K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2016

Câu 1. Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
Câu 2. Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co nhưng không co tối đa. Cả 2 cơ đối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọng tâm cơ thể rơi vào chân đế.
Câu 3.
- Không khi nào cả 2 cơ gấp và duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa.
- Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ (trường hợp người bị liệt).

17 tháng 11 2016

Cảm ơn BFF nha

6 tháng 10 2016

Đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng co của cơ là :
- Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nối liền với nhau nên tế bào cơ dài.
- Mỗi đơn vị cấu trúc có các tơ cơ dày và tơ cơ mảnh bố trí xen kẽ để khi tơ cơ mảnh xuyên vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.

6 tháng 10 2016

Cam ơn nha 

18 tháng 12 2016

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

12 tháng 12 2016

Nguyễn Trần Thành Đạt

me rất nể you về kĩ thuật chép mạng của you ak

21 tháng 9 2016

dài như thế này trả lời lúc nào mới xong

22 tháng 9 2016

Mô thần kinh: vị trí nằm ở não,  tuỷ sống,  tận cùng của cơ quan. Cấu tạo gồm các tế bào thần kinh và tế bài thần kinh  đệm. Nơ ron có thân nối sợi nhánh sợi trục. Chức năng: tiếp nhận kích thích dẫn truyền xung thần kinh,  xử lí điều hoà hoạt động cơ quan

1 tháng 7 2016

- Môi trường trong cơ thể gồm: Máu, nước mô và bạch huyết.

- Môi trường trong cơ thể giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

10 câu tiếp theo nào! (Câu 11 - câu 20) 11/Dây thần kinh của tuỷ sống có số lượng bao nhiêu? a.21 đôi. b.30 đôi. c.31 đôi. d.35 đôi. 12/Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào trong tuỷ sống? a.Chất xám. b.Chất trắng. c.Tế bào thần kinh. d.Cơ quan cảm giác. 13/Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha? a.vì dây thần kinh tuỷ...
Đọc tiếp

10 câu tiếp theo nào! (Câu 11 - câu 20)

11/Dây thần kinh của tuỷ sống có số lượng bao nhiêu?

a.21 đôi. b.30 đôi. c.31 đôi. d.35 đôi.

12/Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào trong tuỷ sống?

a.Chất xám. b.Chất trắng. c.Tế bào thần kinh. d.Cơ quan cảm giác.

13/Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha?

a.vì dây thần kinh tuỷ có rễ trước và rễ sau.

b.vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước.

c.Vì dây thần kinh tuỷ có 31 đôi bao gồm rễ sau và rễ trước.

d.cả a,b,c.

14/Rễ sau của dây thần kinh tuỷ có chức năng gì?

a.Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

b.Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

c.Dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

d.Cả a,b,c đều sai.

15/Vị trí của tiểu não nằm ở:

a.Trên bán cầu não.

b.Bộ phận ngoại biên.

c.Sau trụ não dưới bán cầu não.

d.Ngoài các nhân xám.

16/Bộ phận nào được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng?

a.Trụ não.

b.Đại não.

c.Tuỷ sống.

d.Cả a,b,c.

17/Ở chất xám của trụ não gồm có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?

a.10 đôi.

b.12 đôi.

c.15 đôi.

d.17 đôi.

18/Chức năng của tiểu não là:

a.trung khu của các phản xạ điều hoà.

b.Phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

c.Giữ thăng bằng cho cơ thể.

d.cả a,b,c đúng.

19/Não trung gian có cấu tạo là:

a.chất xám ở trong,chất trắng tập trung thành các nhân xám.

b.Chất xám tạo thành lớp vỏ bên ngoài chất trắng.

c.Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài.

d.Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong.

20/Chức năng nào sau đây là của tuỷ sống?

a.Điều hoà hoạt động của các cơ quan(hô hấp, tiêu hoá)

b.Là trung khu của PXKĐK.

c.Phối hợp điều hoà các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

d.Cả a,b,c.

1
9 tháng 5 2018

11/Dây thần kinh của tuỷ sống có số lượng bao nhiêu?

a.21 đôi. b.30 đôi. c.31 đôi. d.35 đôi.

12/Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào trong tuỷ sống?

a.Chất xám. b.Chất trắng. c.Tế bào thần kinh. d.Cơ quan cảm giác.

