờ đến nữa.
Và rồi mới bắt đầu tự trách mình: Bây giờ mới biết thương thầy, có phải là muộn lắm rồi không? Những giọt nước mắt rơi muộn của em, đâu thể xóa đi những nhọc nhằn đã gây ra cho thầy?
Thời gian trôi, để mỗi đứa học sinh chúng em đều lớn lên, trưởng thành, và nhận ra rằng ngày xưa sao mà quá khờ khạo, sao quá dại dột, luôn vô tình làm tổn thương đến những người chúng em yêu quý nhất, trong đó, luôn luôn có những người thầy, những người cô.
Ai chẳng có những tháng ngày phải khắc ghi đậm sâu trong lòng, với em thì là những tháng ngày được lớn lên trong sự che chở và bao bọc của thầy, để rồi sau này hiểu được giá trị của những năm tháng đó, đối với em, đáng nâng niu và trân trọng đến nhường nào.
Ngày của thầy cô cũng đã đến, những năm tháng cất giữ trong lòng vụt hóa thành những hình ảnh xuất hiện trước mắt, sống động như vừa mới xảy ra. Đứa học trò hư là em chỉ biết cúi đầu và dồn trái tim hướng về phía thầy cô, để không chỉ tri ân bằng lời nói, mà là tri ân bằng cả tấm lòng.
Nhìn chung, đọc truyện Cô bé bán diêm, chúng ta thấy cái xã hội thời nhân vật cô bé bán diêm đã sống rất lạnh lùng vì thiếu hơi ấm của tình thương. Qua truyện ngắn này, chúng ta còn thấy được tấm lòng nhân đạo mênh mông của đại văn hào An-đéc-xen đối với kiếp trẻ thơ bất hạnh, cay cực. Nhà văn đã thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ, yêu thương với nhân vật cô bé bán diêm cũng là đối với các em thơ có cùng cảnh ngộ trên khắp thế giới. Dù em bé đã chết nhưng nhà văn vẫn miêu tả hình ảnh em đẹp trong tang thương "thi thể em với đôi má vẫn hồng và đôi môi vẫn đang mỉm cười" trong cái nhìn nhân văn của đại văn hào:hai bà cháu chỉ chết về mặt thể xác, còn linh hồn đã bay về cõi Thượng đế chí nhân để đón lấy niềm vui đầu năm.Tóm lại, đọc truyện Cô bé bán diêm, càng xúc động, càng thương em bé bán diêm khôn khổ bao nhiêu, em càng căm giận cái xã hội tư bản chủ nghĩa của Đan Mạch thời ấy bấy nhiêu.
_Cuồng Lam_