Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của cuộc sống: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”. Cây si còn là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội. Sức sống và vẻ đẹp truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng trường tồn như vậy.
Đáp án C
1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
2. Thân bài:
- Giải thích vấn đề nghị luận:
+ Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)
+ Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).
- Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.
+ Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).
+ Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.
+ Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).
+ Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.
3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận
Câu 1 :
Dàn ý :
A, Mở bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận
VD : Con người trong cuộc sống khi sinh ra ai cũng có sự sợ hãi vô thức trong tâm trí. Đó là một phản ứng bình thường ở mỗi con người. Và nó mặc dù không cần thiết nhưng vẫn phải có ở mỗi con người.
B, Thân bài
- Giải thích khái niệm
+ Sợ hãi là gì?
+ Biểu hiện của sự sợ hãi
+ Tác hại
+ Nguyên nhân
+ Phản biện
- Biện pháp để khắc phục sự sợ hãi
C. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ với bản thân
(Đây là dàn ý cho bạn tham khảo để viết bài)
- Khung cảnh Tết: khói hương, mâm cỗ thịnh soạn “vào cái buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh…” mọi người trong gia đình tề tựu quây quần… Tất cả chuẩn bị chu đáo cho khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều ba mươi Tết.
- Ông Bằng “soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước ban thờ”, “Thoáng cái ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm giác thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa… Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu.Con vẫn nghe đâu đấy lời giáo huấn…”.
- Ý nghĩa: Khung cảnh Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những suy nghĩ, xúc cảm sâu xa, thiêng liêng hướng về cội nguồn, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về việc bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.
Con cá trước khi chết | Con cá sau khi chết |
---|---|
- Khổng lồ, đẹp: đuôi lớn hơi hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, thân hình đồ sộ - Phẩm chất: khôn ngoan, kiên cường, chịu đựng… → Mang tầm vóc, vẻ đẹp, sự oai hùng, kì vĩ, duyên dáng |
- Vẫn mang nét kiêu hùng: + Cố vùng vẫy, nhô lên phô diễn cái đẹp, không chấp nhận cái chết + Con cá trắng bạc, thẳng đơ, bồng bềnh trôi theo sóng → Vẫn kiêu hùng, kì vĩ |
Khung cảnh ngày Tết:
+ Khói hương, mâm cỗ thịnh soạn trong thời buổi đất nước còn nhiều khó khăn sau ba mươi năm chiến tranh
+ Mọi người trong gia đình tề tựu, quây quần
+ Tất cả chuẩn bị chu đáo trong khoảnh khắc tri ân trước tổ tiên trong chiều 30 Tết
- Hình ảnh gieo vào lòng người niềm xúc động rưng rưng, để “nhập vào dòng xúc động tri ân tổ tiên”
- Bày tỏ lòng tri ân trước tổ tiên, trong lễ cũng tất niên, trở thành truyền thống trân trọng, tự hào của dân tộc ta
- Dù cuộc sống hiện đại vẫn cần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
Nhà văn miêu tả vẻ đẹp của con cá cũng là đề cao vẻ đẹp của con người. Đối tượng chinh phục càng cao cả, đẹp đẽ thì vẻ đẹp của người đi chinh phục càng được tôn lên. Cuộc đấu tranh gian nan với biết bao thử thách đau đớn đã tôn vinh vẻ đẹp của người lao động: giản dị và ngoan cường thực hiện bằng được ước mơ của mình.
Ý nghĩa của cây si cổ thụ:
- Hình ảnh cây si bị bão đánh bật rễ, thể hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đồng thời đó cũng là quy luật xã hội
+ Sự hồi sinh của cây si cổ thụ nói lên quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện niềm tin của con người khi cứu sống được cây cối
+ Cây si là biểu tượng nghệ thuật, hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp Hà Nội: có thể bị tàn phá, bị nhiễm bệnh, nhưng vẫn là người Hà Nội với truyền thống văn hóa được nuôi dưỡng trường kì lịch sử, cốt cách tinh hoa đất nước