K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2021

1: Âm mưu, diễn biến chính của cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2 của Pháp (1882) ? 

*Âm mưu:

- Thực dân Pháp lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp.

* Diễn biến:

- Ngày 3-4-1882, quân Pháp do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện.

- Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.

- Sau đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.

2. Những nét chính về cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì chống thực dân Pháp lần thứ 2 ?

- Cuối năm 1872, chúng cho lái buôn Đuy-buy gây rối ở Hà Nội, nhằm tạo cơ hội cho Pháp can thiệp sâu vào vấn đề Bắc Kì.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-buy, Gác-ni-ê đưa hơn 200 quân Pháp ra Bắc. Nhưng thực chất, đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân Pháp.

- Sau đó, Pháp cho quân đánh thành Hà Nội 20-11-1873. Sau khi chiếm được thành, chúng cho quân đánh chiếm các tình Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình và Nam Định.

3. Nội dung cơ bản của hiệp ước Pa-tơ-nốt. Đánh giá trách nghiệm của triều Nguyễn trong việc đánh mất nước?

Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt: Có nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

Trách nhiệm nhà Nguyễn

-Trước khi Pháp xâm lược Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.

=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược

-Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp

-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)

-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)

-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.

-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.

- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

 

 

24 tháng 10 2023

Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?

B. Phạm Văn Nghị

24 tháng 10 2023

Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

16 tháng 9 2017

Khi quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.Câu 2. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng...
Đọc tiếp

Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?

A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.

C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.

D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.

Câu 2. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ nhất có ý gì?

A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc.

B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ.

C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì.

            D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận

Câu 3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?

A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862.                   B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.

C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862.                   D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.

Câu 4. Câu nói “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?

A. Trương Định                                                              B. Trương Quyền       

C. Nguyễn Trung Trực                                                   D. Nguyễn Tri Phương

Câu 5. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại thành Hà Nội lần thứ hai?

             A. Nguyễn Trung Trực.                                          B. Trương Định.

             C. Hoàng Diệu.                                                       D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 6. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách lá một quốc gia độc lập?

           A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).                           B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).

           C. Hiệp ước Hác- măng (1883).                            D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

Câu 7. Lãnh đạo phong trào Đông Du (1905-1909) là

A. Phan Châu Trinh                                                      B. Phan Bội Châu

C. Lương Văn Can                                                        D. Trịnh Văn Cấn

Câu  8. Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?

A. Giúp vua cứu nước                                                       B. Bảo vệ cuộc sống

C. Giành lại độc lập.                         D. Cứu nước, cứu nhà.

Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là

A. khởi nghĩa Bãi Sậy                      B. khởi nghĩa Yên Thế

C. khởi nghĩa Hương Khê                D. khởi nghĩa  Ba Đình

0
12 tháng 3 2023

Câu 1 :
  Quân ta đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự đốt nhà, tạo thành tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.
Câu 2 : 
  Vì triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
  

Câu 1: Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tại A. Hà Nội. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Gia Định. Câu 2: Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được A. bán đảo Sơn Trà. B. toàn bộ Đà Nẵng. C. Đà Nẵng và Huế. D. 6 tỉnh Nam Kì. Câu 3: Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công A. Huế. B. Hà Nội. C. Hải Phòng. D. Gia...
Đọc tiếp

Câu 1: Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tại

A. Hà Nội. B. Huế. C. Đà Nẵng. D. Gia Định.

Câu 2: Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được

A. bán đảo Sơn Trà. B. toàn bộ Đà Nẵng.

C. Đà Nẵng và Huế. D. 6 tỉnh Nam Kì.

Câu 3: Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công

A. Huế. B. Hà Nội. C. Hải Phòng. D. Gia Định.

Câu 4: Người chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định chống lại quân Pháp là

A. Trương Định. B. Phan Thanh Giản.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 5: Nghĩa quân do ai chỉ huy đã đốt cháy tàu chiến Hi vọng của Pháp?

A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Trương Quyền.

C. Nguyễn Trung Trực. D. Nguyễn Hữu Huân.

Câu 6: Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Hữu Huân.

C. Lưu Vĩnh Phúc. D. Hoàng Tá Viêm.

Câu 7: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là

A. Nguyễn Đình Chiều. B. Trương Định.

C. Phạm Văn Nghị. D. Phan Liêm.

Câu 8: Trong lần đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp lấy cớ là

A. giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy.

B. giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

C. mượn đường để tấn công Trung Quốc.

D. giúp đỡ triều đình nhà Nguyễn chống lại quân Thanh ở Bắc Kì.

Câu 9: Ngày 20/11/1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công thành nào ở Bắc Kì?

A. Hải Phòng. B. Lạng Sơn. C. Nam Định. D. Hà Nội.

Câu 10: Viên quan của triều đình nhà Nguyễn đã chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1873

A. Nguyễn Tri Phương. B. Lưu Vĩnh Phúc.

C. Hoàng Diệu. D. Hoàng Tá Viêm.

Câu 11: Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới sự chỉ huy của

A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.

B. Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị.

D. Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 12: Trong lần tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873), quân Pháp gặp thất bại nặng nề ở

A. thành Hà Nội. B. Cầu Giấy (Hà Nội).

C. Sơn Tây. D. cửa ô Thanh Hà (Hà Nội).

Câu 13: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị ta tiêu diệt là

A. Đuy-puy. B. Ri-vi-e. C. Hác-măng. D. Gác-ni-ê.

Câu 14: Từ năm 1858 đến năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp mấy bản hiệp ước?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự đô hộ của Pháp ở

A. 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. B. 6 tỉnh Nam Kì.

C. toàn bộ Bắc Kì và Nam Kì. D. toàn bộ lãnh thổ nước ta.

1
6 tháng 3 2020

Câu 1: Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta tại

C. Đà Nẵng.

Câu 2: Sau 5 tháng xâm lược nước ta, quân Pháp đã đánh chiếm được

A. Bán đảo Sơn Trà.

Câu 3: Thất bại trong âm mưu đánh chiếm Đà Nẵng, quân Pháp chuyển hướng tấn công

D. Gia Định.

Câu 4: Người chỉ huy cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định chống lại quân Pháp là

D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 5: Nghĩa quân do ai chỉ huy đã đốt cháy tàu chiến Hi vọng của Pháp?

C. Nguyễn Trung Trực.

Câu 6: Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của

A. Nguyễn Trung Trực.

Câu 7: Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là

B. Trương Định

Câu 8: Trong lần đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp lấy cớ là

A. giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy.

Câu 9: Ngày 20/11/1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công thành nào ở Bắc Kì?

D. Hà Nội.

Câu 10: Viên quan của triều đình nhà Nguyễn đã chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1873

A. Nguyễn Tri Phương.

Câu 11: Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới sự chỉ huy của

A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.

Câu 12: Trong lần tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873), quân Pháp gặp thất bại nặng nề ở

B. Cầu Giấy (Hà Nội).

Câu 13: Tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất, chỉ huy quân Pháp bị ta tiêu diệt là

D. Gác-ni-ê.

Câu 14: Từ năm 1858 đến năm 1874, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp mấy bản hiệp ước

D. 4.

Câu 15: Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874) với thực dân Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận sự đô hộ của Pháp ở

B. 6 tỉnh Nam Kì.