K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2016

Sĩ phu Việt Nam phải noi gương Nhật Bản, vì:

- Năm 1868, Nhật Bản đã tiến hành cải cách Minh Trị thành công, trở thành cường quốc tư bản.

- Năm 1905, Nhật Bản đánh bại nước Nga Sa hoàng.

- Nhật là nước đồng chủng, đồng văn với Việt Nam.

Sĩ phu Việt Nam cứu nước phải gắn liền với Duy tân, vì:

- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Việt nam:

+ Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm nảy sinh những nhân tố mới. Ở Việt nam, đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thành thị mọc lên. Nhiều cơ sở công nghiệp ra đời.

+ Cơ cấu xã hội biến động. Một số giai tầng mới xuất hiện: Giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.

+ Các tầng lớp xã hội này, cùng với bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng cách mạng mới, để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu sắc dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.

- Ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản từ bên ngoài vào:

+ Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, những thông tin về tình hình chính trị thế giới, trước hết từ Nhật Bản, Trung Quốc, xâm nhập vào Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu; tư tưởng cách mạng Pháp của Ru – xô, Mông-te-xki-ơ, Vôn-te; Cách mạng Tân hợi 1911 ở Trung Quốc… ảnh hưởng đến tư tưởng các sĩ phu Việt Nam.

Nét mới trong con đường cứu nước của các sĩ phu.

- Ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm dân và nước gắn với nhau.

- Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải biết kết hợp nhiều biện pháp: đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách sâu rộng.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới....
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Cuối thế kỉ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu dội vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp. Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam thời đó đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới. Họ cổ súy cho “văn minh tân học” và mở cuộc vận động đổi mới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Tuy nhiên, do tầm nhìn hạn chế và có những trở lực không thể vượt qua, cuối cùng cuộc vận động yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX đã thất bại. Bên cạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, trong hơn 10 năm đầu thế kỉ XX vẫn tiếp tục bùng nổ phong trào đấu tranh của nông dân, điển hình là khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc nổi dậy của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Nhiều cuộc đấu tranh, nhất là các cuộc đấu tranh của nông dân và binh lính, bị mất phương hướng, bị đàn áp đẫm máu và thất bại nhanh chóng. Chính trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm con đường cứu nước mới. Những hoạt động của Người trong thời kì này là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.  (Nguồn Lịch sử 11, trang 156)

Những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ những nước nào đã ảnh hưởng đến Việt Nam?

A. Các nước ở khu vực Đông Nam Á

B. Nhật Bản và Trung Quốc

C. Anh và Pháp

D. Ấn Độ và Trung Quốc

1
9 tháng 5 2019

Vào đầu thế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Thêm nữa là những tư tưởng đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ngày càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.

=> Những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, tư tưởng tiến bộ từ Trung Quốc và Nhật Bản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: B

3 tháng 3 2016

Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX

            * Hoàn cảnh:

            - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

            - Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước…

            - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, nhưng đã làm cho tài lực và binh lực nhà Nguyễn thêm suy sụp. Mẫu thuấn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở lên sâu sắc. Trong khi đó thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,

            - Vận nước nguy nan đã tác động tới quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.Nhiều đề nghị cải cách Duy Tân đã được đề ra.

            * Nội dung cơ bản:

            Trong những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một phong trào đề nghị cải cách, Duy tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,… với nội dung:

            - Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

            - Muốn đưa đất nước theo con đường Duy Tân Nhật Bản.

            - Muốn biệt đãi người phương Tây, học tập cách làm của phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

            - Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

            * Nhận xét:

            - Tích cực (Ưu điểm):

            + Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và sự bất ổn về chính trị, xã hội lúc bấy giờ.

            + Nhìn thấy sự tồn tại qua lâu đời của ý thức hệ phong kiến là sự cản trở cho sự canh tân đất nước.

            +Thể hiện lòng yêu nước muốn Duy tân đất nước, đưa đất nước phát triển để có điều kiện chống kẻ thù xâm lược.

            + Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của cheesddooj phong kiến đương thời để làm cho đất nước phát triển. Những cải cách còn mang tư tưởng chủ quan.

            - Hạn chế (Nhược điểm)

            + Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đất nước.

            + Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.    

26 tháng 3 2017

Đáp án: D

Giải thích: Câu liên hệ