Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương thức : tự sự
b, tiền đúng là thứ khiến con người ta mù oán về nó, nó khiến con người mất hết lí trí. Nhiều người vì tiền mà còn hi sinh cả hạnh phúc. Đúng tiền có thể mua được vũ khí nhưng bình yên, hạnh phúc làm sao mà đem ra trao đổi bằng tiền được. Làm sao mà lấy tiền ra đem trao đổi, vì hòa bình là do con người tạo ra chứ không phải tiền.
c, không phải lúc nào tiền cũng có thể đem ra mua bán không phải lúc nào cũng cần dùng. Vì tiền chỉ là một tờ giấy, nó chỉ có giá trị với đồ vật nhưng lại không bao giờ có giá trị với tinh thần.
d, Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.
+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.
Chọn đáp án: D