Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã qua giờ cao điểm rồi mà xe cộ vẫn cứ đi lại như mắc cửi, nào xe máy, ô tô lại cả xích lô, xe đạp, tiếng người ồn ào hòa với mùi khói bụi thật làm cho con người ta bực tức, chỉ muốn thoát khỏi nơi mình đang đứng ngay tức khắc. Đang mông lung suy nghĩ, tôi chợt giậc mình khi nhìn thấy một cụ già, trông đã ngoài bảy mươi, tay cầm gậy, tay xách tui, trông bà có vẻ mệt mỏi. Như hiểu ý bà cụ, tôi nhanh chân bước đến gần, sau vài lời hỏi thăm tôi giúp bà cụ xách túi, ra hiệu cho mấy chiếc xe trên đường nhường phần đường cho bà cụ, luồn lách qua được số xe này quả thật khó khăn với bà cụ. Khi đã qua được bên kia đường, bà cụ khẽ cảm ơn tôi, mà lấy trong túi tra một bị cốm được gói trong lá sen cẩn thận như món quà đáp lễ. Nhận món quà của bà cụ, lòng tôi nao nao cứ như vừa sờ tay vào món đồ quí giá mà tôi hằng ao ước.
Chiều sụp bóng râm trên lề phố, giữa đường vẫn nắng và rất đông xe cộ. Bên lề đường đối diện, em thấy một bà cụ tóc bạc, người gầy, lưng cong, tay chống gậy cứ nhìn hết bên này đến bên kia đường. Bà đứng gần đường cho người đi bộ, nhưng nhìn dòng xe tấp nập, bà không dám đi sang. Thấy vậy, em nhanh nhẹn đi qua đường, đến bên và nắm lấy khuỷu tay bà: “Để cháu giúp bà nhé!”. Bà cười thật hiền hậu: “Cám ơn cháu bé nhé! Cháu tốt bụng quá!”. Thế là hai bà cháu đi qua đường khi đèn xanh sáng. Em vui lắm, vui vì giúp đỡ được người khác. Về nhà em còn khoe với mẹ về chiến công của mình.
1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen
(1) Tự sự → (e) trình bày diễn biến sự việc
(2) Miêu tả → (d) tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người
(3) Biểu cảm → (a) bày tỏ cảm xúc
(4) Nghị luận → (b) nêu ý kiến đánh giá, bàn luận
(5) Thuyết minh → (c) giới thiệu đặc điểm, tính chất
(6) Hành chính, công vụ → (g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột trái với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải
Kiểu văn bản , phương thức biểu đạt | Mục đích giao tiếp |
(1) tự sự | (a) bày tỏ cảm xúc |
(2) miêu tả | (b) nêu ý kiến đánh giá bàn luận |
(3) biểu cảm | (c) giới thiệu đặc điểm tính chất |
(4) nghị luận | (d)tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người |
(5) thuyết minh | (e) trình bày diễn biến sự việc |
(6) hành chính, công vụ | (g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiễm giữa người và người |
1 - e
2 - c
3 - a
4 - b
5 - d
6 - g
2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.
a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?
a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ
4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ
5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.
Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?
a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?
6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:
a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )
c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.
7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?
a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.
c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?
a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.
c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )
9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?
a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ
10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?
a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.
11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:
“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ
12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.
Vị ngữ của câu trên là:
a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai
c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.
13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?
a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm
c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu
14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.
c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:
a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.
c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.
16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:
a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.
b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.
c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.
d. Không có tác dụng.
17/ Có mấy loại so sánh?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.
18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?
Vì mây chi núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.
c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.
20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?
a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.
c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.
22/ Hình thức của ẩn dụ?
a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B
c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.
23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)
a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.
c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
- Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài:trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.Vì vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.
- Hình ảnh 1:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trần ngâm lặng nhìn xuống nước
+)Biện pháp:Nhân hóa
+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
- Hình ảnh 2:Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
+)Biện pháp:So sánh
+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm tin chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước
Em cũng ko biết có đúng ko nữa!
- Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài:trên con thuyền nhìn dòng sông và cảnh sắc đôi bờ.Vì vị trí ấy thích hợp với việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người một cách linh hoạt.
- Hình ảnh 1:Dọc sông,những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trần ngâm lặng nhìn xuống nước
+)Biện pháp:Nhân hóa
+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
- Hình ảnh 2:Dọc sườn núi,những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
+)Biện pháp:So sánh
+)Ý nghĩa:Thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm tin chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước
Đáp án A
→ Tường thuật trực tiếp trận đấu bóng là hình thức tự sự (nhân vật, diễn biến, thời gian…)