K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Trong bài thơ “Quê hương”

Bng mt đon văn quy np khong 10 câu, hãy trình bày cm nhn ca em về cái hay trong nghệ thut, ni dung ca đon thơ trên, gch chân và chú thích rõ mt câu cm thántrong đon văn.

Câu 2. Vì sao câu thơ thba ca khthơ trên li đưc đt trong du ngoc kép ?

Có mt câu chuyn kể về du hc sinh ở Pháp, rng cô hc rt gii, tt nghip xut sc mt trưng đi hc danh giá. Cô tràn đy tự tin đến các công ty ln để xin vic. Nhưng lạ thay, họ hào hng chào đón cô ri sau đó li chi t. Mãi cô mi biết đưc lí do họ từ chi là vì qua thtín dng, hbiết cô bị pht ba ln trn vé tàu đin. Cô bị pht ba ln tc cô phi gian ln rt nhiu ln. Phía tuyn dng cho rng cô không xng đáng đưc tin tưng. Cô chua xót nhn ra bài hc: Đo đc có thbù đp cho sthiếu ht vtrí tunhưng trí tuệ mãi mãi không thbù đp cho sthiếu ht vđo đc. Tht tiếc cho cô gái! Vì thiếu ttrng, thiếu trung thc, không kim chế đưc bn thân mà làm điu gian di. Vic tưng nhnhưng cô đã đánh mt cơ hi ln ca cuc đi.

Câu chuyn trên cho em suy nghĩ gì v:

1.Lòng trung thc

2. Lòng ttrng

3. Ý chí, nghlc

Em hãy viết mt bài văn nghị lun bàn về mt trong ba vn đề trên.

0
BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG” Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau: Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua. a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản. b) So sánh các từ bị chép sai...
Đọc tiếp

BÀI ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỚ RỪNG”

Bài tập 1.Một bạn học sinh đã chép hai câu thơ đầu của bài thơ “Nhớ rừng” của nhà thơ Thế Lữ như sau:

Ngậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua.

a) Bạn ấy đã chép sai ở chỗ nào? Em hãy chép lại cho đúng với nguyên bản.

b) So sánh các từ bị chép sai với các từ ở trong nguyên bản để thấy rõ cái hay trong việc dùng từ của nhà thơ Thế Lữ.

c) Có ý kiến cho rằng hai câu thơ đã thể hiện sự đối lập giữa vẻ bên ngoài với nội tâm của con hổ. Em có đồng tình với ý kiến này không ? Vì sao ?

Bài tập 2.Khổ thơ thứ ba của bài thơ “Nhớ rừng” được xem là một bộ tranh tứ bình độc đáo. Hãy viết một đoạn vân trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bộ tranh ấy.

Bài tập 3. Trong bài thơ “Nhớ rừng”, cảnh vườn bách thú và cảnh giang sơn ngày xưa của hổ hoàn toàn đối lập với nhau. Hãy tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện điều ấy.

Bài tập 4. Vì sao nhà thơ Thế Lữ lại mượn “lời con hổ ở vườn bách thú” ?. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ ?

Bài tập 5. Vì sao có thể nói bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy ?

Giúp mk vs ạ !!!

2
4 tháng 4 2020

Bài 4

  • Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
  • Tác dụng:
    • Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
    • Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
    • Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
    • Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
4 tháng 4 2020

Bài 2

Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.

Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.

Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.

Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.

Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.

6 tháng 1 2019

-Mở bài thì tự làm nhé ,dẫn dắt cho làm sao phù hợp liên kết với bài mình làm.

-Trước tiên nên nói qua các khổ trước để dẫn vào vấn đề chính.Cái này dùng trí tưởng tượng diễn đạt câu thơ đó ra rồi thêm 1 vài chi tiết mình cho là phù hợp(Vì c không nhớ thơ nên không nói ra cụ thể đc)

-Hình ảnh người bà dịu dàng,ân cần từng chút để lo cho đứa cháu của mình,lo cho mọi thứ có trong nhà.Người bà lấy đèn soi từng quả trứng kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để cho gà mái ấp.Bà làm rất ân cần và tỉ mỉ.Cầm từng quá trứng lên mà soi quanh quả trứng không chừa một chỗ nào.ôi lúc này hình ảnh người bà hiện ra thật dẹp làm sao.Nhìn từng cử chỉ tay bà xoay quá trứng như bà đang nâng niu đứa con của mình.Bà làm rất nhanh để tránh trứng bị mất nhiệt.Sự hiểu biết của bà làm cho người đọc ngwòi nghe pải khâm phục vào những năm đói rét của thời xưa.(Miếu tả qua bàn tay khuôn mặt bà,căn phòng bà nó ra sao...)=>Cốt của khổ này là miêu tả hành động cử chỉ bà

