Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người là:
A. Đảo đoạn NST 21.
B. Lặp đoạn NST 21.
C. Chuyển đoạn NST 21.
D. Mất đoạn NST 21.
Câu 5. Trên cơ sở phép lai 2 cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:
A. Định luật phân li độc lập.
B. Định luật phân tính.
C. Định luật đồng tính và phân tính.
D. Định luật đồng tính.
Câu 25. Đột biến số lượng NST bao gồm:
A. Lặp đoạn và đảo đoạn NST
B. Đột biến dị bội và chuyển đoạn NST
C. Đột biến đa bội và mất đoạn NST
D. Đột biến đa bội và đột biến dị bội trên NST
Câu 26. Đặc điểm của thực vật đa bội là:
A. Các cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn hơn so với thể lưỡng bội
B. Tốc độ phát triển chậm
C. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu
D. Ở cây trồng thường giảm năng suất
Câu 27. Đột biến đa bội là dạng đột biến nào sau đây:
A. NST bị thay đổi về cấu trúc B. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu một vài NST
C. Bộ NST tang theo bội số của n, lớn hơn 2n D. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n
Câu 28. Tác nhân hóa học nào sau đây được dùng phổ biến để gây đa bội hóa?
A. Tia gamma B. Hóa chất EMS
C. Cônsixin D. Hóa chất NMU
Câu 29. Con người có thể tạo ra thể tứ bội bằng cách nào trong các cách dưới đây?
1. Cho các cá thể tứ bội sinh sản dinh dưỡng hay sinh sản hữu tính.
2. Giao phối giữa cây tứ bội với cây lưỡng bội.
3. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li trong nguyên phân.
4. Làm cho bộ NST của tế bào sinh dục nhân đôi nhưng không phân li trong giảm phân, rồi tạo điều kiện cho các giao tử này thụ tinh với nhau.
Số phương án đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30. Thường biến là gì?
A. Là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình của cơ thể sinh vật
B. Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới sự tác động trực tiếp của môi trường
C. Là những biến đổi về kiểu gen trong cơ thể sinh vật dưới sự tác động trực tiếp của môi trường
D. Là sự thay đổi số lượng NST, có thể phản ứng thành nhiều kiểu hình khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường
Câu 31. Biểu hiện nào dưới đây là của thường biến?
A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21
B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người
C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính
D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường
Câu 32. Nguyên nhân gây ra thường biến là:
A. Tác động trực tiếp của môi trường sống
B. Biến đổi đột ngột trên phân tử ADN
C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST
D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen
Câu 33. Bắp cải có bộ NST 2n = 18; thể đột biến tứ bội của cải bắp là?
A. 4n = 19 B. 4n = 36
C. 4n = 27 C. 4n = 20
Câu 34. Một phân tử ADN sau một lần nhân đôi tạo ra mấy phân tử ADN con?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 35. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
– A – T – G – G – X – T –
Đoạn mạch bổ sung với đoạn mạch ADN trên là:
A. – U – A – X – X – G – T – B. – T – A – X – X – G – A –
C. – T – U – G – G – T – A – D. – T – U – X – X – G – A –
SO SÁNH NST THƯỜNG VÀ NST GIỚI TÍNH
*GIỐNG NHAU:
-Thành phần cấu tạo nên NST là ADN và Protein loại Híton.
-Có tính đặc trưng theo loài
-Luôn tồn tại thành cặp tương đồng( trừ cặp XY)
-Mang gen qui định tình trạng của cơ thể
- Có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn, sắp xếp trên mặt phẳng của thoi phân bào, phân li về 2 cực tế bào vào các kì.
*KHÁC NHAU
NST THUỜNG:
1. Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Luôn tồn tại thành cặp tương đồng
3. Giống nhau ở cá thể đực và cái
4.Không qui định giới tình
5. Mang gen qui định tính trạng thường không liên quan đến giới tính.
NST GIỚI TÍNH
1. Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội
2. Có thể là cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY)
3. Khác nhau ở cá thể đực và cái
4. Qui định giới tính
5. Qui định tính trang liên quan giới tính
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
Sự biến đổi số lượng ở một cặp NST thường thấy ở dạng thể 3 nhiễm và thể một nhiễm.
câu 1:
- Ta có, tự đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n,… và tự đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n,…
+ Cơ chế phát sinh đa bội chẵn: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n, khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n. Thể đa bội chẵn này có số lượng NST tăng gấp nhiều lần nên quá trình sinh tổng hợp các chất diễn ra mạnh mẽ → tế bào to, sinh trưởng tốt. Thể đa bội thường được ứng dụng trong trồng trọt để thu sản phẩm từ cơ quan sinh dưỡng ví dụ: nho tứ bội, dâu, táo...
+ Cơ chế phát sinh đa bội lẻ: trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n. Thể đa bội lẻ không có khả năng sinh giao tử bình thường nên các thể đa bội lẻ là bất thụ. Người ta ứng dụng điều này để tạo các giống cây trồng cho quả to và không hạt (dưa hấu, chuối...)
đọc kĩ đề ! hi bài này là bài trắc no nên mình chỉ đưa ra câu hỏi thôi chứ câu trả lời nó ngắn lắm .
Tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh là nguvên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST
Đáp án A
Mất đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người