Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người con gái anh hùng
Chị Võ Thị Sáu quê ở quận Đất Đỏ, nay là huyện Long Đát tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị làm liên lạc cho công an quận Năm 1947, chị gia nhập đội công an xung phong. Nhiều lần chị Sáu dũng cảm, mưu trí, luồn sâu vào vùng địch tạm chiếm để nắm tình hình, giúp công an phát hiện và tiêu diệt nhiều tên gian ác. Có lần, chị mai phục, ném lựu đạn phá cuộc tập trung của dịch. Trong một trận chiến đấu, không may, chỉ sa vào tay quân thù. Địch dùng đủ mọi cực hình tra khảo nhưng vàn không khuất phục được chị. Chúng đày chị ra Côn Đảo và giết hại chị khi chị mới tròn 19 tuổi.
a, Quê em ở đâu ?
Quê em ở quận 11 , Thành phố Hồ Chí Minh
b, Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương ?
Quê em là một thành phố năng động , có nhiều công trình hiện đại và cây cối xanh tươi . Em yêu nhất là hàng cây xanh hai bên đường của thành phố mang tên Bác.
c, Cảnh vật đó có gì đáng nhớ ?
Buổi sáng , đoàn người đông nghịt , xe cộ chen chúc nhau trên đường phố . Buổi tối , ánh đèn đường tỏa sáng khắp mọi nơi , bên cạnh những tòa nhà cao tầng hiện đại có những ánh đèn đa sắc màu làm nhộn nhịp cả một thành phố trẻ .
d, Tình cảm của em với quê hương như thế nào ?
Em tự hào vì phong cảnh của quê hương . Đi đâu xa , em cũng luôn nhớ về miền quê của mình.
Lời giải:
Câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm là:
Trưng Trắc và Trưng Nhị ở đâu ?
-Đáp án: c
a) Trần Quốc Khái quê ở huyện Thường Tín, ngoại thành Hà Nội.
b) Ông học được nghề thêu ở Trung Quốc trong một lần đi sứ.
c) Để tưởng nhớ công lao của Trần Quốc Khái, nhân dân đã lập đền thờ ở quê hương ông.
Lời giải:
Bà ngoại của bạn nhỏ có cả hai đặc điểm là bà ngoại đã ngoài 80 tuổi và bà nửa quên nửa nhớ những chuyện ngày xưa.
1.
a. đất nước
b. dựng xây (xây dựng)
2.
Hai Bà Trưng: Tên gọi chung của 2 chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Hai bà được coi là nữ anh hùng của dân tộc Việt Nam. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị giết chết nên hai chị em đã kiêu binh, tập hợp nhân dân nổi dậy đấu tranh để đền nợ nước, trả thù nhà. Khởi nghĩa thất bại, hai bà gieo mình xuống sông tự vẫn.
Kim Đồng: tên thật là Nông Văn Dền, làm nhiệm vụ giao liên cho Việt Minh. Khi anh cùng đồng đội đang làm nhiệm vụ thì địch phát hiện. Anh đã hi sinh thân mình, đánh lạc hướng quân Pháp để đồng đội chạy thoát. Anh bị địch bắn và hi sinh trên suối Lê-nin khi vừa tròn 14 tuổi.
Võ Thị Sáu: là nữ du kích thực hiện nhiều cuộc ám sát thực dân Pháp và tay sai. Do bị chỉ điểm nên chị bị địch bắt và tử hình khi chưa tròn 18 tuổi. Trên đường bị giải đi xử bắn, chị vẫn cất vang lời hát và khẩu hiệu đánh giặc cứu nước. Tinh thần khảng khái dũng cảm của người con gái này đã trở thành biểu tượng và cổ vũ tinh thần đấu tranh chống giặc cứu nước của dân tộc.
Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 13 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.
Trước sự đau thương và mất mát của quê hương, đã thúc đẩy các tầng lớp nhân dân trong huyện tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, trong đó có chị Võ Thị Sáu; cuộc đời chị Sáu gắn bó cách mạng kể từ đó. Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng chị rất mưu trí, lanh lẹ và chị luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Vì vậy, bọn thực dân Pháp vô cùng lo sợ và căm tức đối với hoạt động của đội công an xung phong mà tiên phong là chị Võ Thị Sáu, nên từ đó, bọn chúng ra sức truy lùng ráo riết.
Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.
Lời giải:
Câu hỏi đúng cho bộ phận in đậm trong câu là: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu ?