K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2018

Đáp án C

1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.
Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.
Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.
Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.

2. Tế bào chất
Tế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 
3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.

=>Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.

21 tháng 8 2017

MÀNG SINH CHẤT:

- Có lớp kép phôtpholipit bao lấy khối tế bào chất, các phân tử prôtêin phân bố rải rác trong lớp kép phôtpholipit và nằm ở 2 phía của màng.

- Các phân tử prôtêin và phôpholipit có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ, tạo nên cấu trúc dạng khảm động

Vậy: C đúng

12 tháng 3 2019

Chọn C.

Có hai loại tế bào là:

1.    Các riboxom.                  

2. Tổng hợp ATP. 

3. Màng tế bào.   

6. AND polymerase.

7.  Sự quang hợp.

27 tháng 12 2018

Chọn A

Xem xét các ý đưa ra, ta nhận thấy: thành tế bào (1); vỏ nhầy (2) và màng sinh chất (3) là những thành phần có ở hầu hết các loài vi khuẩn, màng nhân (3) là cấu trúc không có ở vi khuẩn. Vậy đáp án của câu hỏi này là: 3.

3 tháng 10 2017

Đáp án C

I Sai. Tế bào nhân sơ chưa có hệ thống nội màng và bào quan có màng bao bọc.

II Đúng.

III Sai. S/V càng lớn, quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường càng nhanh.

IV Đúng. Plasmid không phải vật chất di truyền tối cần thiết.

13 tháng 7 2019

III àđúng.

Vậy: A đúng

Tế bào động vật và tế bào thực vật đều được cấu tạo bởi màng, tế bào chất và nhân. Tuy nhiên trong tế bào chất của thực vật có lạp thể, tế bào chất của động vật không có lạp thể. Do đó  thực vật có khả năng tự dưỡng còn động vật không có khả năng này. Theo quan điểm của thuyết tiêu hóa hiện đại, điều này chứng tỏ: A. Động vật và thực vật không có cùng nguồn...
Đọc tiếp

Tế bào động vật và tế bào thực vật đều được cấu tạo bởi màng, tế bào chất và nhân. Tuy nhiên trong tế bào chất của thực vật có lạp thể, tế bào chất của động vật không có lạp thể. Do đó  thực vật có khả năng tự dưỡng còn động vật không có khả năng này. Theo quan điểm của thuyết tiêu hóa hiện đại, điều này chứng tỏ:

A. Động vật và thực vật không có cùng nguồn gốc.

B. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc, trong quá trình sống xuất hiện biến dị khác nhau nên có bào quan khác nhau.

C. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc trong quá trính sống chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp cũng hướng do đó chúng có bào quan khác nhau.

D. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc, trong quá trình sống, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo hướng dinh dưỡng khác nhau, do đó chúng có bào quan khác nhạu.

1
16 tháng 12 2018

Tế bào động vật và tế bào thực vật đều được cấu tạo bởi màng, tế bào chất và nhân => có cấu tạo giống nhan nên có cùng nguồn gốc

Tế bào thực vật có khả năng tự dưỡng có lạp thể tế bào động không có khả năng này => chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo hướng dinh dưỡng khác nhau, do đó chúng có bào quan khác nhau.

Đáp án D

18 tháng 7 2019

Đáp án : C

Cônsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc ( ở pha G2 và kì đầu) gây  , khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác dụng .

Ở kì giữa , kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong => cônsixin không tác động được

6 tháng 2 2019

Đáp án C

Côsixin là hóa chất gây đột biến rối loạn trong quá trình hình thành thoi vô sắc (ở pha G2 và kì đầu) khiến thoi vô sắc không được hình thành, khi thoi vô sắc đã hình thành thì hóa chất này không có tác dụng.

Ở kì giữa, kì sau và kì cuối thì thoi vô sắc đã hình thành xong do vậy côsixin không tác động được.

29 tháng 3 2016

 Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan

29 tháng 3 2016

Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:

-giai đoạn hấp thụ:nhờ glicoprotein đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào,nếu không thì virut không bám được vào.

-giai đoạn xâm nhập:đối với phagow enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vaaof tế bào chất.Đối với virut động vật đưa cả nuclecapsit vào tế bào chất sau đó"cởi vỏ"để giải phóng axit nucleic.

-giai đoạn sinh tổng hợp.virut sử dụng enzim là nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nucleic và protein cho riêng mình.

-giai đoạn phóng thích;virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ta ngoài.Khi virut nhân lên làm tan tế bào được gọi là chu trình tan.hihiyeu