K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2016

2)

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra và lớn lên từ một làng quê nào đó. Em cũng vậy, em sinh ra tại một vùng quê nghèo miền Trung có nắng và gió Lào. Quê em nghèo lắm, nhưng sau này dù đi đâu thì em vẫn luôn nhớ về làng quê thân yêu đó.

Ngôi làng em sống nằm cạnh một cánh đồng bao la, bát ngát. Ngồi ở cổng làng đã có thể phóng tầm mắt ra xa nhìn rõ sự mệnh mông của đồng lúa.

Bước vào ngôi làng đơn sơ này, sẽ bắt gặp một cây đa cổ thụ rất to, cành lá sum xuê, phải 4 người mới có thể ôm vừa thân cây chắc nịch đó. Ông nội em bảo rằng cây đa này đã được trăm tuổi, có từ lúc ông chưa hình thành trong bụng mẹ. Em cũng không mường tượng ra được điều đó, chỉ gật đầu đồng ý. Cây đa đầu làng là nơi dừng chân của mọi người sau khi làm đồng đi ngang qua đó, cũng là nơi để ông bà ngồi hóng gió giữa trưa hè oi bức.

Ở ngay cạnh cây đa trăm tuổi có một giếng nước rất trong. Người làng em gọi nó là giếng Đình, hay còn gọi là giếng làng để mọi người cùng lấy nước sinh hoạt. Nước giếng rất trong, có thể nhìn thấy bầu trời chiếu rọi xuống đó. Mẹ vẫn thường bảo nước giếng đó rất ngon, về nấu nước chè đặc thì rất tuyệt. Người lớn xóm em ai cũng thích uống nước chè đặc, còn bọn con nít thì không ai thích, vì chát lắm.

TRông ra xa một chút thì làng em có một cái ao sen rất to, mùa hè hoa sen nở rộ rất đẹp. Em thích được ngắm hồ sen vào buổi sáng, vì lúc đó cánh hoa còn đọng lại một vài hạt sương tròn và trắng trong. Ai cũng khen quê em nhờ có ao sen là trở nên xinh đẹp và đáng mến hơn.

Làng em tuy nhỏ, ít nhà nhưng mọi người sống với nhau rất tình cảm, thân thiết. Mỗi buổi sáng mai thức dậy, khi ánh mắt trời lên cao, ở đầu làng mọi người đã nói chuyện rôm rả, người vác cuốc, người vác cày, người dắt trâu ra đồng bắt đầu ngày mới bận rộn. Tiếng chim hót líu lo trên cành cây cao như một bản hòa tấu sôi động. Trẻ con tíu tít ôm vai bá cổ, vui vẻ đến trường học. Ai ai cũng bận rộn nhưng ai ai cũng vui vẻ.

Vào lúc mặt trời lặn, bao trùm lên ngôi làng bé nhỏ của em là màu đỏ rực của mặt trời sắp rớt ở phía xa dãy núi đằng kia. Làng quê em trở nên yên bình, êm ả và thoải mái. Những cơn gió hiu hiu thổi, đưa đẩy những khóm hoa dại ven đường lan tỏa hương. Những đàn trâu gặm bò ở đằng xa được đám con nít lùa về, con nào con nấy no căng bụng, bước đi chậm chạp. Ở trên những mái ngói đỏ tươi, khói bốc lên nghi ngút, hình như nhiều gia đình đang nấu cơm tối. Cảnh tưởng đó khiến em mê mẩn, vì sự bình dị và ấm áp của nó.

Làng quê em là một nơi rất bình dị, thân quen. Là nơi mỗi đứa trẻ chúng em được sinh ra và lớn lên. Dù làng quê em còn nghèo, nhưng em hi vọng sau này mọi người sẽ chung tay cùng xây dựng ngôi làng nhỏ này thanh một ngôi làng trù phú hơn.

 
20 tháng 8 2016

vui

Bài làm

Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em . Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.
Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi, Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường .
Từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu rang

Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.
Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.
Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.
10 tháng 5 2016

A. - Truyền thuyết: Thánh Gióng; Sơn tinh Thủy tinh.

- Truyện cổ tích: Thạch Sanh; em bé thông minh.

- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng.

- Truyện cười: Treo biển.

- Truyện trung đại: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

- Truyện hiện đại: Bài học đường đời đầu tiên; buổi học cuối cùng; bức tranh của em gái tôi.

