K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2017

Đoạn văn kể về việc Sọ Dừa chăn bò giỏi. Điều này được giải thích:

     + Dù là người có thân hình dị dạng, Sọ Dừa vẫn làm được công việc của mình

     + Hoàn thành công việc: lúc nào đàn bò cũng no căng bụng

     + Ngay cả phú ông cũng phải thán phục

→ câu chủ đề: Cậu chăn bò rất giỏi.

2 tháng 12 2021

1. PTBĐ: Tự sự

2. Văn bản ''Sọ Dừa''. Thể loại truyện cổ tích

3. NDC: Đoạn văn nói về việc Sọ Dừa đến ở nhà Phú ông và làm việc ở đó

4. Trạng ngữ: Hằng ngày

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:    “Thế là Sọ Dừa đến ở ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng...
Đọc tiếp

Câu 1 (5 điểm): Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới:

    “Thế là Sọ Dừa đến ở ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.”

                                                (Trích “Sọ Dừa” - Ngữ văn 6- Tập 1/tr 40)

 

a. (1 điểm): Em hãy cho biết nội dung chính của đoạn trích?

b. (1 điểm): Em dựa vào cơ sở nào để xác định  truyện “Sọ Dừa”  là truyện cổ tích?

c. (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng của trạng ngữ trong câu in đậm trong đoạn trích?

d. (2 điểm): Học xong truyện cổ tích Sọ Dừa em rút ra cho mình những bài học bổ ích nào? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 4- 6 dòng.

Câu 2 ( 5 điểm): Làm văn

   Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình? Nêu rõ lí do vì sao em thích?

 

0
23 tháng 10 2021

Trạng ngữ chỉ thời gian: Hằng ngày

Chức năng: Chỉ thời gian Sọ Dừa đến nhà phú ông làm việc

1 tháng 6 2018

Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

- câu chủ đề: câu (1) giữ vai trò là câu chủ đề định hướng nội dung cho những câu sau

ác giá dân gian tả nhân vật trước nhưng tinh huống thử thách để nhân vật tự bộc lộ tài năng. Khơi đầu trong công việc giúp mẹ cha là chăn bò, cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng, lại chăn bò một cách rất ung dung thanh thản: ngồi trên võng thối sáo cho đàn bò gặm cỏ. Và lại đòi cưới con gái út của phú ông, có đủ ngay đồ sính lễ trước lời thách cưới cực kì khó khăn của phú ông. Và thế là lễ cưới được tổ chức linh đình trước sự ngạc nhiên của mọi người. Lễ tân hôn được tổ chức rất chu đáo cùng với sự “biến hình” thành một tràng trai khôi ngô tuấn tú. Không những thế, Sọ Dừa thông minh, học giỏi thi đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Đến đây tài năng của Sọ Dừa càng được bộc lộ tuyệt vời, đó là sự dự đoán chính xác tình hình đế đám bảo an toàn cho vợ khi đưa cho cô út một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà. Cuối cùng là việc giấu vợ trong buồng giữa tiệc đoàn viên để trừng trị hai người chị ác độc, đã nói lên sự thông minh và cách cư xử khôn khéo của quan trạng. Như vậy, tác giả dân gian đã tạo nên sự “đối lập”, trái ngược đến mức cực đoan giữa hình dạng bên ngoải và phẩm chất bên trong của nhân vật Sọ Dừa. Bề ngoài Sọ Dừa xấu xí, dị dạng, kì quái, vô dụng...còn bên trong lại là tài năng, phẩm chất tuyệt vời của một nhân cách cao cả, chân chính. Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng, thân phận thấp kém, trở thành chàng trai tuấn tú, thông minh, đỗ đạt chính là sự thống nhất về lí tưởng giữa hình thù bên ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật.

