Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a ) Câu tục ngữ khuyên răn mỗi người chúng ta đừng vì thất bại trường mắt mà bỏ cuộc, hãy kiên trì và theo đuổi thành công đến cùng.
Hãy rèn luyện bản thân mình từng ngày, hãy đừng ngại ngần xông pha, dù thất bại cũng ngẩng cao đầu để bắt đầu giấc mơ.
b) Để thành công trong cuộc sống không hề đơn giản, nếu thành công đến với bạn càng sớm thì đồng nghĩa vói việc thất bại sau này càng ê chề. Nhưng thất bại nhiều sẽ giúp chúng ta có nhiều kinh nghiệm đáng quý để xử lí công việc tốt hơn, không rơi vào vết xe đỗ như lần trước. Cho nên đứng trước sự thất bại các bạn không nên nản chí, hãy cố nắng lên và làm việc hết mình. Thành công sẽ tự tìm đến bạn.
c) Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Bài làm
Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có mục đích sống riêng để hướng tới, tới đích là. Để đến được cái đích của sự thành công thực sự không hề dễ dàng. Con đường đến đích chứa muôn vàn những khó khăn, chông gai, thử thách có lúc làm chúng ta vấp ngã, nhưng điều quan trọng phải biết đứng lên sau mỗi thất bại. Thất bại và thành công là hai phạm trù định tính đối lập nhau. Thất bại là ngọn nguồn của thành công, muốn thành công được chắc chắn phải vững lòng khi trải qua nhiều khó khăn, thất bại. Câu tục ngữ muốn khuyên con người phải bền lòng vững chí trước những rào cản, vấp ngã trong cuộc đời để đến với đích thành công.
Bài Làm :
- a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
Chúng ta có thể hiểu được câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công theo hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên nghĩa đen của câu tục ngữ cho chúng ta biết "Thất bại" là những lần ta không làm được việc, chưa đạt được mục tiêu mình mong muốn ; "Mẹ" là người sinh ra và nuôi dạy ta lớn khôn còn "Thành công" là có kết quả tốt với mục tiêu mình mong muốn, ngược lại với thất bại. Còn nghĩa bóng của câu tục ngữ là lời khuyên nhủ ta, không được gục ngã trước thất bại mà phải đứng lên nó, lấy nó làm động lức tiến tới thành công.
- Cách trình bày nội dung :
+ Giải thích câu tục ngữ có 2 nghĩa, đen và bóng.
+ Đầu tiên giải thích nghĩa đen.
+ Cuối cùng là giải thích nghĩa bóng.
Ông cha chúng rta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ đến những người đã không tiếc máu xương để giành lại quyền độc lập, tự do cho đất nước Việt Nam ta như hôm nay. Nhưng đó không chỉ là các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong mà còn là biết bao thế hệ người Việt Nam ta đã cùng chung sức, chung lòng mới có được đất nước Việt Nam tươi đẹp, phồn vinh nnhư hôm nay. Chúng ta, những thế hệ cháu con phải biết khắc cốt, ghi tâm công lao trời biển đó của ông cha ta và không ngừng phát huy những thành quả mà những người đi trước đã nhọc nhằn mang lại. Đây chính là lời khuyên mà câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến mọi người chúng ta và muôn dời con cháu mai sau.Được hưởng một nền độc lập, tự do như hôm nay nhiều bạn HS đã quên mất một điều rằng cuộc sống hôm nay được đổi bằng máu xương, mồ hôi và nước mắt của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ là một lời khuyên với chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó. Trồng được một quả ngọt phải đổ bao nhiêu mồ hôi và phải dãi dầu mưa nắng. Như ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng m,ột thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả đó. “ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống ấm no tốt đẹp này hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ vậy ai là người đã làm ra thành quả của ngày hôm nay? Trước hết đó là cha, mẹ người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng từ khi ta còn bé cho đến ngày lớn khôn. Họ là người luôn dõi theo từng bước đi của chúng ta, an ủi, động viên, dìu dắt chúng ta trở thành những người có ích cho xã hội. Đó là thầy, cô giáo - người đã cho chúng ta ánh sáng tri thức - một hành trang qúi giá nhất để chúng ta vững bước vào đời. Đó là những anh bộ dội, những chị thanh niên xung phong đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cùng một phần xương máu của mình để góp phần tạo nên cuộc sống tươi đẹp hôm nay. Đó là những nhà khoa học đã dốc sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm giàu cho xã hội, cho chúng ta được hưởng thụ và còn biết bao nhiêu người khác nữa đang âm thầm cống hiến mà không cần được tôn vinh. Những con người đó dù ở vị trí nào vẫn luôn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu hết mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước...Vậy vì sao “ăn quả” phải nhớ “kẻ trồng cây”? vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ thậm chí cả xương máu, cả cuộc đời để đem lại “quả ngọt” cho đời. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên cuộc đời này? Đó bởi công ơn của cha mẹ đã mang nặng, đẻ đau đã sinh ra ta từ một hòn máu đỏ. Giây phút chúng ta cất tiếng khóc chào đời
Đề 2 nhé bạn
Từ xưa tới nay, cha ông ta luôn để lại những đức tính tốt hay những câu nói chí lý về cuộc sống và đạo đức làm người.Từ đó dân tộc Việt Nam vốn có truyền thồng đạo lý vô cùng tốt đẹp.Trong đó, lòng nhân ái luôn được đặt lên hàng đầu. Ông cha ta đã đúc kết nên câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.
Đề 3
Trong cuộc sống bây giờ, cái quan trọng nhất là kiên trì muốn hoàn thành tốt một công việc gì đó cần sự cố gắng không ngừng. Con người ta ai cũng muốn thành đạt .Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai .Để động viên con người vững chí , bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim " Đừng vì một chút thất bại hay vấp ngã mà nản chí hãy vì cái lỗi đó mà đứng dậy ắc sẽ có ngày thành công.
đề 1 Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” .
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có.
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn*
Ta hiểu lời dạy trên như thế nào?
Câu tục ngữ là một lời khuyên thật giản dị, nêu lên hai chất liệu hết sức gần gũi và quen thuộc trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là chất liệu dùng để tạo nên vật dụng như tủ, bàn, ghế… Còn “nước sơn” là chất liệu dùng để quét bên ngoài nhằm làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ vật. Muốn có một đồ vật bền ta nên chú ý đến chất gỗ bên trong, đừng vì màu sắc hào nhoáng bên ngoài mà dễ bị nhầm lẫn. Qua kinh nghiệm trong cuộc sống, ông bà ta đã kết luận “gỗ tốt” hơn hẳn “nước sơn” đẹp. Từ nghĩa thực ấy, câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta nên thận trọng hơn trong cách nhìn và thực tế hơn trong cách sống, không nên dựa vào hình thức bên ngoài mà phải chú ý quan tâm đến chất lượng, phẩm giá bên trong để phán xét vấn đề. Thật vậy, thực chất bên trong của sự vật, cũng như đạo đức, năng lực của con người phải có giá trị hơn hẳn cái hình thức dáng vẻ hào nhoáng bên ngoài. Và lời khuyên ấy là một bài học quý báu cho mỗi chúng ta.
Tóm lại, câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã giúp cho ta một bài học kỉnh nghiệm về cách nhận định đánh giá đồ vật hoặc con người. Hiểu đúng, vận dụng đúng lời khuyên dạy trên chúng ta sẽ ít vấp phải sai lầm. Cũng từ bài học này giúp ta biết cách rèn luyện, tu dưỡng bản thân để tự nâng cao phẩm chất của một người học sinh; đồng thời ta cũng thấy rõ hơn mối quan hệ hỗ tương giữa hai mặi nội dung và hình thức để ta phấn đấu vươn lên thành người toàn diện, giúp ích cho đất nước quê hương.
