K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 1 2018

Đáp án: D

Giải thích:

- Công thức: Sự tăng lên = giá trị năm cuối – giá trị năm gốc.

- Từ công thức trên, ta được: Sản lượng thủy sản khai thác tăng 433 nghìn tấn, nuôi trồng tăng 1288 nghìn tấn và giá trị sản xuất tăng 17 876 tỉ đồng.

- Qua kết quả tính toán và bảng số liệu ta có những nhận xét sau:

     + Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục và tăng thêm 433 nghìn tấn. Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2005 – 2007 luôn lớn hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng nhưng từ năm 2007 – 2010 thì luôn nhỏ hơn.

     + Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và tăng thêm 1228 nghìn tấn (tăng nhanh hơn khai thác).

     + Giá trị sản xuất tăng liên tục và tăng thêm 17 876 tỉ đồng.

Như vậy, với những nhận xét trên, xét thấy ý D là chính xác nhất.

5 tháng 2 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần) = giá

trị năm sau / giá trị năm gốc

Sản lượng khai thác tăng 2 421 / 1 988 = 1,22 lần

Sản lượng nuôi trồng tăng 2 707 / 1 479 = 1,83 lần

=> Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng

=> Chọn đáp án B

10 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

20 tháng 10 2019

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Sản lượng và giá trị sản xuất ngày càng tăng và tăng liên tục qua các năm => D sai.

- Sản lượng khai thác tăng chậm hơn sản lượng nuôi trồng => B đúng và C sai.

- Năm 2005 sản lượng khai thác lớn hơn sản lượng nuôi trồng nhưng sau 2007 sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác => A sai.

Chọn: B.

31 tháng 5 2018

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy: Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác => A sai.

Chọn: A.

22 tháng 12 2019

Ở nước ta, thủy sản nuôi trồng đã vươn lên và vượt thủy sản khai thác cả về sản lượng và giá trị, nguyên nhân chủ yếu là do nuôi trồng thủy sản cho Hiệu quả kinh tế cao và tính chủ động trong sản xuất hàng hóa (vì khai thác thủy sản phụ thuộc nhiều hơn vào tự nhiên, vào thời tiết, con nước, thủy triều...còn nuôi trồng khắc phục được nhiều hạn chế do bớt phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, chủ động hơn trong sản xuất, cho ra sản lượng thủy sản ổn định hơn)

=> Chọn đáp án A

27 tháng 1 2018

Gợi ý làm bài

a) Tính tỉ trọng

Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thuỷ sản của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Từ năm 1990 đến năm 2005, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng; từ năm 2007 đến năm 2010, tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng cao hơn tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Từ năm 1990 đến năm 2010:

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản khai thác liên tục giảm, từ 81,8% (năm 1990) xuống còn 46,9% (năm 2010), giảm 34,9%. Trong đó, giảm nhanh nhất là giai đoạn 2000 - 2007 (giảm 24,4%).

+ Tỉ trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng tương ứng (34,9% ).

* Giải thích

- Do sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

- Do tác động của các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội.

xuất và đời sống.

20 tháng 3 2018

Áp dụng công thức tính tốc độ tăng trưởng (đơn vị: lần) Tốc độ tăng trưởng = giá trị năm sau / giá trị năm gốc

Sản lượng thủy sản khai thác tăng : 2705,4 / 1987,9 = 1,36 lần

Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng: 3115,3 / 1479,9 = 2,1 lần => sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác

Nhận định không đúng về tình hình sản xuất thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2012 là “sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn thủy sản khai thác”

=> Chọn đáp án A

2 tháng 2 2019

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị 2 đối tượng có 2 đơn vị khác nhau là biểu đồ kết hợp

=> biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 - 2015 là biểu đồ kết hợp cột đường, cột thể hiện sản lượng (nghìn tấn), đường thể hiện giá trị xuất khẩu (triệu đô la Mỹ)

=> Chọn đáp án C

6 tháng 1 2018

Đáp án: C