13/Tại sao dây thần kinh tuỷ là dây pha?

a.vì dây thần kinh tuỷ có rễ trước và rễ sau.

b.vì dây thần kinh tuỷ bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tuỷ sống qua rễ sau và rễ trước.

c.Vì dây thần kinh tuỷ có 31 đôi bao gồm rễ sau và rễ trước.

d.cả a,b,c.

14/Rễ sau của dây thần kinh tuỷ có chức năng gì?

a.Dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương.

b.Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

c.Dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng.

d.Cả a,b,c đều sai.

15/Vị trí của tiểu não nằm ở:

a.Trên bán cầu não.

b.Bộ phận ngoại biên.

c.Sau trụ não dưới bán cầu não.

d.Ngoài các nhân xám.

16/Bộ phận nào được cấu tạo bởi chất xám và chất trắng?

a.Trụ não.

b.Đại não.

c.Tuỷ sống.

d.Cả a,b,c.

17/Ở chất xám của trụ não gồm có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?

a.10 đôi.

b.12 đôi.

c.15 đôi.

d.17 đôi.

18/Chức năng của tiểu não là:

a.trung khu của các phản xạ điều hoà.

b.Phối hợp các cử động phức tạp của cơ thể.

c.Giữ thăng bằng cho cơ thể.

d.cả a,b,c đúng.

19/Não trung gian có cấu tạo là:

a.chất xám ở trong,chất trắng tập trung thành các nhân xám.

b.Chất xám tạo thành lớp vỏ bên ngoài chất trắng.

c.Chất xám ở trong và chất trắng ở ngoài.

d.Chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong.

20/Chức năng nào sau đây là của tuỷ sống?

a.Điều hoà hoạt động của các cơ quan(hô hấp, tiêu hoá)

b.Là trung khu của PXKĐK.

c.Phối hợp điều hoà các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

d.Cả a,b,c.

9 tháng 5 2018

lm mà liệt

Đây là phần câu hỏi của bạn Bùi Thị Ngọc Ánh. Bạn có rất nhiểu câu hỏi hay về phần thần kinh và giác quan. Tuy nhiên, do bạn đánh máy có bị lỗi 1 chút (nhìn giống 1 bài văn) nên cô có sửa lại. Cô sẽ đăng lần lượt 10 câu hỏi 1 lên để các bạn giúp đỡ bạn ý nha! P/s: Cảm ơn các bạn nhiều! Dưới đây là 10 câu đầu tiên! 1/Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là: a.Trung ương...
Đọc tiếp

Đây là phần câu hỏi của bạn Bùi Thị Ngọc Ánh.

Bạn có rất nhiểu câu hỏi hay về phần thần kinh và giác quan. Tuy nhiên, do bạn đánh máy có bị lỗi 1 chút (nhìn giống 1 bài văn) nên cô có sửa lại.
Cô sẽ đăng lần lượt 10 câu hỏi 1 lên để các bạn giúp đỡ bạn ý nha!

P/s: Cảm ơn các bạn nhiều!

Dưới đây là 10 câu đầu tiên!

1/Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là:

a.Trung ương và phần ngoại biên.

b.Trung ương và dây thần kinh.

c.phần ngoại biên và nơ ron.

d.Nơron và các dây thần kinh.

2/Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

a.Điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản.

b.Điều khiển,điều hoà hoạt động của xương,các cơ vân và chi phối các hoạt động có ý thức

c.Chi phối các hoạt động có ý thức.

d.Cả a,b,c.

3/Hệ thần kinh nào có cấu tạo là các bộ phận:tuỷ sống,trụ não,tiểu não và bán cầu đại não?

a.Hệ thần kinh sinh dưỡng. b.Hệ thần kinh vận động.

c.Nơron. d.Tuỷ sống.

4/Nơron là tên gọi của:

a.Tổ chức thần kinh. b.Tế bào thần kinh. c.Hệ thần kinh. d.Mô thần kinh.

5/Chức năng của nơron là:

a.Cảm ứng. b.Điều khiển các hoạt động của cơ thể.

c.Trả lời các kích thích. d.Dẫn truyền xung thần kinh. e.Chỉ a và c. f.Cả a,b,c,d.

6/Các sợi trục của các nơron tập hợp tạo nên chất gì ở trong trung ương thần kinh?

a.Chất xám. b.Chất trắng. c.Tuỷ sống. d.Não.

