Câu 1. Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực
A. Đông Nam Á. B. Bắc Á. C. Đông Á. D. Tây Nam Á.
Câu 2. Trung Quốc là quốc gia láng giềng nằm ở phía nào của nước ta?
A. Phía bắc. B. Phía nam. C. Phía tây. D. Phía đông.
Câu 3. Ý nào nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm vị trí và lãnh thổ Trung Quốc?
A. Có diện tích lớn sau LB Nga, Ca-na-đa và Hoa Kì.
B. Nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 quốc gia.
C. Phía đông giáp Biển Đỏ với đường bờ biển dài khoảng 9000km.
D. Các bộ phận lãnh thổ ven biển gom đặc khu hành chính Hồng Công, Ma Cao và đảo Đài Loan.
Câu 4. Dòng sông nào sau đây tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên khá dài giữa Trung Quốc và LB Nga?
A. Hoàng Hà. B. Trường Giang.
C. Hắc Long Giang (A-mua). D. Vôn-ga.
Câu 5. Dãy núi được coi là biên giới tự nhiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ là
A. Hoàng Liên Sơn. B. Hy-ma-lay-a.
C. Côn Luân. D. Thiên Sơn.
Câu 6. Với đặc điểm “Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước”, Trung Quốc có thuận lợi cơ bản về mặt kinh tế - xã hội là
A. có thể giao lưu với nhiều quốc gia.
B. có nhiều tài nguyên thiên nhiên
C. có nhiều dân tộc cùng sinh sống.
D. phân chia thành 22 tinh, 5 khu tự trị.
Câu 7. Với đặc điểm “Lãnh thồ trải dài từ khoảng 20°B tới 53°B và khoảng 73°Đ tới 135°Đ, giáp 14 nước Trung Quốc có khó khăn cơ bản trong việc
A. quản lí xuất, nhập cảnh. B. Quản lí xuất, nhập khẩu.
C. quản lí hành chính, chính quyền D. đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Câu 8. Ranh giới giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thường được phân định theo kinh tuyến
A. 105° Tây. B. 105° Đông. C. 115°Tây. D. 115° Đông.
Câu 9. Miền tự nhiên có nhiều thuận lợi hơn để phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc là
A. miền Đông. B. miền Tâỵ C. miền Tây Bắc. D. miền Tây Nam.
Câu 10. Miền nào của Trung Quốc có đặc điểm tự nhiên sau: “gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa; khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt”
A. Miền Đông B. Miền Tây. C. Miền Bắc. D. Miền Nam.
Câu 11. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở vùng đồng bằng
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 12. Các đồng bằng phía đông của Trung Quốc lần lượt từ Bắc xuống Nam là
A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
B. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trang, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
D. Hoa Nam, Hoa Trang, Hoa Bắc, Đông Bắc.
Câu 13. Đồng bằng ở Trung Quốc được tạo nên bởi sông Hoàng Hà là
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 14. Đồng bằng do sông Trường Giang bồi đắp là
A. Đông Bắc. B. Hoa Bắc. C. Hoa Trung. D. Hoa Nam.
Câu 15. Địa hình núi cao nhất của Trung Quốc tập trung ở khu vực
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Tây Nam. D. Tây Bắc.
Câu 16. Thiếc là loại khoáng sản tập trung ở khu vực nào của Trung Quốc?
A. Phía bắc giáp Mông cổ. B. Phía đông giáp biển.
C. Phía nam giáp Việt Nam. D. Phía tây bắc giáp Ca-dắc-xtan.
Câu 17. Biết diện tích Trung Quốc là 9562,9 nghìn km2, dân số giữa năm 2015 là 1371,9 triệu người, vậy mật độ dân số của nước này là
A. 144 người/km. B. 144 người/km2.
C. 8191 người/km2. D. 10 934 người/km2
Câu 18. Năm 2015, dân số Trung Quốc là 1371,9 triệu người, biết tỉ lệ dân thành thị trong năm này là 54%, vậy số dân thành thị của Trung Quốc năm 2015 là
A. 740 826 triệu người. B. 25 406 triệu người.
C. 740 826 nghìn người. D. 1317,9 triệu người.
Câu 19. Các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng dân số Trung Quốc?