Bài làm
Sự đánh giá là một trong những hoạt động phổ biến. Từ xưa đến nay, khi gặp bất cứ một sự vật, sự việc hay một người nào đó, ta luôn đánh giá. Đáng giá việc đó tốt hay xấu, người đó tốt hay xấu. Để làm được điều này tốt nhất, chúng ta luôn đặt ra những tiêu chí. Và không thể phủ nhận tầm quan trọng của những bài học, những kinh nghiệm được đúc kết của thế hệ đi trước để lại. Những kinh nghiệm ấy thường được chuyển hóa thành những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao…. Và nổi bật trong đó là câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
Cũng như các câu tục ngữ khác, thế hệ đi trước đều lựa chọn sử dụng những hình ảnh, từ ngữ hết sức gần gũi, dễ hiểu với người nông dân, người lao động. Đây là đặc thù của văn học dân gian thời xưa. Cũng chính bởi đặc thù này mà nó luôn được người dân lựa chọn để lưu truyền suốt từ đời này qua đời khác. Không ai có thể phủ nhận những hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại. Trong câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn", họ đã sử dụng hai hình ảnh mang tính trình tự để diễn tả. Đó là "gỗ" và "nước sơn". Hai hình ảnh này là hai hình ảnh mang tính trình tự bởi lẽ, đây là hai giai đoạn của một công việc thuộc ngành mộc. Trước khi hoàn thành một món đồ gỗ, bước đầu tiên chính là chọn gỗ, và bước cuối cùng chính là phủ lên sản phẩm đó một lớp "nước sơn". "Nước sơn" là một lớp áo của lõi gỗ ẩn dưới. "Nước sơn" giúp cho sản phẩm đẹp hơn trong mắt người nhìn. Cũng chính bởi đặc điểm này mà câu nói mới đạt được trình độ diễn đạt sâu sắc. "Nước sơn" như một lớp áo cho lõi gỗ được đẹp hơn, nhưng nó cũng có thể che giấu đi những điểm xấu của lõi gỗ. Điều này ngụ ý cho những thứ bề ngoài, ở bên ngoài có thể hào nhoáng giúp cho bản chất bên trong đẹp hơn, hoàn nhảo hơn. Nhưng cái vẻ bên ngoài ấy có thể che giấu những điều xấu xa của bản chất bên trong. Chính vì thế mà vẻ bề ngoài không bao giờ phản ánh đúng bản chất bên trong. Bên ngoài có rực rỡ bao nhiêu nhưng bên trong thối nát thì cũng không bao giờ giữ được giá trị lâu. Giá trị có được là từ bản chất bên trong. Cho nên bản chất bên trong sẽ được coi trọng hơn là cái hào nhoáng bên ngoài. Chính vì vậy mới "tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Cái bản chất bên trong tốt luôn được coi trọng hơn cái đẹp của hào nhoáng bên ngoài. Đây chính là bào học quí báu của thế hệ đi trước để lại cho chúng ta. Một sự việc mà chỉ có bề nổi, không có phần sâu xa bên trong thì sự việc đó sẽ không được lâu bền. Một con người mà chỉ được cái vỏ mà rỗng thì sẽ chẳng được coi trọng. Đối với con người, như thế nào là có vẻ đẹp của bản chất bên trong? Mặc dù đã trải qua nhiều thế hệ, trải qua nhiều tiêu chí thế nào là đẹp khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn bao gồm một số tiêu chí cơ bản. Như, người đó phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí nghị lực, có cách hành xử văn minh lịch sự, có học thức,… Một tấm lòng tốt luôn đáng giá ngàn vàng hơn vẻ bề ngoài lộng lẫy. Đẹp bên ngoài mà xấu bên trong thì sớm muộn cũng bị bài trừ tẩy chay, thậm chí sẽ có thể bị gán mác giả tạo, xấu xa. Vì vậy, không gì khác là bạn hãy tu dưỡng phẩm chất đạo đức thật tốt trước khi tô vẽ những thứ bên ngoài. Rất nhiều bạn nữ tôi quen, sáng nào trước khi ra đường cũng phải dành ra một khoảng thời gian rất lâu để trang điểm. Đương nhiên tôi không cho đó là xấu. Vệc trang điểm đơn giản là để mình đẹp hơn, tự tin hơn. Nhưng điều tôi đáng nói đến chính là cách hành xử của họ. Gương mặt xinh đẹp, trang phục hàng hiệu hợp thời trang nhưng lại không văn minh, nói tục chửi bậy nơi công cộng… Còn rất nhiều hành động thiếu văn minh khác nữa. Đơn cử như một anh chàng khác, tóc tai vuốt keo dựng đứng, ăn mặc khá gọn gàng nhưng lại cư xử thô lỗ với người lớn