7/Trong trung ương thần kinh,chất xám được cấu tạo từ:

a.Các sợi. b.các tế bào thần kinh. c.Nơron. d.Các sợi nhánh và thân nơron.

8/Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò:

a.Điều khiển hoạt động của các cơ quan.

b.Phối hợp hoạt động của các cơ quan.

c.Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

d.Cả a,b,c.

9/Vị trí của tuỷ sống nằm ở trong ống xương từ đốt sống cổ nào?

a.Đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II.

b.Đốt sống cổ II đến hết đốt thắt lưng I.

c.Đốt sống cổ III đến hết đốt thắt lưng II.

d.Cả a,b,c đều sai.

10/Chức năng của chất xám là gì?

a.Nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau.

b.Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.

c.Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.

d.Dẫn truyền xung thần kinh.

1
9 tháng 5 2018

1/Hệ thần kinh gồm có hai bộ phận là:

a.Trung ương và phần ngoại biên.

b.Trung ương và dây thần kinh.

c.phần ngoại biên và nơ ron.

d.Nơron và các dây thần kinh.

2/Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

a.Điều khiển và điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh sản.

b.Điều khiển,điều hoà hoạt động của xương,các cơ vân và chi phối các hoạt động có ý thức

c.Chi phối các hoạt động có ý thức.

d.Cả a,b,c.

3/Hệ thần kinh nào có cấu tạo là các bộ phận:tuỷ sống,trụ não,tiểu não và bán cầu đại não?

a.Hệ thần kinh sinh dưỡng.

b. Hệ tk vận động

c.Nơron. d.Tuỷ sống.

4/Nơron là tên gọi của:

a.Tổ chức thần kinh. b.Tế bào thần kinh. c.Hệ thần kinh. d.Mô thần kinh.

5/Chức năng của nơron là:

a.Cảm ứng.

b.Điều khiển các hoạt động của cơ thể.

c.Trả lời các kích thích.

d.Dẫn truyền xung thần kinh.

e.Chỉ a và c.

f.Cả a,b,c,d.

(Chức năng của nơ ron là cảm ứng và dẫn truyền mà đáp án lại ko giống . Nếu chọn đáp án đúng nhất nghĩ là f)

6/Các sợi trục của các nơron tập hợp tạo nên chất gì ở trong trung ương thần kinh?

a.Chất xám.

b.Chất trắng.

c.Tuỷ sống.

d.Não.

7/Trong trung ương thần kinh,chất xám được cấu tạo từ:

a.Các sợi.

b.các tế bào thần kinh.

c.Nơron.

d.Các sợi nhánh và thân nơron.

8/Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò:

a.Điều khiển hoạt động của các cơ quan.

b.Phối hợp hoạt động của các cơ quan.

c.Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

d.Cả a,b,c.

9/Vị trí của tuỷ sống nằm ở trong ống xương từ đốt sống cổ nào?

a.Đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II.

b.Đốt sống cổ II đến hết đốt thắt lưng I.

c.Đốt sống cổ III đến hết đốt thắt lưng II.

d.Cả a,b,c đều sai.

10/Chức năng của chất xám là gì?

a.Nối các căn cứ thần kinh trong tuỷ sống với nhau.

b.Bảo vệ và nuôi dưỡng tủy sống.

c.Là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện.

d.Dẫn truyền xung thần kinh.
(Câu 10 cx phân vân a và c nhưng vẫn chọn c)

28 tháng 5 2016

Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

14 tháng 7 2016

Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào:

- Màng sinh chất: giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

-Chất tế bào: là nơi xảy ra các hoạt động sống như: 

+ Ti thể: thực hiện quá trình hô hấp, giải phóng ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế và và cơ thể.

+ Ribôxôm : là nơi tổng hợp protein.

+ Bộ máy goongi : thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm.

+ Trung thể: tham gia vào quá trình phân chia tế bào.

+ Lưới nội chất: tổng hợp và vận chuyển các chất.

- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chứa nhiễm sắc thể là cấu trúc có vai trò quan trọng trong di truyền.

      Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác với tác động của môi trường sống. Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

 

19 tháng 8 2016

Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.

19 tháng 8 2016

Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô) nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể. Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào ; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào...
Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.