K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 1 2018

Mốc thời gian mở đầu lịch sử cận đại là cuộc cách mạng tư sản Hà Lan..( năm 1566)

Mốc thời gian kết thúc phần lịch sử cận đại là kết thúc cuộc CTTG1..

-NX:

lịch sử giai đoạn này đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới.
Ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến và nắm giữ quyền lực trong tay, tiến hành xâm lược, bành trướng ra các nước khác....Chính vì nguyên nhân này cũng đã dẫn tới CTTG 1 vì vấn đề thuộc địa ( cuộc chiến tranh phi nghĩa)...gây hậu quả nghiêm trọng.

14 tháng 1 2019

Vì cánh mạng tháng 10 Nga là cuộc cách mạng vĩ đại, đặt nền móng cho việc thành lập Liên bang Xô viết (Liên xô) mà sau này Liên xô đã giúp hàng loạt các nước giải phóng dân tộc, chứng tỏ năng lực cách mạng giai cấp công-nông cổ vũ tinh thần đấu tranh của giai cấp công-nông các nước thuộc địa,...

12 tháng 1 2019

Vì sao người ta lấy CMT10 Nga làm mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới hiện đại?

Vì :

- Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ chủ nghĩa tư bản làm cho nó không còn là 1 hệ thống duy nhất trên thế giới

-Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế

=> Mở ra thời kì mới trong lịch sự - thời kì hiện đại

8 tháng 1 2021

Vì : Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 thành công đã mở ra một thời kì mới , thời kì lịch sử thế giới hiện đại. 

Bảng thống kê những sự kiện lịch sử chính của lịch sử hiện đại từ năm 1917- 1945

Niên đại

Những sự kiện chính

Kết quả

Tháng 2-1917

Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi .

-Lật đổ chế độ Nga Hòang .

-Hai chính quyền song song tồn tại .

7-11-1917

Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi .

-Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản .

-Thành lập nước Cộng hòa Xô viết và chính phủ Xô Viết , xóa bỏ chế độ người bóc lột người , xây dựng chế độ mới .

1918-1921

Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyến xô Viết .

Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước mới , thực hiện các cải cách xã hội chủ nghĩa , đánh thắng thù trong giặc ngoài.

1921-1941

Liên Xô xây dựng CNXH .

-Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , tập thể hóa nông nghiệp .

-Liên Xô từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp XHCN .

1918-1923

Cao trào cách mạng ở Châu Âu , châu Á.

-Các Đảng Cộng sản thành lập .

Quốc tế cộng sản thành lập và lãnh đạo phong trào .

1924-1929

Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB .

Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh , chính trị ổn định .

1929-1933

Khủng hỏang kinh tế ở Mỹ và lan rộng ra tòan thế giới tư bản .

Kinh tế giảm sút nghiêm trọng , thất nghiệp, bất ổn về chính trị .

1933-1939

Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hỏang kinh tế .

-Đức- Ý- Nhật phát xít hóa chế độ chính trị , chuẩn bị chiến tranh bành trướng xâm lược .

- Anh- Pháp- Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị , duy trì chế độ dân chủ tư sản .

1939-1945

Chiến tranh thế giới thứ hai .

- Thế giới trong tình trạng chiến tranh .

-CNPX Đức – ý -Nhật thất bại hòan tòan

-Thắng lợi về Liên Xô, các nước đồng minh và nhân loại tiến bộ trên tòan thế giới .

Chọn một số sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1917-1945, giải thích lý do chọn sự kiện đó :

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thành công , chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước đã tác động to lớn đến tình hình thế giới .

- Phong trào cách mạng ở các nước tư bản Âu- Mỹ 1918-1923 lên cao và có bước chuyển biến mới , ở nhiều nước Đảng Cộng sản ra đời , Quốc tế Cộng sản thành lập và lãnh đạo cách mạng đi theo con đường cách mạng tháng Mười .

- Trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Châu Á , cùng với sự phát triển của phong trào tư sản , giai cấp tư sản bắt đầu trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng .

- Sau vài năm phát triển , các nước tư bản lâm vào cuộc khủng hỏang kinh tế 1929-1933 dẫn đến sự thắng lợi và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít Đức , Ý , Nhật . Trong khi đó để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế , Anh –Pháp -Mỹ thực hiện cải cách kinh tế – xã hội .

- Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại , đã kết thúc một thời kỳ phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

9 tháng 3 2020

* Từ 1939 đến 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đại thể đã trải qua 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn thứ nhất: từ 1-9-1939 (ngày Đức tấn công Ba Lan, mở đầu đại chiến) đến 22-6-1941 (ngày phát xít Đức tấn công Liền Xô).

2. Giai đoạn thứ hai: từ 22-6-1941 đến 19-11-1942 (ngày mở đầu cuộc phản công ở Xtalingrat).

3. Giai đoạn thứ ba: từ 19-11-1942 đến 24-12-1943 (ngày mở đầu cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận).

4. Giai đoạn thứ tư: từ 24-12-1943 đến 9-5-1945 (ngày phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở châu Âu).

5. Giai đoạn thứ năm:từ 9-5-1945 đến 14-8-1945 (ngày Phát xít Nhật đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt).

*

I. Giai đoạn thứ nhất (1-9-1939 đến 22-6-1941):

l. Đức tấn công Ba Lan và bước khởi đầu của chiến tranh thế giới (9-1939 đến 4 - 1940).

2. Đức đánh chiếm các nước Bắc Âu và Tây Âu

3. Đức tấn công Anh

4. Cuộc xâm lược phát xít ở Bancăng và Trung Cận Đông

II. Giai đoạn thứ hai (22-6-1941 đến 19-11-1942): Phe phát xít tấn công Liên Xô, mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn thế giới.

l. Đức tấn công Liên Xô

2. Cuộc chiến đấu quyết liệt để bảo vệ Mátxcơva và Xtalingrát

3. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Mĩ, Nhật tham chiến

4. Chiến sự ở Bắc Phi

5. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời

III. Giai đoạn thứ ba (19-11-1942 đến 24-12-1943): Chiến thắng Xtalingrát và bước chuyển biến căn bản trong tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai

1. Trận phản công Xtalingrát

2. Hoạt động của Anh, Mĩ ở Bắc Phi

3. Chủ nghĩa phát xít Italia sụp đổ

4. Hội nghị cấp cao Têhêran

IV. Giai đoạn thứ tư (24-12-1943 đến 9-5-1945): Những thắng lợi quyết định của phe đồng minh chống phát xít – chủ nghĩa phát xít Hítle bị tiêu diệt.

l. Mặt trận Xô - Đức

2. Mĩ - Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu

3. Hội nghị tam cường Ianta và Pốtxdam

4. Trận công phá Béclin

V. Giai đoạn thứ năm (9-5-1945 đến 14-8-1945): Nhật Bản đầu hàng, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

l. Cuộc phản công của quân Mĩ - Anh ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương

2. Liên Xô tham chiến. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện

3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

25 tháng 11 2017

Vào buổi đầu thời cận đại, những thành tựu văn hóa trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, … có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 4 2017

Thời gian

Sự kiện

Diễn biến chính

Kết quả, ý nghĩa

Nước Nga - Liên Xô

Các nước tư bản (1918 - 1939)

Các nước châu Á

Chiến tranh thế giới thứ hai

28 tháng 11 2018
Thời gian Sự kiện Kết quả
T2. 1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7.11.1917 CMT10 Nga thắng lợi

- Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản.

- Thành lập nước cộng hoà xô viết và xoá bỏ chế độ người bóc lột người.

1918- 1920 Xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết Xây dựng hệ thống chính trị- Nhà nước mới đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921- 1941 Liên xô xây dựng CNXH Công nghiệp hoá XHCN, tập thể hoá Nông nghiệp, từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.

Các nước khác

Thời gian Sự kiện Sự kiện
1918- 1923 Cao trào cách mạng châu Âu, châu Á. Các Đảng cộng sản ra đời, quốc tế cộng sản thành lập
1924- 1929 Thời kỳ ổn định, phát triển của CNTB Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng chính trị ổn định.
1929- 1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, bất ổn định.
1933- 1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

- Đức, Ý, Nhật: Phát xít hoá chế độ chính trị.

- Anh, Pháp, Mĩ: Cải cách kinh tế- xã hội.

1939- 1945 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

- 72 nước trong tình trạng chiến tranh.

- CNPX thất bại.

- Thắng lợi thuộc về Liên xô và nhân loại tiến bộ.