Điều đáng nói ở đây là sính lễ của Sọ Dừa chỉ có nghĩa đối với phú ông, không có nghĩa đốì với ba con gái của lão. Nhưng giá trị chân chính của Sọ Dừa được phát lộ thăng hoa là nhờ cô út, màả sau này là vợ của chàng. Cô út hiền lành, hay thương người, cô dã từng đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. Đặc biệt cô đã yêu Sọ Dừa không phải là kẻ phàm trần”, chàng là người tài năng, đức độ. Cô đã đem lòng yêu và nhờ tình yêu chân chính ấy, cố nhìn rỏ phẩm chất của Sọ Dừa. Con mắt tinh đời của cô chinh lí con mất tinh đời của nhân dân ta nhìn thấy ở Sọ Dừa “con người vốn bị coi là hèn kém”, những giá trị trong sáng nhất. Nhân dân ta đã gửi gắm vào Sọ Dừa bao mơ ước, khát vọng. Sọ Dừa từ thân phận thấp hèn, từ một con người dị hình, xấu xí đã trở thành đẹp đẽ, thông minh, tài giỏi và xứng đáng hưởng hạnh phúc. Đồng thời khơi dậy trong chúng ta niềm tin. Niềm tin ấy đã trở thành đạo lý mà nhân dân ta vẫn dạy: người tài giỏi, đức độ phải được hưởng hạnh phúc hay rộng hơn hiền gặp lành, còn những kẻ độc ác, gian tham sẽ bị trừng trị.

Truyện đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con gười. Đây cũng là lời khuyên mọi người muôn đánh giá đúng ản chất con người đừng nên chỉ quan sát bên ngoài. Đây chính là giá trị nhân bản, truyền thống dân tộc tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Hơn thế nữa, truyện còn đề cao lòng nhân ái đối với người ất hạnh. Lòng nhân ái đem lại hạnh phúc cho cả Sọ Dừa và cô út. Ý nghĩa ấy đã được đúc kết qua bao câu ca dao, tục ngữ như thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách...

Câu chuyện toát lên sức sống mãnh liệt và niềm lạc quan của nhân dân lao động. Còn sống là còn hi vọng, còn mơ ước, còn tin vào chiến thắng cuối cùng của sự công bằng, của lẽ phải, giả lòng tốt đối với sự bất công, độc ác. Thực tế cho thấy rằng trong cuộc đời cũng như trong truyện cổ tích, hạnh phúc của Hững con người chân chính luôn bị kẻ độc ác đe dọa tìm cách cướp đoạt. Nhân dân ta đã ý thức rõ điều này nên đã để cho nhân vật cảnh giác, đâu tranh bảo vệ hạnh phúc của mình. Sọ Dừa đưa cho vợ những vật dụng khi chia tay cũng là vì thế. Truyện cổ tích Sọ Dừa là một loại người đau khổ nhất, một số phận thấp hèn nhất. sống khổ thấp hèn đến nỗi từ vẻ bên ngoài đã không ra con người điều đó nói lên khi sáng tác truyện này, nhân dân dã nhận thức được về số phận địa vị của mình. Thế nhưng ban đầu cái vẻ xấu xí làm cho thân phận nhân vật thấp hèn bao nhiêu thì về tài năng phẩm chất và sự biến hóa lại tìm cho nhân vật trở nên khác thường, đẹp đẽ bấy nhiêu. Đó là quan niệm dân chủ, trân trọng, khẳng định của nhân dân.

1 tháng 11 2021

Xin đi chăn bò, không quản nắng mưa.

1 tháng 11 2021

 

  
 Xin đi chăn bò, không quản nắng mưa.