tuổi, không biết giúp đỡ người khác. Tôi có một người bạn, vẻ ngoài của cô ấy không mấy bắt mắt. Nhưng cô ấy rất tốt bụng, vui vẻ, hòa đồng nên được mọi người yêu mến, gần gũi. Điều này chẳng tốt hơn là một cô gái đẹp mà chảnh chọe, khó chịu, không hòa đồng hay sao? hơn nữa, vẻ đẹp bên ngoài có thể bị phai nhòa theo thời gian, nhưng vẻ đẹp tâm hồn là trường tồn mãi mãi. Vẻ đẹp tâm hồn chính là dấu ấn của riêng bạn trong mắt người khác. Nó sẽ là dư âm còn đọng mãi trong tâm trí của người đối diện. Đó là về con người. Còn sự vật, sự việc cũng như vậy. Trước khi bạn quyết định một điều gì đó, hãy suy nghĩ thật cẩn trọng, đánh giá vấn đề thật đúng đắn. Đừng 'trông mặt mà bắt hình dong". Mặc dù câu nói này đã có từ rất lâu, nhưng không phải ai cũng vận dụng tốt câu nói này. Tôi có thể lấy một ví dụ cụ thể mà đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Đó là "bẫy" đa cấp biến tướng. Hình thức kinh doanh này là một ví dụ điển hình cho việc "nước sơn che mất bản chất". Bản chất của đa cấp biến tướng là lừa đảo, làm cho những người chưa nằm trong mạng lưới hiểu không đúng về bản chất xấu xa của mình. Chiêu trò giới thiệu những người trẻ tuổi thành đạt, thu nhập hàng trăm, hàng nghìn đô la một tháng đã làm lu mờ con mắt sáng suốt của những người đến đây với ý muốn tìm hiểu công việc. Những nhân viên bảnh bao vest đen, sơ mi trắng lịch sự văn minh nhưng lại chẳng có gì ngoài sự tin tưởng mù quáng vào mạng lưới kinh doanh đa cấp biến tướng. Họ đã bị cái hào nhoáng bên ngoài che mắt. Cứ ngày ngày đến một cái văn phòng đông người như một cái hội chợ, nghe những người được giới thiệu là thành đạt từ hệ thống giảng giải, nói điều trên trời dưới đất mà trong lòng lo lắng tiền nhà, tiền ăn chưa có mà tiền lương thì không thấy có đồng bạc nào. Nhưng họ vẫn cứ bị cái hào nhoáng ấy làm cho mù quáng với một sự tin tưởng giấc mộng ngày mai mình sẽ giàu Giấc mơ đổi đời mà không phải làm gì thật là vi diệu trong mắt những con người đó. Thật không thể tin nổi! Tại sao những người có chính kiến bản thân lại dễ bị sa vào cái "bẫy" của bọn chúng như thế! Đơn giản là bởi họ vẫn chưa áp dụng được bài học "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" vào cuộc sống của mình.
Khép lại câu truyện đánh giá về một sự vật sự việc, con người. Câu nói "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" vẫn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Nó là sản phẩm của trí tuệ, của kinh nghiệm cha anh. Chính vì vậy, hãy vận dụng nó vào cuộc sống của bản thân. Hãy rèn luyện, tích lũy kiến thức để mình là một con người "tốt gỗ" chứ không đơn thuần chỉ là "tốt nước sơn".
Câu 1. Tôi đi học cùa Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn trữ tình
C. Tiểu thuyết
D. Tuỳ bút
Câu 2. Theo em nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh được thể hiện chủ yếu ở phương diện nào?
A. Lời nói
B. Tâm trạng
C. Ngoại hình
D. Cử chỉ
Câu 3. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, ông Đốc và thầy cô giáo đón các học sinh bằng thái độ, cử chỉ:
A. Nghiêm khắc, lạnh lùng
B. Không tỏ thái độ gì đặc biệt
C. Rất ân cần niềm nở
D. Thái độ khác
Câu 4. Tự ngữ nghĩa rộng là gì?
A. Là từ ngữ mà nghĩa của nó giống với nghĩa của một số từ ngữ khác
B. Là từ ngữ mà nghĩa của nó đối lập với nghĩa của một số từ ngữ khác
C. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác
D. Là từ ngữ mà nghĩa của nó bao hàm tất cả nghĩa của từ ngữ khác
Câu 5. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mổi nhóm sau đây:
A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở
B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô, tàu điện
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao
D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh
Câu 6. Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?
