K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NV
4 tháng 8 2020

1.

Gọi chóp S.ABCD với I là tâm đáy

\(V=\frac{1}{3}SI.S_{ABCD}=\frac{1}{3}SI.a^2=\frac{a^3\sqrt{6}}{6}\)

\(\Rightarrow SI=\frac{a\sqrt{6}}{2}\)

\(IA=\frac{1}{2}AC=\frac{a\sqrt{2}}{2}\Rightarrow SA=\sqrt{SI^2+IA^2}=a\sqrt{2}\)

2.

Đặt \(BC=x\)

Gọi H là hình chiếu của S lên đáy \(\Rightarrow\) H là trung điểm BC

\(\Rightarrow SH=\sqrt{SC^2-HC^2}=\sqrt{4a^2-\frac{x^2}{4}}\)

\(S_{ABC}=\frac{1}{2}AB.AC=\frac{1}{2}a\sqrt{x^2-a^2}\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{6}a\sqrt{\left(x^2-a^2\right)\left(4a^2-\frac{x^2}{4}\right)}=\frac{1}{3}a\sqrt{\left(\frac{x^2}{4}-\frac{a^2}{4}\right)\left(4a^2-\frac{x^2}{4}\right)}\)

\(V\le\frac{a}{6}\left(\frac{x^2}{4}-\frac{a^2}{4}+4a^2-\frac{x^2}{4}\right)=\frac{5a^3}{8}\)

Câu 1 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABC biết tam giác ABC vuông tại B , \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SA = AB = a , BC = 2a A. V = \(a^3\) B. V = 2a3 C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{2}{3}a^3\) Câu 2 : Tính thể tích V của khối chóp tam giác đều S.ABC biết cạnh đáy bằng a , cạnh bên \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SA = \(2a\sqrt{3}\) A. V = \(\frac{1}{2}a^3\) B. V = \(\frac{3}{2}a^3\) ...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABC biết tam giác ABC vuông tại B , \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SA = AB = a , BC = 2a

A. V = \(a^3\) B. V = 2a3 C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{2}{3}a^3\)

Câu 2 : Tính thể tích V của khối chóp tam giác đều S.ABC biết cạnh đáy bằng a , cạnh bên \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SA = \(2a\sqrt{3}\)

A. V = \(\frac{1}{2}a^3\) B. V = \(\frac{3}{2}a^3\) C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{2}{3}a^3\)

Câu 3 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông , BD = 2a , cạnh bên \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SA = SC

A. V = 4a3 B. V = \(\frac{1}{3}a^3\sqrt{2}\) C. V = \(a^3\sqrt{2}\) D. V = \(\frac{4}{3}a^3\)

Câu 4 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD là hình chữ nhật , AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) , \(SA\perp\left(ABC\right)\) và SC tạo với mặt phẳng đáy một góc 600

A. V = \(\frac{2}{3}a^3\) B. V = \(\frac{1}{3}a^3\sqrt{2}\) C. V = 6a3 D. V = 2a3

1
NV
4 tháng 8 2020

1.

\(V=\frac{1}{3}SA.\frac{1}{2}AB.BC=\frac{1}{6}.a.a.2a=\frac{a^3}{3}\)

2.

\(V=\frac{1}{3}SA.S_{ABC}=\frac{1}{3}.2a\sqrt{3}.\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=\frac{a^3}{2}\)

P/s: chóp này là chóp "có đáy là tam giác đều" chứ không phải "chóp tam giác đều"

Hai loại này khác xa nhau đấy, ko lộn xộn nhầm lẫn được đâu

3.

Câu này đề sai

\(SA\perp\left(ABCD\right)\Rightarrow SA\perp AC\Rightarrow\Delta SAC\) vuông tại A

\(\Rightarrow SC>SA\) (cạnh huyền luôn lớn hơn cạnh góc vuông)

Do đó đề cho \(SA=SC\) là vô lý

4.

\(AC=BD=\sqrt{AB^2+AD^2}=2a\)

\(\widehat{SCA}=60^0\Rightarrow SA=SC.tan60^0=2a\sqrt{3}\)

\(V=\frac{1}{3}SA.AB.AD=\frac{1}{3}.2a\sqrt{3}.a.a\sqrt{3}=2a^3\)

Câu 1 : Khối lăng trụ có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h có thể tích được tính theo công thức A. \(V=\frac{1}{3}Bh\) B. V = Bh C. V = 3Bh D. V = \(\frac{1}{2}Bh\) Câu 2 : Tính thể tích V của khối lăng trụ tam giác đều biết cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng \(a\sqrt{6}\) A. \(V=3\sqrt{2}a^3\) B. V = \(\frac{3\sqrt{2}}{2}a^3\) C. V =...
Đọc tiếp

Câu 1 : Khối lăng trụ có diện tích đáy bằng B và chiều cao bằng h có thể tích được tính theo công thức

A. \(V=\frac{1}{3}Bh\) B. V = Bh C. V = 3Bh D. V = \(\frac{1}{2}Bh\)

Câu 2 : Tính thể tích V của khối lăng trụ tam giác đều biết cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng \(a\sqrt{6}\)

A. \(V=3\sqrt{2}a^3\) B. V = \(\frac{3\sqrt{2}}{2}a^3\) C. V = \(\frac{3\sqrt{2}}{4}a^3\) D. V = \(\sqrt{2}a^3\)

Câu 3 : Tính thể tích V của khối lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng \(a\sqrt{2}\) , cạnh bên của lăng trụ bằng 5a

A. V = 5a3 B. V = \(2\sqrt{2}a^3\) C. V = \(\frac{5}{3}a^3\) D. V = \(\sqrt{2}a^3\)

Câu 4 : Tính thể tích V của khối lăng trụ tam giác đều . Biết cạnh đáy bằng \(a\sqrt{3}\) và đường chéo của một mặt bên bằng 2a

A. V = \(\sqrt{3}a^3\) B. V = \(\frac{\sqrt{3}}{4}a^3\) C. V = \(\frac{3\sqrt{3}}{4}a^3\) D. V = \(\sqrt{2}a^3\)

Câu 5 : Tính thể tích V của khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều . Biết cạnh đáy bằng \(\alpha\) và góc giữa (A'BC) với mặt phẳng (ABC) bằng 600

A. V = \(\frac{3\sqrt{3}}{8}a^3\) B. V = \(\frac{3\sqrt{3}}{4}a^3\) C. V = \(\frac{3\sqrt{3}}{2}a^3\) D. V = \(\sqrt{3}a^3\)

3
NV
22 tháng 8 2020

5.

Gọi M là trung điểm BC \(\Rightarrow AM\perp BC\)

\(\Rightarrow BC\perp\left(A'AM\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{A'MA}\) là góc giữa (A'BC) và (ABC)

\(\Rightarrow\widehat{A'MA}=60^0\)

\(AM=\frac{a\sqrt{3}}{2}\Rightarrow A'A=AM.tan60^0=\frac{3a}{2}\)

\(B=\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\Rightarrow V=B.A'A=\frac{3\sqrt{3}}{8}a^3\)

NV
22 tháng 8 2020

1.

\(V=Bh\)

2.

\(B=\frac{a^2\sqrt{3}}{4}\Rightarrow V=Bh=\frac{a^2\sqrt{3}}{4}.a\sqrt{6}=\frac{3\sqrt{2}}{4}a^3\)

3.

\(B=\frac{1}{2}\left(a\sqrt{2}\right)^2=a^2\Rightarrow V=Bh=a^2.5a=5a^3\)

4.

\(h=\sqrt{\left(2a\right)^2-\left(a\sqrt{3}\right)^2}=a\)

\(B=\frac{\left(a\sqrt{3}\right)^2\sqrt{3}}{4}=\frac{3\sqrt{3}}{4}a^2\)

\(V=Bh=\frac{3\sqrt{3}}{4}a^3\)

Câu 1 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông , cạnh a . Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy A. V = \(\frac{2}{3}a^3\) B. V = \(\frac{1}{6}a^3\sqrt{3}\) C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{1}{2}a^3\sqrt{3}\) Câu 2 : Tính thể tích V của khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng 3a ? A. V = 3a3 ...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tính thể tích V của khối chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông , cạnh a . Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy

A. V = \(\frac{2}{3}a^3\) B. V = \(\frac{1}{6}a^3\sqrt{3}\) C. V = \(\frac{1}{3}a^3\) D. V = \(\frac{1}{2}a^3\sqrt{3}\)

Câu 2 : Tính thể tích V của khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng 3a ?

