Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Vai trò của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526).
- Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
- Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
2. Vai trò của Vương triều Mô-gôn:
- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới.
- Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành đỏ.
Vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ :
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tồn tại và phát triển hơn 300 năm (1206 - 1526). Vương triều này có vai trò to lớn trong việc truyền bá và áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. Đây cũng là thời kì mà các thương nhân Ấn Độ du nhập Hồi giáo đến một số nơi, một số nước ở Đông Nam Á.
- Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều Mô-gôn cũng có vị trí nhất định trong lịch sử Ấn Độ, nhất là giai đoạn của vua A-cơ-ba trị vì. Ông đã thi hành một số chính sách tích cực làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới. Nhiều công trình kiến trúc đã trở thành di sản văn hoá của nhân loại như lăng Ta-giơ Ma-han.
Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli nên thời kì này gọi là thời kì Xuntan Đêli.
- Thời kì Môgôn (1526-1857).
Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỉ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong.
- Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
+ Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí của Vương triều Mô-gôn:
+ Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.
+ Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han
Vương triều Mô-gôn (1526 - 1707) là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Tuy là thời kì cuối cùng, nhưng không phải chỉ có khủng hoảng, suy thoái và tan rã. Thật vậy, các vị vua thời kì đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hoá” và xây dựng đất nước.nổi bật nhất là nhà vua thứ tư là A-cơ-ba,đã đưay Ấn Độ đạt được bước phát triển mới.
Trong nửa thế kì trị vì, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành một số chính sách tích cực :
Những chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. A-cơ-ba được coi như là một vị anh hùng dân tộc ; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình, xứng với danh hiệu của Ông là Đấng Chí tôn A-cơ-ba.
Tuy nhiên, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị một đất nước rộng lớn nhưng rất đa dạng, phân tán. Một số vị vua đã dùng biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt để bắt dân chúng phục tùng, đóng thuế và lao dịch nặng nề. Làm cho đất nước suy thoái và dần dần tan rã . Vì vậy có thể nói vương triều mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến ấn độ mà không phải chỉ có khủng bố , suy thoái và tan rã .