- Thơ hiện đại: Đêm nay Bác không ngủ; Lượm.

- Kí hiện đại: Cô tô; Vượt thác; cây tre Việt Nam.

10 tháng 5 2016

B. Truyền thuyết (có trong sách)

- Truyện cổ tích: Kể về những mâu thuẩn trong xã hội, thể hiện nguyện vọng, ước mơ của nhân dân

- Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật để nói bóng gió, kiến đáo chuyện con người, nhằm khuyên con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cuwoif trong cuộc sống nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội hoặc tạo ra tiếng cười mua vui. 

- Truyện trung đại: Truyện có mục đích giáo huyến, đề cao đạo lí, thướng có tình huống gay cấn, chi tiết giàu ý nghĩa.

- Truyện hiện đại: Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi và có nhiều thể loại khác nhau.

- Thơ hiện đại: Có nhiều thể loại, bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của tác giả.

- Kí hiện đại: Những ghi chép trong đời sống hằng ngày qua ý nghĩa và hồi tưởng của tác giả.

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

22 tháng 10 2016

Bố cục: Chia làm ba phần: _

Phần 1: Từ đầu đến ”vợ ở nhà kéo sợi”: Nội dung Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh. -

Phần 2: Tiếp đ “làm theo ý muốn của mụ”:ND: Sự đền ơn của cá vàng và những đòi hỏi của mụ vợ. -

Phần 3: Đoạn còn lại.Cuộc sống của vợ chồng ông lão trở lại như xưa

3 tháng 10 2017

Bố cục ( 3 phần ) :

Phần 1: Từ đầu -> vợ ở nhà kéo sợi : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh .

Phần 2: Tiếp -> làm theo ý muốn của mụ : Sự đền ơn của cá vàng và những đòi hỏi của mụ vợ .

Phần 3: Phần còn lại : Cuộc sống của vợ chồng ông lão trở lại như xưa .

18 tháng 4 2017

có ai trả lời giùm mik và Miyaki Vũ ko?

11 tháng 8 2017

1)_____DÀN Ý
1 MB
giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
2 TB
* tả thiên nhiên
- trời
- mây
- gió ...
* tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng lắm , nhưng nhìn từ xa nó như 1 tấm thảm hoa thật đẹp
* tả chi tiết
- lá sen : che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộnh như cái mâm nằm trên mạt nước , có những chiếc lá vươn cao như chiếc dù màu xanh
- búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như 2 bàn tay úp vào nhau
- hoa : xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mượt còn đọng long lanh những giọt sương đêm. cánh hoa sen rất mềm và mịn. từng lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ , chụm lại với nhau như ánh lửa bập bùng. hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà đằm thắm.
- tả 1 vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích và nhị sen vàng óng
* hoạt đọng con người
- hái sen
* giá trị của sen
-lá sen gói xôi ,....làm vị thuốc
-tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ.
- với người dân quê em thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
-hoa sen tượng trưng cho sự cao quý , thanh khiết của con người vn.
* kỉ niệm với đầm sen
-đi hái sen cùng mẹ
- đi ăn trộm sen
Kb : cảm nghĩ của em và nhân xét về đầm sen

23 tháng 7 2017

Nói về quê hương, nhà thơ Đỗ Trng Quân có viết:

"Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng phải nhớ nhiều"

Đối với bản thân tôi cũng thế, Quê hương với bao cảnh vật gần gũi, thân thương!. Nơi ấy có nhiều kỉ niệm ấu thơ luồn đằm sâu trong kí ức. Quê hương tôi có lũy tre xanh ôm ấp xóm làng, có mái đình cổ kính rêu phong, có vườn cây sum suê trĩu quả. Nơi ấy, có bà con lao động cần cù, có tình làng nghĩa xóm, có mái ấm gia đình...

Quê hương tôi - Nơi tôi được sinh ra và lớn lên trong vòng tay ấm áp của mẹ. Từ nhỏ tôi đã làm bạn với cánh đồng, cây lúa, những cánh diều tuổi thơ mà thời đó chỉ những đứa đồng quê chăn trâu mới có.