A. V = 3a3 B. V = 2a3 C. V = a3 D. V = \(a^3\sqrt{3}\)

Câu 3 : Tính thể tích V của khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 2a và mặt bên tạo với mặt đáy một góc 450

A. V = \(4\sqrt{3}a^3\) B. V = 2a3 C. V = \(\frac{a\sqrt{3}}{3}a^3\) D. V = \(\frac{4}{3}a^3\)

Câu 4 : Cho hình chóp S.ABC , ABC là tam giác vuông tại B , \(SA\perp\left(ABC\right)\) ; H , K tương ứng là hình

chiếu vuông góc của A lên SB , SC . Tính thể tích khối chóp S.AHK biết SA = SB = a và BC = \(a\sqrt{3}\)

A. V = \(\frac{\sqrt{3}}{6}a^3\) B. V = \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\) C. V = \(\frac{\sqrt{3}}{60}a^3\) D. V = \(\frac{\sqrt{3}}{24}a^3\)

2
4 tháng 8 2020

câu 4 là SA = AB = a

NV
4 tháng 8 2020

4.

\(\left\{{}\begin{matrix}SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp BC\\BC\perp AB\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow BC\perp\left(SAB\right)\)

\(\Rightarrow BC\perp AH\)

\(AH\perp SB\Rightarrow AH\perp\left(SBC\right)\Rightarrow AH\perp SC\)

Lại có \(AK\perp SC\)

\(\Rightarrow SC\perp\left(AKH\right)\Rightarrow SK\) là đường cao của chóp S.AHK ứng với đáy là tam giác AHK vuông tại H (do \(AH\perp\left(SBC\right)\Rightarrow AH\perp HK\))

Áp dụng hệ thức lượng:

\(\frac{1}{AH^2}=\frac{1}{SA^2}+\frac{1}{AB^2}=\)

À thôi đến đây phát hiện ra đề bài sai

\(SA\perp\left(ABC\right)\Rightarrow SA\perp AB\Rightarrow\) tam giác SAB vuông tại A với SA là cạnh góc vuông, SB là cạnh huyền

\(\Rightarrow SB>SA\Rightarrow SB=SA=a\) là hoàn toàn vô lý

Câu 1 : Một hình nón có bán kính đáy r = 2a và chiều cao h = \(a\sqrt{5}\) . Tính diện tích xung quanh của hình nón đó A. \(12\Pi a^2\) B. \(6\Pi a^2\) C. \(12\Pi a^2\) D. \(\frac{4\Pi}{3}a^3\sqrt{5}\) Câu 2 : Khối nón có độ dài đường sinh l = \(a\sqrt{6}\) và đường cao bằng bán kính đáy . Tính thể tích khối nón đã cho A. \(a^3\sqrt{3}\) B. \(3a^3\sqrt{3}\) C. \(a^3\sqrt{6}\)...
Đọc tiếp

Câu 1 : Một hình nón có bán kính đáy r = 2a và chiều cao h = \(a\sqrt{5}\) . Tính diện tích xung quanh của hình nón đó

A. \(12\Pi a^2\) B. \(6\Pi a^2\) C. \(12\Pi a^2\) D. \(\frac{4\Pi}{3}a^3\sqrt{5}\)

Câu 2 : Khối nón có độ dài đường sinh l = \(a\sqrt{6}\) và đường cao bằng bán kính đáy . Tính thể tích khối nón đã cho

A. \(a^3\sqrt{3}\) B. \(3a^3\sqrt{3}\) C. \(a^3\sqrt{6}\) D. \(3a^3\sqrt{2}\)

Câu 3 : Một hình nón có độ dài đường sinh bằng đường kính đáy . Tính tỉ số \(\frac{S_{xq}}{S_{tp}}\)

A. \(\frac{1}{6}\) B. \(\frac{1}{3}\) C. \(\frac{2}{3}\) D. \(\frac{2}{5}\)

Câu 4 : Thiết diện qua đỉnh của hình nón là tam giác vuông cân có diện tích bằng \(3a^2\) và chiều cao của hình nón bằng \(a\sqrt{2}\) . Tính bán kính đáy của hình tròn

A. \(a\sqrt{6}\) B. 4a C. 3a D. 2a

Câu 5 : Cắt một hình trụ không nắp theo một đường sinh và " trải " lên mặt phẳng ta được một hình chữ nhật có diện tích bằng \(4\Pi a^2\) . Biết độ dài đường sinh bằng 2a , tính thể tích khối trụ đã cho

A. \(4\Pi a^3\) B. \(2\Pi a^3\) C. \(\Pi a^3\) D. \(\frac{2}{3}\Pi a^3\)

0
1 tháng 12 2017

M, N, P, Q là các điểm gì?

Câu 1 : Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có AB = AC = 2a , \(\widehat{BAC}=120^0\) . Biết thể tích lăng trụ đã cho bằng \(a^3\sqrt{3}\) . Tính góc giữa hai mặt phẳng (A'BC) và (ABC) A. 150 B. 300 C. 450 D. 600 Câu 2 : Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại A . Mặt phẳng (A'BC) chia lăng trụ thành hai phần . Tính thể tích V của khối đa diện có chưa đỉnh B' ; biết BC = A'A =...
Đọc tiếp

Câu 1 : Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có AB = AC = 2a , \(\widehat{BAC}=120^0\) . Biết thể tích lăng trụ đã cho bằng \(a^3\sqrt{3}\) . Tính góc giữa hai mặt phẳng (A'BC) và (ABC)

A. 150 B. 300 C. 450 D. 600

Câu 2 : Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại A . Mặt phẳng (A'BC) chia lăng trụ thành hai phần . Tính thể tích V của khối đa diện có chưa đỉnh B' ; biết BC = A'A = a

A. V = \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\) B. V = \(\frac{1}{4}a^3\) C. V = \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\) D. V = \(\frac{1}{6}a^3\)

Câu 3 : Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC vuông cân tại B , AB = \(a\sqrt{2}\) . Góc giữa A'B và mặt phẳng (ACC'A' ) bằng 300 . Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A'B'C'

A. 2a3 B. \(2\sqrt{6}a^3\) C. \(\frac{2\sqrt{6}}{3}a^3\) D. \(\frac{2}{3}a^3\)

Câu 4 : Cho lăng trụ đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh bằng a . Gọi G là trọng tâm tam giác ABC . Mặt phẳng (A'B'G) chia lăng trụ thành 2 phần , tính thể tích phần chứa cạnh AB

A. \(\frac{5a^3\sqrt{3}}{108}\) B. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{36}\) C. \(\frac{2a^3\sqrt{3}}{27}\) D. \(\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\)

Câu 5 : Tính thể tích V của khối lăng trụ ABC.A'B'C' , tam giác ABC vuông tại B , hình chiếu vuông góc của A lên (ABC) là trung điểm AC . Biết AB = a , BC = \(a\sqrt{3}\) , \(\widehat{\left(A^'B,\left(ABC\right)\right)=45^0}\)

A. V = \(\frac{\sqrt{3}}{8}a^3\) B. V = \(\frac{\sqrt{3}}{4}a^3\) C. V = \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\) D. V = \(\sqrt{3}a^3\)

4
NV
22 tháng 8 2020

4.

Qua G kẻ đường thẳng song song AB lần lượt cắt AC và BC tại M và N

\(\Rightarrow A'B'NM\) là thiết diện của (A'B'G) và lăng trụ

Theo Talet ta có \(\frac{CM}{AC}=\frac{CN}{BC}=\frac{2}{3}\Rightarrow CM=CN=\frac{2a}{3}\)

Kéo dài A'M, B'N, C'C đồng quy tại P (theo tính chất giao tuyến 3 mặt phẳng)

Do \(CN//B'C'\Rightarrow\frac{PC}{PC'}=\frac{CN}{B'C'}=\frac{2}{3}\Rightarrow\frac{PC}{PC+CC'}=\frac{2}{3}\)

\(\Rightarrow3PC=2\left(PC+a\right)\Rightarrow PC=2a\)

\(\Rightarrow PC'=3a\)

\(MN=\frac{2}{3}BC\Rightarrow S_{CMN}=\frac{4}{9}S_{ABC}=\frac{4}{9}.\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=\frac{a^2\sqrt{3}}{9}\)

\(V_{P.A'B'C'}=\frac{1}{3}PC'.S_{A'B'C'}=\frac{1}{3}.3a.\frac{a^2\sqrt{3}}{4}=\frac{a^3\sqrt{3}}{4}\)

\(V_{P.CMN}=\frac{1}{3}PC.S_{CMN}=\frac{1}{3}.2a.\frac{a^2\sqrt{3}}{9}=\frac{2a^3\sqrt{3}}{27}\)

\(\Rightarrow V_{CMN.A'B'C'}=\frac{a^3\sqrt{3}}{4}-\frac{2a^3\sqrt{3}}{27}=\frac{19a^3\sqrt{3}}{108}\)

\(\Rightarrow V_{MNABA'B'}=\frac{a^3\sqrt{3}}{4}-\frac{19a^3\sqrt{3}}{108}=\frac{2a^3\sqrt{3}}{27}\)

NV
22 tháng 8 2020

2.