A. Bút kí
B. Truyện ngắn
C. Hồi kí
D. Tiểu thuyết
Câu 7. Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện với bé Hồng là một người như thế nào?
A. Là một người đàn bà xấu xa, xảo quyệt, thâm độc, với những “rắp tâm nhơ bẩn”
B. Là một người đại diện cho những thành kiến phi nhân đạo, cổ hủ của xã hội lúc bấy giờ
C. La một người có tính cách tiêu biểu cho những người phụ nữ từ xưa đến nay
D. Cả A và B đều đúng
Câu 8. Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm
C. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9. Thán từ là gì?
A. Là từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp
B. Là từ dùng để nhấn mạnh hoặc đánh giá sự vật, sự việc
C. Là từ dùng để biểu thị gọi tên các sự vật, hiện tượng
D. Là từ dùng để biểu thị đặc điểm các hoạt động, tính chất của sự vật
Câu 10. Câu nào trong các câu sau đây có dùng thán từ?
A. Ngày mai con chơi với ai?
B. Con ngủ với ai?
C. Khốn nạn thân con!
D. Trời ơi!
Câu 11. Nhận xét nào đúng nhất về tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê?
A. Là một tiểu thuyết hiệp sĩ nhầm chế nhạo và tạo tiếng cười đối với hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê
B. Là một tiểu thuyết nhái lại tiểu thuyết hiệp sĩ để chế giễu loại tiểu thuyết này
C. Là một tiểu thuyết viết về giới quý tộc ở Tây Ban Nha thế kỉ 16
D. Là một tiếu thuyết viết về mối quan hệ giữa quý tộc và nông dân ở Tây Ban Nha thế kỉ 16
Câu 12. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Xan-chô-pan-xa ở trong tình trạng như thế nào?
A. Tỉnh táo
B. Không tỉnh táo lắm
C. Mê muội đến mức mù quáng
D. Đang say rượu
Câu 13. Đôn-ki-hô-tê bị ngã nhưng không hề kêu đau vì?
A. Lão muốn giữ thể diện trước Xan-chô-pan-xa
B. Lão không biết đau vì làm hiệp sĩ giang hồ
C. Lão cho rằng, đã làm hiệp sĩ giang hồ thì dù có đau đớn đến đâu cũng không được rên rỉ
D. Lão tự xấu hổ với bản thân mình
Câu 14. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của Đôn-ki-hô-tê khi đánh nhau với cối xay gió?
A. Vì lão không lường trước được sức mạnh của kẻ thù
B. Vì những chiếc cối xay gió được phù phép
C. Vì lão không có đủ vũ khí lợi hại
D. Vì đầu óc lão mê muội, không tỉnh táo
Câu 15. Tình thái từ là gì?
A. Là những từ đùng để gọi đáp, kêu than
B. Là những từ đùng để biểu thị hoạt động, trạng thái sự vật
C. Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói
D. Là những từ dùng để biểu thị mối quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ
Câu 16. Khi sử dụng tình thái từ cần chú ý đến điều gì?
A. Điều cần nhấn mạnh trong câu
B. Phù hợp với tầng lớp xã hội của người nói
C. Phù hợp với địa phương
D. Phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
Câu 17. Trường từ vựng là:
A. Là tập hợp tất cả các từ cò chung cách phát âm
B. Là tập hợp tất cả các từ cùng từ loại (danh từ, động từ, ...)
C. Là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt)
Câu 18. Các từ sau đây thuộc trường từ vựng nào : bờ biển, đáy biển, cửa biển, bãi biển, bán đảo.
A. Vẻ đẹp thiên nhiên
B. Địa thế vùng biển
C. Thời tiết biển
D. Sinh vật sống ở biển
Câu 19. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Có giá trị châm biếm sâu sắc
B. Là đoạn trích có giá trị kịch tính cao nhất
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của Ngô Tất Tố
D. Có giá hiện thực và nhân đạo lớn
Câu 20. Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ chị Dậu hiện lên là người như thế nào?
A. Giàu tình yêu thương với chồng con
B. Căm thù bọn tay sai của Thực dân Phong kiến
C. Có thái độ phản kháng mạnh mẽ
D. Cả 3 ý trên
Câu 21. Theo em nhận định nào nói đúng nhất tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
A. Nông dân là lớp người có sức mạnh lớn nhất, có thể chiến thắng tất cả
B. Trong đời sống có một quy luật tất yếu: có áp bức là có đấu tranh
C. Nông dân là người bị áp bức nhiều nhất trong xã hội cũ
D. Bọn tay sai trong xã hội cũ là những kẻ tàn bạo và bất nhân nhất
Câu 22. Ý nào nói đúng nhất nội dung truyện Lão Hạc?
A. Tác động của cái đói và miếng ăn đến đời sống con người
B. Phẩm chất cao quý của người nông dân
C. Số phận đau thương của người nông dân
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 23. Nhận định nào dứng nhất về ý nghĩa cái chết của Lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng
C.Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hoá của một người nông dân
D. Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 24. Tác phẩm Lão Hạc có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự, miêu tả và biểu cảm
B. Tự sự, biểu cảm và nghị luận
C. Miêu tả, biểu cảm và nghị luận
D. Tự sự , miêu tả và nghị luận
Câu 25. Từ tượng thanh là gì?
A. Là từ có hình thức âm thanh giống nhau
B. Là từ mô phỏng âm thanh cảu tự nhiên và con người
C. Là từ có hình thức cấu tạo giống nhau
D. Là từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
Câu 26. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. xôn xao
B. rũ rượi
C. xộc xệch
D. sòng sọc
Câu 27. Các từ tượng thanh sau mô phỏng âm thanh gì: bập bẹ, the thé, ồm ồm, oang oang, thỏ thẻ.
A. Gợi tả tiếng người cười
B. Gợi tả tiếng gió thổi
C. Gợi tả tiếng chân người đi
D. Gợi tả tiếng người nói
Câu 28. Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ được sử dụng trong tất cả các tầng ớp nhân dân
C. Là từ ngữ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 29. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần chú ý:
A. Tình huống giao tiếp
B. Tiếng địa phương của người nói
C. Địa vị của người nói trong xã hội
D. Nghề nghiệp của người nói
Câu 30. Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biết ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút.
A. Biệt ngữ của những người buôn bán, kinh doanh
B. Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa
C. Biệt ngữ của sinh viên, học sinh
D. Biệt ngữ của vua quan trong triều đình pong kiến xưa
Câu 31. Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?
A. Người mẹ
B. Ông Đốc
C. Thầy giáo
D. Tôi
Câu 32. Trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh, tâm trạng chủ yếu của nhân vật “Tôi” trong ngày tựu trường như thế nào?
A. Vui vẻ, nô đùa
B. Không có gì đặc biệt
C. Mong chóng đến giờ vào lớp
D. Ngập ngừng e sợ, đứng nép bên người thân
Câu 33. Qua truyện Tôi đi học, “Tôi” có thái đó như thế nào đối với những người xung quanh?
A. Xa lánh
B. Thân thiện, dễ gần
C. Quyến luyến, gần gũi
D. E ngại
Câu 34. Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
A. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác
B. Khi từ ngữ đó có cách phát âm giống với một số từ ngữ khác
C. Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác
D. Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác
Câu 35. Từ ngữ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: thợ may, kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.
A. Con người
B. Nghề nghiệp
C. Môn học
D. Tính cách
Câu 36. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về nội dung cảu đoạn trích Trong lòng mẹ?
A. Trình bày nổi đau khổ của mẹ bé Hồng
B. Trình bày tâm đia độc ác của người cô của bé Hồng
C. Trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ
D. Trình bày tâm trạng của chú bé Hồng
Câu 37. Trong những nội dung sau của văn bản Trong lòng mẹ, nội dung nào quan trọng nhất?
A. Tâm địa độc ác của bà cô
B. Nổi tủi hỗ cảu chú bé khi bà cô nói xấu mẹ
C. Tình yêu thương cháy bỏng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh
D. Nổi nhớ mẹ da diết
Câu 38. Trợ từ là gì?
A. Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc
B. Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
C. Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật
D. Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật
Câu 39. Trong những từ ngữ được gạch chân dước đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?
A. Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng.
B. Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
C. Vâng, con đã nghe.
D. Trời ơi! Nắng quá!
Câu 40. Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?
A. Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn
B. Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn
C. Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn
D. Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật
CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!
2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:
Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)
Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"
Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận
Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.
Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả
3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận
4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san
- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận
Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian
\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt
\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng
Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang
5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp
Trả lời:
Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.
Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Chọn đáp án: A