Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
B sai, cách li địa lý chưa chắc đã hình thành nên cách li sinh sản.
D sai, cách li địa lý chỉ góp phần ngăn không cho 2 quần thể có thể trao đổi vốn gen với nhau, giúp nhanh chóng hình thành sự cách li sinh sản mà thôi, ngoài cách li địa lý thì còn có hiện tượng cách li sinh thái, tập tính các dạng cách li này giúp hình thành loài mới.
Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
B. Ở các quần thể sinh vật có khả năng phát tán mạnh, cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
D. Cách ly địa lý là điều kiện cần duy nhất cho việc hình thành loài mới ở thực vật.
Đáp án A
Các phát biểu đúng về diễn thế sinh thái là: I, III,IV
II sai, diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật.
Đáp án B
(1) Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. à đúng
(2) Diễn thể thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. à đúng
(3) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống và thường dẫn đến một quần xã ổn định. à sai, thường tạo quần xã suy thoái.
(4) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. à đúng
Chọn C
- (1), (2), (4), (5) là những phát biểu đúng
(3) là phát biểu sai vì diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật nào từng sống.
Bài 1:
- Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa ăn thịt mắt xích phía sau, vừa bị mắt xích phía trước ăn thịt.
Ví dụ: cỏ —> thỏ—»cáo
- Lưới thức ăn được hình thành từ nhiều chuỗi thức ăn trong quần xã. Trong một lưới thức ăn một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác, hình thành nên nhiều mắt xích chung tất cả các chuỗi thức ăn với nhiều mắt xích chung hợp thành một lưới thức ăn.
Có hai loại chuỗi thức ăn:
Chuỗi thức ăn được mở đầu bằng cây xanh, sau đến động vật ăn thực vật và tiếp nữa là các loài động vật ăn động vật.
Ví dụ: Cây ngô -» sâu ăn lá ngô —> nhái —> rắn hổ mang —» diều hâu.
Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải, sau đến các loài động vật ăn thịt.
Ví dụ: Lá, cành cây khô —» mối -» nhện —> thằn lằn.
Bài 2 :
- Ví dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã đồng cỏ):
+ Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây bụi.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu ăn lá cây, rệp, chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, mối, giun đất.
- Vi dụ về các bậc dinh dưỡng cùa 1 quần xã tự nhiên (quần xã suối):
+ Sinh vật sản xuất: tảo lục, tảo silic, thuỷ tức.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: muỗi nước, tôm, cá mè.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: nhện nước, cá quả.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, giun.
+ Chất hữu cơ từ ngoài theo dòng suối: các mẩu lá cây, cành cây, rác,...
- Ví dụ về bậc dinh dưỡng của quần xã nhân tạo (quần xã đồng lúa):
+ Sinh vật sản xuất: cây lúa.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 1: sâu đục thân lúa, rệp. chuột.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc 2: chim sâu, rắn.
+ Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất: diều hâu.
+ Sinh vật phân huỷ: vi khuẩn, nấm, giun đất.
*Trên một NST thường xét hai locut gen: gen A có 3 alen, gen B có 4 alen.
Có 3x4 = 12 loại nhiễm sắc thể: a1b1, a1b2,...., a3b3, a3b4.
Để tạo ra kiểu gen dị hợp về cả 2 gen thì NST a1b1 sẽ kết hợp các NST không chứa a1 và b1, có 6 NST như vậy (gồm a2b2, a2b3, a2b4, a3b2, a3b3, a3b4)
Tương tự như vậy với các NST a1b2, a1b3, a1b4. Có 4 x 6 = 18 kiểu gen
Đối với a2b1 thì chỉ kết hợp được với a3b2, a3be, a3b4. Tương tự với a2b2, a2b3, a2b4 → Có
4x3=12 kiểu gen. Tổng cộng là 18+12=30 kiểu gen dị hợp về cả 2 gen A và B.
*Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, xét một locut có 4 alen.
*Kiểu gen XX: Số kiểu gen dị hợp: 4(4-1)/2=6
* Kiểu gen XY: Số kiểu gen dị hợp = 2x6=12
Tổng số có 6+12=18 kiểu gen dị hợp về cặp gen này.
Vậy, tổng số kiểu gen dị hợp về cả 3 gen trên là 30 x 18 = 540
Gen 1 và dị hợp = 2x (3x4/2)x (4x5/2)= 36
Gen trên vùng tương đồng của X và Y = XX +XY
+XX dị hợp = 3x4/2 = 6
+XY dị hợp = 6x2 =12
Số loại kg dh = 36x(12+6)= 648
Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì :
1.các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do
2.một gen thường có nhiều alen khác nhau
3.số biến dị tổ hợp rất lớn
4.số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn
Cây cà độc dược thể ba đối với NST C, tức là trong bộ NST lưỡng bội của cây này có 3 NST C (CCC)
Cây lưỡng bội bình thường có 2 NST C (CC). Như vậy, theo để ra ta có sơ đồ lai:
P: CCC X CC
Gp: (1/2 CC, 1/2C) ; C
F1: 1/2CCC ; 1/2 CC
Như vậy, có 2 loại cây con, mỗi loại chiếm 50%, tức là 50% số cây con là thể 3 (CCC) và 50% số cây con là lưỡng bội bình thường (CC).
- Đột biến gen ở vùng promoter làm tăng khả năng biểu hiện của gen, làm tăng sản phẩm của gen tiền ung thư.
- Đột biến gen trong vùng mã hóa làm tính bền của sản phầm của gen tiền ung thư tăng lên.
- Đột biến chuyển đoạn làm chuyển gen tiên ung thư đến vị trí thuận lợi làm tăng sản phẩm gen.
Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng (các prôtêin tham gia điều hoà quá trình phân bào). Hoạt động của những gen này (còn được gọi là gen tiền ung thư) bình thường chịu sự điều khiển của cơ thể để chỉ tạo ra một lượng sản phẩm vừa đủ đáp ứng lại nhu cầu phân chia tế bào một cách bình thường.
Khi bị đột biến, gen trở nên hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ-phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Đột biến làm gen tiền ung thư chuyển thành gen ung thư thường là đột biến trội.
Đáp án D
(1) Đúng. Nhiệt độ không khí làm xuống quá thấp làm chết nhiều động vật biến nhiệt,...
(2) Đúng. Để số lượng cá thế ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường để tồn tại.
(3) Đúng. Những việc làm như đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ rừng nguyên sinh làm thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật qua đó làm biến động số lượng cá thể của quần thể.
(4) Sai. Biến động theo chu kì xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường.