K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2017

MB: Bác bỏ quan niệm sống “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, uống rượu, hút thuốc, vào vũ trường, thế mới là sống sành điệu

TB: Nêu tình trạng của quan niệm sống thanh niên, học sinh phải biết nhuộm tóc, hút thuốc, vào vũ trường mới là sành điệu ...

- Chỉ ra nguyên nhân của lối sống này

- Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lười biếng, muốn thụ hưởng, sống vô trách nhiệm

- Cách bác bỏ: nêu ra lý lẽ, trích dẫn thực tế

- Nêu ra quan niệm sống đúng đắn, khoa học

KB: Phê phán lối sống, quan niệm sống sai trái

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

13 tháng 8 2017

Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”

MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”

TB:

- Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

- Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

- Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

- Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc...

- Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn yếu không phải là điều xấu.

17 tháng 1 2022

Tham khảo :

Quan niệm: “Không kết bạn với những người học yếu” quả là một quan niệm sai lầm. Đó là sự ích kỉ, coi nhẹ nhân phẩm của người khác điều đó sẽ khiến ta rơi vào thế giới tối tăm, cô độc. Hãy cùng giúp đỡ nhau cùng tiến lên, đó mới là những người bạn tốt.

17 tháng 2 2018

Hai ý kiến được trích dẫn đều cần bác bỏ

- Phân tích nguyên nhân:

+ Cả hai đều xuất phát từ suy nghĩ phiến diện, thái độ học tập, ý thức, động cơ phấn đấu hạn chế

- Những tác hại nhận thức sau lệch đó ảnh hưởng tới thái độ học tập, kết quả, phẩm chất đạo đức của lớp học sinh

- Một số ý kiến giúp nâng cao khả năng viết văn:

+ Tôn trọng cảm xúc cá nhân

+ Đọc nhiều sách, đa dạng các loại sách

+ Trải nghiệm cuộc sống, quan sát, học hỏi

→ Viết văn cũng chính là hành trình sống và học hỏi nên đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập.

13 tháng 3 2020

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ bản sắc văn hóa. Vai trò, ý nghĩa to lớn của bản sắc văn hóa đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa.

Như chúng ta đã biết, bản sắc văn hóa là điều cốt lõi mang tính đặc trưng, màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc; được hình thành và được vun đắp song song với quá trình dựng nước và giữ nước theo cả chiều đồng đại và lịch đại. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,.... Đối với dân tộc Việt Nam, những giá trị đó luôn bền vững, trường tồn theo thời gian như nền văn minh lúa nước, trống đồng Đông Sơn, tinh thần yêu nước mạnh mẽ, bền bỉ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc, tinh thần "tương thân tương ái" giàu giá trị nhân văn, hay truyền thống đạo lí "uống nước nhớ nguồn", "ân nghĩa thủy chung",....

Bản sắc văn hóa có ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với mỗi một quốc gia, dân tộc. Trước hết, bản sắc chính là cái gốc, cái hồn cốt lõi khẳng định sự tồn tại của mỗi một quốc gia, dân tộc. Điều này đã được Nguyễn Trãi - tác giả của áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo" sớm khẳng định trong giai đoạn lịch sử trung đại. Trong tác phẩm của mình, để nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã nêu ra năm yếu tố, trong đó có hai yếu tố về nền văn hiến và phong tục tập quán, thể hiện rõ sự ý thức sâu sắc về vai trò của bản sắc văn hóa. Không chỉ dừng lại ở đó, bản sắc còn là cái nôi nuôi dưỡng ý thức về quyền độc lập và ý thức gìn giữ non sông, đất nước đối với mỗi một con người. Trong vô vàn những quốc gia tồn tại bình đẳng với bức tranh đa dạng và muôn màu sắc, bản sắc chính là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng riêng, không thể hòa lẫn, hợp nhất giữa các đất nước.

Trong bối cảnh hòa nhập vào nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò vị trí của bản sắc văn hóa dân tộc càng được khẳng định hơn nữa và gắn bó mật thiết với trách nhiệm của thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, thế hệ thanh thiếu niên học sinh Việt Nam đã và đang phát huy bản sắc dân tộc bằng những việc làm tích cực. Mặc dù có sự du nhập và tác động từ văn hóa nước ngoài nhưng không ít bạn trẻ vẫn tìm về với những giá trị truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc như những trò chơi dân gian, những loại hình văn hóa dân gian như ca trù, nhã nhạc cung đình,..., đặc biệt là không ngần ngại quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra thế giới. Trong phần thi về Trang phục dân tộc, Hoa hậu H'Hen Niê đã tỏa sáng với bộ quốc phục được lấy cảm hứng từ những chiếc bánh mì, mang theo niềm tự hào về thành tựu nông nghiệp của nước ta trên đấu trường nhan sắc quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép. Chẳng hạn như việc các bạn trẻ vô tư sử dụng những ngôn từ nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt, tạo nên những cách diễn đạt khó hiểu và ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.

Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc. Chúng ta còn cần lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc, và có thái độ đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ và tẩy chay những hoạt động văn hóa không lành mạnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt trong xã hội hiện nay.

Như vậy, thế hệ trẻ là tầng lớp có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Là những học sinh được sinh ra và lớn lên trong cái nôi của bản sắc dân tộc, chúng ta cần nỗ lực, cố gắng trong học tập, lao động để trở thành những công dân tốt, góp phần xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.

9 tháng 1 2018

ð Đáp án C

16 tháng 1 2021
Hiện nay,trong một số các trường học,những học sinh giỏi của chúng ta thường có quan niệm rằng:"không nên kết bạn với những người học yếu".Và họ đó cũng có suy nghĩ rằng nếu kết bạn với những người học yếu thì về sau mình cũng sẽ học yếu như họ.Vậy quan niệm "không nên kết bạn với những người học yếu" có ý nghĩa như thế nào và tốt hay xấu trong học tập hiện nay Quan niệm: "không nên kết bạn với những người học yếu" mang một ý nghĩa không tốt trong học tập.Vì những người học yếu cũng có những cái hay của riêng mình mà những bạn học sinh giỏi khác không hề có.Họ không giỏi về mặt này nhưng họ giỏi về mặt khác.Chúng ta không nên theo quan niệm đó vì những người học yếu họ cần những người học giỏi để giải đáp những vấn đề mà họ không hiểu,và từ đó họ có căn bản mà làm thêm những dạng bài tập khác.Và từ đó họ từ một học sinh yếu lên học sinh trung bình đồng thời những người học sinh giỏi giúp họ thì có thểm một ít kinh nghiệm mới khác.Khi học sinh yếu được những bạn học giỏi giúp thì họ biết mình được quan tâm và học ngày càng tiến bộ hơn,họ sẽ không phải ở lại lớp để trở thành gánh nặng cho thầy cô giáo,không làm phiền lòng cha mẹ của họ.Nếu người học yếu không được người khác giúp đỡ thì họ sẽ không giải quyết được những vấn đề khó và ở lại lớp,để lại gánh nặng cho thầy cô giáo,làm buồn lòng cha mẹ,bị người khác chê cười,thêm khó khăn cho xã hội đang trong thời kì phát triển.Tóm lại.chúng ta không nên theo quan niệm :" không nên kết bạn với những người học yếu".Nếu theo quan niệm đó thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong xã hội,sẽ có thêm nhiều người nghèo khổ và trở thành gánh nặng cho thầy cô giáo,làm cha mẹ phiền lòng.Chúng ta nên giúp đỡ những người học yếu để giúp họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này,đỡ được gánh nặng cho xã hội đồng thời chúng ta sẽ được nhiều bạn bè quý mến và mọi người kính trọng. Quan niệm”Không nên kết bạn với những người học yếu” mang một ý nghĩa không tốt.Chúng ta không nên theo quan niệm đó mà phải kết bạn với những người học yếu,giúp họ giải quyết những vấn đề họ không hiểu để về sau họ trở thành một học sinh khá,trở thành một công dân tốt trong xã hội để giúp cho đất nước trong thời kì hội nhập.
16 tháng 1 2021

Tham khảo thôi nha:

Khẳng định đây là một quan điểm sai.Phân tích : học yếu không phải là thói xấu mà chỉ là một nhược điểm chủ quan do điều kiện khách quan chi phối ( sức khỏe, khả năng..)Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan điểm trên.Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả: không nâng đỡ bạn, trái lại còn đẩy bạn vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc; trong lớp sẽ có sự chia rẽ, ngăn cách, ...)Nêu quan niệm đúng của mình (nên mở rộng tấm lòng, giúp đỡ, chia sẻ với bạn học yếu để bạn tiến bộ như vậy tập thể lớp mới đoàn kết).