Đề thiếu dữ kiện ko tính được, chỉ tính được trong trường hợp tam giác ABC là vuông cân.

3.

\(AC=BC=a\sqrt{2}\) ; \(AC=AB\sqrt{2}=2a\)

Gọi M là trung điểm AC \(\Rightarrow BM\perp AC\Rightarrow BM\perp\left(ACC'A'\right)\)

\(\Rightarrow\widehat{BA'M}\) là góc giữa A'B và (ACC'A')

\(\Rightarrow\widehat{BA'M}=30^0\)

\(BM=\frac{1}{2}AC=a\)

\(tan\widehat{BA'M}=\frac{BM}{A'M}\Rightarrow A'M=\frac{BM}{tan30^0}=a\sqrt{3}\)

\(A'A=\sqrt{A'M^2-AM^2}=a\sqrt{2}\)

\(V=\frac{1}{2}A'A.AB.BC=a^3\sqrt{2}\)

Ko đáp án nào đúng

Câu 1 : Mặt cầu (S) có bán kính R = \(a\sqrt{2}\) . Tính diện tích của mặt cầu (S) A. \(8a^2\) B. \(4\Pi a^2\) C. \(8\Pi a^2\) D. \(16\Pi a^2\) Câu 2 : Công thức tính thể tích khối cầu có bán kính R ? A. \(\frac{4}{3}\Pi R^2\) B. \(\frac{4}{3}\Pi R^3\) C. \(\frac{1}{3}\Pi R^3\) D. \(\Pi R^3\) Câu 3 : Một hình hộp chữ nhật có ba kích thước...
Đọc tiếp

Câu 1 : Mặt cầu (S) có bán kính R = \(a\sqrt{2}\) . Tính diện tích của mặt cầu (S)

A. \(8a^2\) B. \(4\Pi a^2\) C. \(8\Pi a^2\) D. \(16\Pi a^2\)

Câu 2 : Công thức tính thể tích khối cầu có bán kính R ?

A. \(\frac{4}{3}\Pi R^2\) B. \(\frac{4}{3}\Pi R^3\) C. \(\frac{1}{3}\Pi R^3\) D. \(\Pi R^3\)

Câu 3 : Một hình hộp chữ nhật có ba kích thước tương ứng là a , 2a , 2a . Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp hình hộp

A. \(\frac{9\Pi a^3}{5}\) B. \(\frac{9\Pi a^3}{4}\) C. \(9\Pi a^3\) D. \(\frac{9\Pi a^3}{2}\)

Câu 4 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a , AD = \(a\sqrt{3}\) . Cạnh bên SA vuông góc với đáy và SC tạo với đáy 1 góc 600 . Xác định tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD

A. Tâm là trung điểm SC , R = 2a

B. Tâm là trung điểm SC , R = 4a

C. Tâm trùng với tâm của đáy , R = a

D. Tâm là trung điểm SD , R = \(\frac{a\sqrt{15}}{2}\)

Câu 5 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a , cạnh bên SA vuông góc với đáy , cạnh bên SB bằng \(a\sqrt{3}\) . Tính thể tích khối cầu ngoại tiếp S.ABCD

A. \(\frac{4}{3}\Pi a^3\) B. \(\frac{16\sqrt{2}}{3}a^3\) C. \(12\sqrt{3}a^3\) D. \(\frac{4}{3}a^3\)

HELP ME !!!!!!!!!!!!!