A. 10%. B. 50%. C. 70%. D. 90%.
Câu 20. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, xã hội hiện nay ở Trung Quốc?
A. Các khu tự trị tập trung chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
B. Các thành phố lớn tập trung chủ yếu tại miền Đông
C. Tỉ lệ dân nông thôn khoảng 46%.
D. Mức gia tăng dân số tự nhiên cao.
Câu 21. Để hạn chế tốc độ tăng dân số, từ năm 1979, Trung Quốc đã thực hiện chính sách dân số với nội dung
A. mỗi gia đình có 1 đến 2 con. B. mỗi gia đình chỉ có 1 con trai.
C. mỗi gia đình chỉ có 1 con. D. mỗi gia đình chỉ có 2 con.
Câu 22. Mặt tiêu cực của chính sách dân số “1 con” ở Trung Quốc là
A. giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
B. chất lượng đời sống dân cư được cải thiện
C. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.
D. tỉ lệ dân thành thị tăng.
Câu 23. Ý nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Trung Quốc?
A. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Tây.
B. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền Đông
C. Dân cư phân bố đều, tập trung chủ yếu ở nông thôn.
D. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở miền núi.
Câu 24. Các thành phố có trên 8 triệu dân của Trung Quốc là
A. Bắc Kinh, Thiên Tân. B. Bắc Kinh, Thượng Hải.
C. Thượng Hải, Trùng Khánh. D. Trùng Khánh, Hồng Công.
Câu 25. Miền Đông Trung Quốc có nhiều thành phố triệu dân và dân cư tập trung đông chủ yếu do
A. gần biển, khí hậu mát mẻ.
B. đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
C. nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú.
D. nền kinh tế phát triển.
Câu 26. Miền Tây Trung Quốc dân cư thưa thớt chủ yếu do
A. điều kiện tự nhiên không thuận lợi.
B. sông ngòi ngắn dốc, thường xuyên gây lũ.
C. ít tài nguyên khoáng sản và đất trồng.
D. nhiều hoang mạc, bồn địa.
Câu 27. Nhìn chung miền Tây Trung Quốc thưa dân (chủ yếu có mật độ dưới 1 ngườì/km2) nhưng lại có một dải có mật độ đông hơn với mật độ 1 - 50 người/km2 là do
A. gắn với tuyến đường sắt Đông - Tây mới xây dựng.
B. đó là phần thuộc lưu vực sông Hoàng Hà.
C. gắn với lịch sử “Con đường tơ lụa”.
D. chính sách phân bố dân cư của Trung Quốc.
Câu 28. Tỉ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở Trung Quốc là
A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. rất cao.
Câu 29. về mặt giáo dục, ý nào sau đây không phải là giải pháp Trung Quốc đã làm để chuẩn bị và bổ sung liên tục lực lượng lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hoá đất nước?
A. Nhập khẩu nhiều lao động phổ thông nước ngoài.
B. Cải cách giáo dục, đa dạng hoá các loại hình trường trong nước
C. Cử người đi đào tạo ở nước ngoài.
D. Thuê chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài.
Câu 30. Người Trung Quốc cổ đại là chủ nhân của những phát minh nào sau đây?
A. Đồng hồ, la bàn, gìấy, thuốc súng.
B. La bàn, giấy, kĩ thuật in, bom nguyên tử.
C. La bàn, giấy, kĩ thuật in, thuốc súng.
D. Đúc đồng, gỉấy, thuốc súng, la bàn.
Cho diện tích của Trung Quốc là 9572,8 nghìn km2, dân số là 1303,7 triệu người (năm 2005). Áp dụng công thức tính mật độ dân số, mật độ dân số = số dân / diện tích
Mật độ dân số Trung Quốc năm 2005 = 1.303.700.000 / 9.572.800 = 136 người/ km2
=> Chọn đáp án C