-Cứ hàng năm hàng năm bà rất sốt ruột về thời tiết bà mong sao trời tiết không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc dàn gà toi để mà cuối năm bà bán gà ,dứa cháu thân thương của bà sẽ có bộ quần áo mới.Dù làm gì ntn bà vẫn luôn nghĩ đến lợi ích của dứa cháu mình.Đến đoạn này em miêu tả bàn tay bà vỗ về đà n gà toi+kết hợp với tự sự,độc thoại.Như 1 lời tâm sự với dàn gà nhé->Dùng trí tưởng tượng để nch với con gà.Sau đó miêu tả nội tâm của bà ntn(bà lo lắng,bà sợ,kuôn mặt bà buồn....lòng bà không yên...).Nhấn mạnh doạn Cháu đc quần áo mới."=>sự dụng yếu tố biểu cảm.Chao ôi người bà thật vĩ đại làm sao=>Liên kết với khổ trc xem bà đã làm gì cho cháu nữa...

6 tháng 1 2019

em cảm ơn ạ

25 tháng 2 2020

a. - Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ " Đập đá ở Côn Lôn" của tác giả Phan Châu Trinh.

- Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

b. Bốn câu thơ trên có hai lớp nghĩa:

- Tầng nghĩa 1: Thể hiên môi trường công việc, hoàn cảnh lao động khổ sai của các người tù yêu nước.

- Tầng nghĩa 2: Qua đó, khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng với những hành động phi thường vì nước, vì dân.

c. Giá trị nghệ thuật của bài thơ:

- Giọng thơ: Ngang tàn, mạnh mẽ, khí thế hào hùng, bất khuất

- Nghệ thuật: đối, động từ mạnh...

- Nhịp thơ: Mạnh, dồn dập

- Những cảm xúc được thể hiện: lạc quan, ý chí sắt đá không lung lay của các người tù cách mạng

25 tháng 2 2020

cảm ơn

I.VĂN BẢN (8 câu)Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản...
Đọc tiếp

I.VĂN BẢN (8 câu)

Câu 1 : Trình bày diễn biến tâm lí của chị Dậu thể hiện qua cách xưng hô khi hội thoại với Cai Lệ trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của nhà văn Ngô Tất Tố.

Câu 2: Nêu một số tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và tính mạng con người?

Câu 3: Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào qua văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng?

Câu 4: ***** vàng có ý nghĩa nhiều mặt đối với Lão Hạc. Theo em, ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với Lão Hạc?

Câu 5: Qua văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” hãy chỉ ra những phương diện gây tác hại của bao bì ni lông?

Câu 6: Em hãy nêu trình tự diễn tả những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả Thanh Tịnh trong đoạn trích “ Tôi đi học”?

Câu 7: Vì sao nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men?

Câu 8 : Qua bài thơ“ Đập đá ở Côn Lôn” em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của nhà chiến sĩ yêu nước Phan Châu Trinh ?

II. TIẾNG VIỆT (9 câu)

Câu 1: Hãy nêu khái niệm và tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh?Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2 : Thế nào là trường từ vựng? Tìm 4 từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ màu sắc?

Câu 3 : Thế nào là trợ từ? Xác định và nêu tác dụng của trợ từ được sử dụng trong câu văn : Chính các cháu đã giúp Lan học tập tốt.

Câu 4 : Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong 2 câu thơ sau ?

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Câu 5: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép? Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 6: Tình thái từ là gì ?

- Cho câu sau đây: Con muốn đọc cuốn truyện tranh kia cơ!

Trong câu trên, tác dụng của thành phần tình thái từ là gì ?

Câu 7: - Em hiểu thế nào là nói quá?

- Tác dụng của phép nói quá trong 2 câu sau là gì ?

“...Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non...”

( Hồ Xuân Hương)

Câu 8 :

- Thế nào là câu ghép.

- Phân tích cụm chủ- vị trong câu văn sau và cho biết có phải là câu ghép không ?

“Hôm nay, trời rất trong lành và nắng rất ấm áp.”

Câu 9 : - Thế nào là thán từ ?

- Thán từ trong câu dười đây bộc lộ cảm xúc gì ?

Trời ơi ! Sao bạn lại đến đúng lúc thế ?

III. TẬP LÀM VĂN (5 đề).

Đề 1: Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với con vật nuôi mà em thích.

Đề 2: Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi học.

Đề 3: Thuyết minh về một loài động vật có ích đối với con người.

Đề 4: Hãy giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.