4
AH
Akai Haruma
Giáo viên
30 tháng 8 2020

Câu 5:

Tương tự câu 4, ta thấy tâm $I$ của khối cầu ngoại tiếp $S.ABCD$ là trung điểm $SC$

Theo định lý Pitago:

$SA^2=SB^2-AB^2=(a\sqrt{3})^2-a^2=2a^2$

$AC^2=AB^2+BC^2=a^2+a^2=2a^2$

$SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=\sqrt{2a^2+2a^2}=2a$

Do đó: $R=SI=IC=\frac{SC}{2}=a$

Thể tích khối cầu ngoại tiếp S.ABCD là:

$V=\frac{4}{3}\pi R^3=\frac{4}{3}\pi a^3$

Đáp án A

 

AH
Akai Haruma
Giáo viên
30 tháng 8 2020

Câu 4:

$AC=\sqrt{AB^2+AD^2}=2a$

$(SC, (ABCD))=\widehat{SCA}=60^0$

$\Rightarrow \frac{SA}{AC}=\tan \widehat{SCA}=\tan 60^0=\sqrt{3}$

$\Rightarrow SA=\sqrt{3}.AC=2\sqrt{3}a$

$SC=\sqrt{SA^2+AC^2}=\sqrt{(2\sqrt{3}a)^2+(2a)^2}=4a$

Gọi $I$ tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp. $IS=IA=IC$ nên $I$ là tâm ngoại tiếp tam giác $SAC$

$\Rightarrow I$ là trung điểm $SC$.

Bán kính $IS=IC=\frac{AC}{2}=\frac{4a}{2}=2a$

Đáp án A

NV
29 tháng 5 2019

\(B'D'//BD\Rightarrow\widehat{\left(B'D';AC\right)}=\widehat{\left(BD;AC\right)}\)

\(tan\widehat{ADB}=\frac{AB}{AD}=\sqrt{3}\Rightarrow\widehat{ADB}=60^0\Rightarrow\left(\widehat{BD;AC}\right)=180^0-2.60^0=60^0\)

29 tháng 5 2019

cám ơn ạ

NV
15 tháng 4 2019

Câu 1:

Giải trâu bò: \(m=\frac{x+1}{\sqrt{2x^2+1}}\)

Đặt \(f\left(x\right)=\frac{x+1}{\sqrt{2x^2+1}}\Rightarrow f'\left(x\right)=\frac{\sqrt{2x^2+1}-\frac{\left(x+1\right).2x}{\sqrt{2x^2+1}}}{2x^2+1}=\frac{2x^2+1-2x^2-2x}{\left(2x^2+1\right)\sqrt{2x^2+1}}=\frac{1-2x}{\left(2x^2+1\right)\sqrt{2x^2+1}}\)

\(f'\left(x\right)=0\Rightarrow x=\frac{1}{2}\Rightarrow\) từ BBT ta thấy hàm số đạt cực đại tại \(x=\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow m< f\left(\frac{1}{2}\right)=\frac{\sqrt{6}}{2}\)

Mặt khác ta có:

\(\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow+\infty}\frac{x+1}{\sqrt{2x^2+1}}=lim\frac{1+\frac{1}{x}}{\sqrt{2+\frac{1}{x^2}}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\)

\(\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}f\left(x\right)=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{x+1}{\sqrt{2x^2+1}}=\lim\limits_{x\rightarrow-\infty}\frac{1+\frac{1}{x}}{-\sqrt{2+\frac{1}{x^2}}}=-\frac{\sqrt{2}}{2}\)

\(\Rightarrow-\frac{\sqrt{2}}{2}< m< \frac{\sqrt{6}}{2}\)

NV
15 tháng 4 2019

Câu 2:

S A B C G M N P

\(V_{S.ABC}=\frac{1}{6}SA.AB.BC=\frac{1}{6}a^3\)

Qua G kẻ đường thẳng song song BC lần lượt cắt SB, SC tại M và N

Gọi P là trung điểm SC, áp dụng định lý Talet:

\(\frac{PN}{PC}=\frac{PG}{BP}=\frac{1}{3}\Rightarrow\frac{SN}{SC}=\frac{SM}{SB}=\frac{PN+SP}{2SP}=\frac{PN+PC}{2PC}=\frac{2}{3}\)

Áp dụng công thức Simsons:

\(\frac{V_{S.ANM}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA}{SA}.\frac{SN}{SC}.\frac{SM}{SB}=1.\frac{2}{3}.\frac{2}{3}=\frac{4}{9}\Rightarrow V_{S.ANM}=\frac{4}{9}V_{SABC}=\frac{2}{27}a^3\)

\(\Rightarrow V_{ABCNM}=V_{SABC}-V_{SANM}=\frac{1}{6}a^3-\frac{2}{27}a^3=\frac{5}{54}a^3\)