Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước đế quốc tăng cường đầu tư khai thác thuộc địa. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập đã thúc đẩy nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á phát triển. Đây chính là cơ sở để dẫn tới sự phân hóa giai cấp và sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án cần chọn là: B
Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi đã có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng trên thế giới. Chủ nghĩa Mác- Lê-nin từ lý luận trở thành hiện thực. Một con đường mới đã mở ra cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới - con đường cách mạng vô sản. Đây chính là một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Đáp án cần chọn là: A
Hoàn cảnh lịch sử của khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
- Tác động bên ngoài:
+ Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của các sĩ phu vào con đường cách mạng tư sản.
+ Nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt.
- Trong nước:
+ Phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại, đánh dấu sự thất bại của con đường cứu nước cũ.
+ Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
+ Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.
Những điều này tạo ra những điều kiện xã hội tâm lí làm nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.
* Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX:
- Sự giống nhau:
+ Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, ý chí bất khuất của dân tộc.
+ Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, tri thức phong kiến ưu tú.
+ Mục đích: đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
+ Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng cứu nước theo hệ tư tưởng dân chủ tư sản.
- Sự khác nhau:
+ Về chủ trương:
Xu hướng bạo động: chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
Xu hướng cải cách: dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
+ Về phương pháp:
Xu hướng bạo động: dùng bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ bên ngoài.
Xu hướng cải cách: dùng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, cổ động chấn hưng công nghiệp, lập hội kinh doanh.
* Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX do ảnh hưởng của điều kiện trong nước và những tác động từ bên ngoài:
- Điều kiện trong nước:
Sau khi cơ bản bình định được Việt nam bằng quân sự, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên đất nước ta, làm cho cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam có sự thay đổi.
+ Kinh tế: Sự thâm nhập phương thức sản xuất kinh tế tư bản vào nước ta làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn.
+ Xã hội: làm cho các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa, giai cấp công nhân ra đời, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản dần hình thành… Các sĩ phu Nho học cũng có chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà đọc những cuốn sách mới của các tác giả Châu Âu, Trung Quốc…
Sự bế tắc của phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau khi phong trào Cần vương thất bại đòi hỏi những người yêu nước Việt nam tìm con đường cứu nước mới.
- Điều kiện bên ngoài:
Ảnh hưởng của Trung Quốc:
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi.
+ Cách mạng Tân Hợi (1911) nổ ra ở Trung Quốc đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
Ảnh hưởng của Nhật Bản:
+ Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc tư bản, đánh bại được cả nước Nga Sa Hoàng năm 1905 có tiếng vang lớn trên thế giới. Các sĩ phu Việt nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật, dựa vào Nhật.
Ảnh hưởng từ cách mạng Pháp với những tác phẩm của Rút-xô, Mông-te-xki-ơ được dịch sang tiến Hàn du nhập vào nước ta.
Nhiều nước phương Đông khác như Ấn Độ, Indonesia, Philippin đã bùng nổ trào lưu cải cách Duy tân theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “châu Á thức tỉnh”.
Những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội đầu thế kỉ XX đã tạo cơ sở bên trong cho sự tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài vào nước ta. Từ đó dẫn tới phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX.
* Tính cách mạng (điểm mới) của trào lưu cách mạng dân chủ tư sản đầu XX được thể hiện ở chỗ:
- Khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu tư sản hóa. Đây là lớp người mang tính quá độ từ hệ tư tưởng phong kiến sang hệ tư tưởng tư sản bởi họ là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài. Họ đã mất niềm tin vào chế độ phong kiến, cho phong kiến là sâu mọt, là kẻ đục khoét dân, là thủ phạm làm cho đất nước suy yếu rồi mất độc lập. Họ bắt đầu có ý thức về dân chủ, dân quyền, khái niệm “dân” và “nước” gắn liều với nhau.
- Mục tiêu đấu tranh: không chỉ đánh Pháp giải phóng dân tộc mà phải gắn liền với Duy tân và thay đổi chế độ xã hội.
- Lực lượng tham gia: không chỉ có nông dân mà có đông đảo các tầng lớp khác (công nhân, tiểu tư sản, địa chủ, phú nông).
- Hình thức đấu tranh: không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang mà phải kết hợp nhiều biện pháp như đoàn kết dân tộc, tiến hành phong trao cải cách sâu rộng, mà điều cốt yếu là phải nâng cao dân trí, chấn hưng dân trí, làm cho người dân ý thức được dân quyền của mình.
- Quy mô: Rộng khắp, không chỉ trong nước mà còn phát triển ra các nước bên ngoài.
* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.
+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước
+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.
- Đầu thế kỉ XX:
- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.
- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:
- Cuối thế kỉ XIX
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Đầu thế kỉ XIX
+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…
* Nhận xét:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.
+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Giai đoạn trước thập niên 20 của thế kỉ XX: phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á diễn chưa xuất hiện khuynh hướng vô sản, các quốc gia đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến hoặc khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á vào thập niên 20 của thế kỉ XX đã xuất hiện một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Trong đó, Việt Nam cũng đi theo con đường cứu nước này.
Đáp án cần chọn là: B