3
30 tháng 11 2016

bucminhbucminhbucminhLàm ơn giúp mk vs nha các bneoeoeoeoeoeoMk sắp thi HK rùikhocroikhocroikhocroiMơn các bn nhìu lém

1 tháng 12 2016

câu 7 bài 1

- mơ ước cả đời của cụ Bơ-men

- làm Xiu khỏi bệnh

-đánh đổi cuộc đời của cụ Bơ mem

-chiếc lá giống thật khiến Xiu và Gioon xi không nhận ra

25 tháng 2 2020

a. Ư

a. À

c. Nhỉ

Chúc bạn học tốt!

25 tháng 2 2020

cảm ơn

1 tháng 6 2020

Bài học tận dụng thời cơ, sống hết mình cho từng khoảnh khắc hiện tại.

10 tháng 10 2017

Đôn Ki-hô tê:

  • Đôn Ki-hô-tê có hoài bão, ước mơ tốt : diệt ác, cứu nguy nhưng phi thực tế. Lão vốn là dòng dõi quý tộc, do đọc nhiều sách kiếm hiệp mà mê muội bắt chước các nhân vật trong truyện làm một hiệp sĩ lang thang để tiễu trừ quân gian ác và giúp đỡ người lương thiện. Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão hiệp sĩ tưởng đó là những tên khổng lồ gian ác và nghĩ đó là phép thuật cùa pháp sư Phơ-re-xtôn. Lão muốn ra tay tiễu trừ sự xấu xa. Khát vọng ấy của Đôn Ki-hô-tê là tốt đẹp nhưng chỉ tiếc là do đầu óc hoang tưởng làm cho sai lệch đi và trở thành hão huyền.
  • Hành động dũng cảm, quên mình diệt cái ác là rất đáng khâm phục ở lão hiệp sĩ, nhưng hành động ấy trở nên nực cười vì chỉ là đánh nhau với cối xay gió. Lăo bị trọng thương mà không hể rên rỉ cũng rất đáng học tập, nhưng đáng tiếc đó chỉ vì lão muốn làm theo các hiệp sĩ trong sách.
  • Thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông. Lão không quan tâm đến nhu cầu cá nhân của mình như ăn và ngủ bởi lão cho đó là chuyện tầm thường của hiệp sĩ nhưng lại rất buồn cười khi lão không ngủ, nhịn đói nhịn khát và chí nghi tới “tình nương”.

==> Đôn Ki-hô-tê có nhiều tính cách tốt đẹp như khát vọng muốn làm hiệp sĩ diệt trừ cái ác, bao vệ người lương thiện, hành động dũng cảm, quên mình vì mục đích cao cả, nhưng cái đáng trách ở lão là kẻ mê muội, hão huyền, phi thực tế, đáng trách mà cũng đáng thương.

Nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộc lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu:

  • Sống vui vẻ, tự nhiên, thoải mái: Xan-chô Pan-xa là một bác nông dân béo lùn cưỡi trên lưng con lừa thấp tè. Bác làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với kì vọng là khi chủ thành đạt sự nghiệp lớn, bác sẽ được làm thông đốc cai quản một vài hòn đảo. Đủng đỉnh cười lừa đi sau chú, gã giám mã này chẳng lúc nào quên bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ các thức ăn ngon.
  • Đầu óc sáng, thiết thực: Bác luôn tỉnh táo. Khi thấy chủ muốn tiến công những chiếc cối xay gió, bác vội can ngăn. Nhưng khi chú xông tới giao tranh với cối xay gió, bác đã hèn nhát lẩn tránh, đợi tới lúc chú bị trọng thương, bác mới vội thúc lừa đến cứu
  • Nhát gan, ích kỉ: Bác sợ hài, nhút nhát, nếu không muốn nói là hèn nhát. Hơi đau một chút thì rên rỉ ngay.
  • Thiện cận, vụ lợi: Bác quan tâm đến nhu cầu vật chất hàng ngày như ăn, ngủ, nhưng vì quá chú trọng chăm lo cho cá nhân mình nên trở thành tầm thường.

==> Có thể nói, Xan-chô Pan-xa khác xa với tính cách của người chủ. Bác sống thực tế, thiết thực hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách như nhát gan, ích kỉ và vụ lợi.

18 tháng 10 2017


Đôn Ki-hô-tê
- Theo đuổi lí tưởng cao đẹp
- Dũng cảm, lao thẳng vào hiểm nguy
- Xa rời thực tế
- Hành động mù quáng, điên rồ
- Làm theo sách vở kiếm hiệp

Xan chô Pan xa
- Thực dụng
- Tránh xa những nguy hiểm
- Luôn luôn thực tế
- Hành động tỉnh táo, khôn ngoan
- Làm theo sở thích tự nhiên

BT1: (1) Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ (2) Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa. (3) Chuyện đến tai quan huyện (4) Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường (5) Quan phán bảo : (6) Nghe đây (7) Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa (8) Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta (9) Anh mà lừa đươc jta thì ta cho 30 quan tiền (10)...
Đọc tiếp

BT1:

(1) Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ (2) Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa.

