Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Thí nghiệm 1:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bù CO2 khác nhau của TVC3 và TVC4. Cây C3 sẽ chết trước do có điểm bù CO2 cao khoảng 30ppm còn TV C4 có điểm bù CO2 thấp (0-10ppm).
* Thí nghiệm 2:
- Nguyên tắc: Dựa vào hô hấp sáng. Hô hấp sáng phụ thuộc vào nồng độ O2; hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3 không có ở thực vật C4 nên khi điều chỉnh O2 cao thì năng suất quang hợp TV C3 giảm đi.
* Thí nghiệm 3:
- Nguyên tắc: Dựa vào điểm bảo hòa ánh sáng. Điểm bảo hòa ánh sáng của thực vật C4 cao hơn thực vật C3 nên ở điều kiện ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao do cường độ quang hợp của thực vật C4 cao hơn (thường gấp đôi ) thực vật C3
Đáp án A.
Chỉ có phát biểu số I là đúng.
Vẽ khát quát 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM có một số đặc điểm phân biệt như sau:
+ Tiêu chuẩn giải phẫu, hình thái: các cây C4 có sự phát triển mạnh các tế bào bao bó mạch. Đó là các tế bào nhu mô sắp xếp hướng tâm, xít nhau. Trong các tế bào này chứa nhiều lục lạp lớn, cấu trúc hạt kém phát triển và chứa nhiều hạt tinh bột. Trong khi các cây C3 chỉ có một loại lục lạp của tế bào mô giậu, cấu trúc hạt ít phát triển và chứa rất ít các hạt tinh bột. Các tế bào bao bó mạch ở cây C3 rất ít hoặc không phát triển.
+ Tiêu chuẩn sinh lí: sự phản ứng của quan hợp với cường độ ánh sáng ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau. Theo đó, ở thực vật C4khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp vẫn tăng và rất khó xác định điểm bão hòa ánh sáng ngay cả khi cường độ chiếu sáng gần với cường độ chiếu sáng của ánh sáng mặt trời toàn phần. Ngược lại ở thực vật C3, điểm bão hòa ánh sáng chỉ bằng 1/3 so với ánh sáng mặt trời toàn phần. Ở cường độ ánh sáng tối ưu thì cường độ quang hợp ở thực vật C4 cao hơn so với C4. Ngoài ra, nhu cầu nước (số gam nước để hình thành nên 1g chất khô) ở các nhóm thực vật này cũng khác nhau, nói chung nhu cầu nước ở thực vật C4 chỉ bằng ½ so với C3. Nhóm thực C3 có điểm bù CO2 từ 30-70ppm, trong khi các nhóm thực vật C4 có điểm bù 0-10ppm.
+ Tiêu chuẩn sinh hóa: (sản phẩm cố định CO2 đầu tiên, enzim cacboxit hóa… bạn đọc có thể tham khảo bảng dưới đây).
Ngoài sáng*: sự cố định CO2 có thể xảy ra cả ở trong tối nhưng ở ngoài ánh sáng mạnh mẽ hơn nhiều do ATP và NADPH tổng hợp nhiều ngoài sáng và khí khổng mở. (IV sai)
Chọn đáp án D
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.
S I sai vì tia xanh lục tthường không được cây sử dụng để quang hợp.
S II sai vì các loài cây khác nhau thì thường có cường độ quang hợp khác nhau.
R III đúng vì pha sáng và pha tối đều có sự tham gia xúc tác của enzim nên đều chịu ảnh hưởng của nhiệt độ.
R IV đúng vì các loài cây khác nhau thì có nhiệt độ cực tiểu và nhiệt độ cực đại cho quang hợp thường khác nhau.
Đáp án B
Các phát biểu số I, II đúng.
I đúng: Khi nói về quang hợp ta có thể định nghĩa quang hợp một cách đơn giản như sau:
Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng mặt trời và sự tham gia của hệ sắc tố diệp lục.
Sản phẩm quan trọng nhất của quang hợp là đường. Xét về bản chất của quá trình biến đổi năng lượng trong quá trình quang hợp thì quang hợp có thể được định nghĩa: là quá trình biến đổi năng lượng quang năng thành hóa năng.
II đúng: chỉ có những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới có khả năng biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ để cung cấp cho các hoạt động sống của tất cả các sinh vật. Đó là thực vật và một số vi khuẩn quang hợp.
III sai: Xét về bản chất hóa học thì quang hợp là một quá trình oxi hóa khử, trong đó CO2 được khử thành sản phẩm quang hợp.
IV sai: một điểm quan trọng chúng ta cần lưu ý đó là: không phải quá trình quang hợp nào cũng kèm theo sự giải phóng oxi phân tử. Các vi sinh vật khi quang hợp không giải phóng oxi, mà ở chúng chất cho hidro không phải là nước mà là những chất chứa hidro khác: các este của axit hữu cơ hoặc bản thân các axit hữu cơ, rượu bậc 2, các hợp chất vô cơ chứa S, hoặc ngay chính hidro dạng phân tử:
Sucxinat + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + fumarat.
2H2S + CO2 + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2S (phản ứng này đặc trưng đối với một số vi khuẩn quang hợp như vi khuẩn lưu huỳnh đỏ và xanh).
Bởi vậy, dạng chung nhất về phản ứng tổng quát của quang hợp có thể viết như sau:
CO2 + 2H2A + ánh sáng ® [CH2O] + H2O + 2A.
Đáp án C
I - Đúng. Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
Phương trình tổng quát của quang hợp:
6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
→ Thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucôzơ.
II - Đúng. Quá trình quang hợp tích lũy năng lượng → mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ → Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới.
III - Đúng. Quang hợp giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính)
IV - Sai. Quang hợp còn diễn ra ở các vi khuẩn có sắc tố quang hợp như vi khuẩn lam...
V - Sai. Những loài cây á có màu đỏ vẫn có khả năng quang hợp vì những loài cây này vẫn chứa sắc tố màu lục, nhưng bị khuất bởi nhóm sắc tố màu đỏ antoxianin và carotenoit. Nhóm sắc tố này nhận năng lượng của ánh sáng mặt trời rồi chuyển cho diệ lục. Do vậy cây đã tiến hành quang hợp được nhưng hiệu suất quang hợp thấp hơn nhóm cây có lá xanh.
Chọn D
I. Vì quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng cho nên nếu không có nguyên tố khoáng thì năng suất cũng đạt 90 đến 95% à sai
II. Khi tăng cường độ quang hợp và tăng hiệu suất quang hợp thì sẽ góp phần tăng năng suất cây trồng à đúng
III. Cùng một cường độ quang hợp như nhau nhưng nếu giống có hệ số kinh tế càng cao thì năng suất càng cao à đúng
IV. Cùng một giống cây, nhưng cây nào có diện tích lá càng lớn thì lượng chất hữu cơ tạo ra càng lớn à đúng
Đáp án A
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, các phát biểu sau đây không đúng: I, II, III, IV
Đáp án A
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp, các phát biểu sau đây không đúng: I, II, III, IV
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh (hình 10.1 SGK). Tại trị số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại diểm no ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng...)
Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều, nhưng khi nồng độ CO2; tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rất mạnh (hình 10.1 SGK). Tại trị số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm no ánh sáng. Tại điểm no ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng. Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng…)
Đáp án A
I đúng, Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà Iquang hợp = Ihô hấp nên không có sự tích lũy chất hữu cơ.
II đúng, vì khi đó Iquang hợp> Ihô hấp
III đúng
IV sai, khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa ánh sáng (tại đó Iquang hợp đạt cực đại) thì Iquang hợp sẽ giảm