 

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị...
Đọc tiếp

1. Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa) c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần) Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Hãy gạch dưới câu chủ đề có ý quan trọng nhất của mỗi đoạn văn. Các câu văn triển khai chủ đề ấy theo thứ tự nào? (Cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau, kể sau. Nếu câu trước nói chung thì câu sau giải thích, cụ thể hóa, làm cho người nghe hiểu được, cảm nhận được.) 2. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao? a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa. b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều. 3. Hãy viết câu giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Giúp mk nha. Mk cần rất gấp. PLEASE khocroi
1
20 tháng 9 2017
1. Xác định chủ đề của các đoạn văn sau (tìm và gạch dưới câu chủ đề): a) Thế là Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. b) Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa; còn cô em út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế. (Sọ Dừa) c) Cô không đẹp, chỉ xinh thôi. Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm. Thấy khách hàng nói một câu bông đùa, cô đã tưởng người ta chòng ghẹo mình, díu đôi lông mày lại và ngoe nguẩy cái mình. Khách trông thấy chỉ cười. Nhưng cô cũng không giận ai lâu, chỉ một lát cô lại vui tính ngay! (Thạch Lam, Hàng nước cô Dần) Gợi ý: - Chủ đề của đoạn (a): Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. - Chủ đề của đoạn (b): Hai cô con lớn của phú ông đối xử không tốt còn cô út thì đối xử rất tốt với Sọ Dừa. - Chủ đề của đoạn (c): Tính khí "trẻ con" của cô chủ quán. 2. Trong đoạn văn, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Nếu câu trước nêu ra ý chung, khái quát thì câu sau giải thích, cụ thể hoá, làm cho người nghe (người đọc) hiểu được, cảm nhận được. Em hãy chỉ ra đặc điểm này trong các đoạn văn trên. Gợi ý: - Đoạn văn (a): Để kể về chuyện Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông thì trước đó (câu đầu) phải kể chuyện Sọ Dừa đến ở nhà phú ông. Ý chính của đoạn biểu đạt trong câu thứ hai (Cậu chăn bò rất giỏi) được cụ thể hoá trong các câu tiếp theo với các ý: chăm chỉ, đàn bò lúc nào cũng "no căng" bụng, phú ông hài lòng. 3. Hai câu văn sau đây, theo em, câu nào đúng câu nào sai? Vì sao? a) Người gác rừng cưỡi ngựa, lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc chiếc yên ngựa. b) Người gác rừng đóng chắc chiếc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa, rồi lao vào bóng chiều. Gợi ý: Trong lời kể, các sự việc được kể phải diễn ra theo đúng lôgic của diễn biến sự việc trong thực tế: sự việc nào xảy ra trước phải được kể đến trước, xảy ra sau phải được kể đến sau, không được đảo lộn. Câu (a) sai vì không phản ánh đúng diễn biến trên thực tế của sự việc; phải đóng yên ngựa trước, rồi mới nhảy lên lưng ngựa, rồi mới "lao vào bóng chiều". 4. Xem lại cách viết câu giới thiệu nhân vật, hãy viết lời kể giới thiệu các nhân vật: Thánh Gióng, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Tuệ Tĩnh. Gợi ý: - Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng: đọc lại phần mở bài truyện Thánh Gióng, từ đầu cho đến "... cứ đặt đâu thì nằm đấy." - Giới thiệu về hai nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ: đọc lại phần giới thiệu nhân vật ở phần đầu truyện Con Rồng cháu Tiên, từ đầu cho đến "... ở cung điện Long Trang." - Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh: đọc lại Phần mở bài của bài văn về Tuệ Tĩnh ở bài 4. 5. Viết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gãy, nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc. Gợi ý: Có thể viết một hoặc hai đoạn văn. Nếu viết một đoạn thì kể diễn biến câu chuyện từ sự việc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến, cho đến sự việc Thánh Gióng nhổ tre quật vào quân giặc. Nếu viết hai đoạn thì đoạn 2 - kể về chuyện Gióng nhổ tre đánh giặc - nên có câu dẫn dắt mở đầu để thể hiện được diễn biến liền mạch, ví dụ: Dưới roi sắt của tráng sĩ, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào quân giặc tơi bời. Giặc tháo chạy.

11 tháng 10 2018

Bạn trình bày hơi khó nhìn nhỉ !?!ucche

26 tháng 9 2018

Đoạn văn thể hiện tính tình trẻ con của cô gái. câu chủ đề là câu “ Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”

22 tháng 3 2022

chăn bò

22 tháng 3 2022

Cụm Động từ