(3) Chuyện đến tai quan huyện (4) Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường

(5) Quan phán bảo :

(6) Nghe đây (7) Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa (8) Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta (9) Anh mà lừa đươc jta thì ta cho 30 quan tiền (10) Anh không lừa được ta thì đánh anh 30 roi.

(11) Anh ta gãi đầu gãi tai thưa:

(12) Lạy quan lớn đèn trời soi xét (13) Quan đừng nghe thiên hạ (14) Oan con lắm (15) Con có nói láo bao giờ đâu (16) Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu đem về được một bộ sách viết toàn chuyện lạ (17) Con xem thấy hay , đem kể lại , nhưng người ta không tin , họ cứ bảo con nói láo .

(18) Quan không để anh nói hết lời :

(19) – Tuyệt thật (20) Sách quý quá nhỉ (21) Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm được không ?

(22) Bẩm quan lớn (23)Con làm gì có sách ấy (24) Con nói láo đấy ạ .

(25)Bấy giờ quan mới ngản người ra , đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.

a)Hãy điền các loiaj dấu câu thích hợp vào văn bản truyện trên .

b)Xác định các kiểu câu(chia the mục đích nói ) trong văn banar.

c)Chỉ ra than từ , tình thái từ có trong văn bản trên.

d)Chỉ ra câu ghép có trong văn bản trên.

1
21 tháng 7 2019

a,b; Xưa có một anh chàng nói láo rất điêu nghệ. Bao nhiêu người tuy đã biết anh mà vẫn bị mắc lừa.(Câu trần thuật)

-Chuyện đến tai quan huyện. Một hôm , quan cứ đòi anh ta đến công đường(Câu trần thuật)

Quan phán bảo :(Câu trần thuật)

- Nghe đây(Câu cầu khiến)! Lâu nay thiên hạ đồn anh nói láo tài lắm , và nhiều người đã bị anh lừa(Câu trần thuật). Bây giờ,anh hãy nói láo trước mặt ta(Cầu khiến)! Anh mà lừa được ta thì ta cho 30 quan tiền. Anh không lừa được ta thì đánh anh 30 roi.

Anh ta gãi đầu gãi tai thưa:

- Lạy quan lớn đèn trời soi xét. Quan đừng nghe thiên hạ(cầu khiến)! Oan con lắm1 Con có nói láo bao giờ đâu. Nguyên con có cụ tổ đi sứ bên Tàu đem về được một bộ sách viết toàn chuyện lạ. Con xem thấy hay , đem kể lại , nhưng người ta không tin , họ cứ bảo con nói láo .

Quan không để anh nói hết lời :

– Tuyệt thật! Sách quý quá nhỉ(Nghi vấn)? Anh có thể cho ta mượn xem ít hôm được không (Câu nghi vấn)?

- Bẩm quan lớn! Con làm gì có sách ấy. Con nói láo đấy ạ .

Bấy giờ quan mới ngản người ra , đành phải trao ba chục quan tiền cho anh chàng nọ.

Còn lại đều là câu trần thuật.

c, Thán từ: Tuyệt thât

Tình thái từ: ạ

d, (7), (17)

18 tháng 6 2019

B1:-vừa ~ đã =>Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biêu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy - văn 8 tập 1 (trang 123 - 126) - Tech12h

-vừa ~ đã

-chưa … đã

-càng … càng …

B2:

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử...! Cái chết của
lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên... Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,... ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,... là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Caor..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch" khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “"con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn di. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.

Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.

Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.

B3:bn tham khao nha:

Qua đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) người bà cô bộc lộ bản chất là một kẻ lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột rà trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc đó.

Nhân vật bà cô trong đoạn trích nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung mang giá trị hiện thực sâu sắc. Nó ẩn chứa sức mạnh tố cáo hạng người giả dối, tàn nhẫn, mất hết sự trắc ẩn của tình người, tình máu mủ.. Đồng thời, nó cùng khẳng định tấm lòng đồng cảm, yêu thương của nhà văn đối với những số phận bất hạnh trong xã hội phong kiến nửa thực dân xưa.

#Hok tot#Kem

19 tháng 6 2019

Câu 2 làm nhầm đề rồi nha, đề yêu cầu là đoạn văn diễn dịch trong đó có câu ghép nhé!!!