Nơi tôi sống không phải là một đô thị phồn vinh nhộn nhịp, không chi chít các nhà máy xí nghiệp,không hiện đại bận bịu như trung tâm thương mại nhưng chính cái mặn mòi sỏi đá, chính cái nắng hanh hao lại như ướp vào lòng người, ướp vào tim mọi người một xứ nghệ tình nghĩa son sắt.Mùa hè ở đây luôn là hình ảnh một cái nắng chói chang, cơn gió. Lào khô rát, những gai góc rì rào của lũy tre…

Ai đi đâu rồi cũng muốn trở về, trở về trong vòng tay ấm áp của mẹ, trở về tựa vào bờ vai vững chắc của cha, trở về bên gia đình và trở về với quê hương. Quê hương là nơi cất giữ những kỉ niệm của tuổi thơ, để rồi khi xa lại lật giở nó để nhớ lại; nơi có cánh đồng bát ngát, nơi có những giọt mồ hôi của cha mẹ đã dìu ta lớn lên, nơi những cánh diều ấy bay cao, bay xa....

23 tháng 7 2017

Quê hương em hiện lên với bao hình ảnh tươi đẹp.Đồng lúa chín vàng ươm như phủ lên một dải lụa vàng trông rất đẹp.Những hàng cây xanh thắm như bao phủ tất cả mọi thứ.Những ngôi nhà mái ngói san sát vào nhau,xen vào đó là những khu vườn.Trong vườn,chim hót líu lo,hội tụ về đây như hát 1 bàn dao hưởng nghe thật êm tai.nhưng vào mùa hè thì sôi động hơn bởi có những tiếng ve sầu kêu râm ran.Chiều chiều,em ra cánh đồng thả diều cùng mấy đứa khác.Có đứa thả cao,cứ đua nhau vươn theo gió,muốn cao hơn nữa,bay xa hơn nữa.Em ngồi 1 chỗ & chú ý lắng nghe tiếng sáo thì mới cảm nhận được tiếng sáo hay như thế nào:Lúc lên cao,lúc hạ xuống,vi vu,trầm bổng.&cũng ngồi nghĩ sau này quê hương em sẽ khác biệt bây giờ rất nhiều do sự chi phối của công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Sau này sẽ không có những cánh đồng vàng ươm mà sẽ được quy hoạch lại thành 1 vùng.&cũng sẽ không có những hàng cây xanh bao phủ mà là các khu công nghiệp sẽ chen lấn.Không còn những ngôi nhà cấp 4 mà là thay =các ngôi nhà biệt thự.&khi đó cũng không có những khu vườn nhỏ bé để trồng các loại cây mình yêu thích.Không có vườn thì chim chóc cũng không tìm đến &đi tìm 1 mảnh đất #.Nhưng dù sao chăng nữa em vẫn mãi luôn yêu quý nó vì đây là nơi chôn rau cắt rốn của mình mà

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ...
Đọc tiếp

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình

1
27 tháng 2 2020

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình

13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

6 tháng 4 2020

Đây là box văn nhé

6 tháng 4 2020

Mk nhỡ ấn nhầm mà!bucminh

28 tháng 9 2016

Sáng nay cu Việt kêu mệt. Mẹ sờ trán con. ừ, quả đầu Việt hâm hấp nóng. Mẹ nói vói bố đi qua trường xin phép cho cu Việt nghỉ học hôm nay. Đắp chăn cẩn thận và dặn dò con xong, bố mẹ sửa soạn đi làm.

Bố khóa cửa lại.

-     Bố ạ. Bố cứ để cửa cho con, thỉnh thoảng con còn xuống đi tiểu.

-     Bố sợ con bỏ cửa trống.

..  Con không di chơi đâu, bố ạ. Con nằm đây cho đến lúc bố mẹ về.

Bố ngần ngừ một tí rồi dặn thêm:

-     ừ, bố để chìa khóa ở nhà đó. Con nhớ đừng đi chơi đâu nhé.

Bô khép cửa lại rồi đi làm.

Cu Việt nằm một mình. Buồn thật. Mấy tập họa báo xem đi xem lại đến chán ngấy. Chà, dưới sân tụi nó chơi trò gì mà vui thê' nhỉ. Giọng to nhất đúng là thằng Hùng rồi, cái giọng vịt đực đó thì không thể nhầm được. Kìa, có chuyện gì mà cái Tí nó cười to thê' nhỉ? Lại có cái Na nữa, có nó thì bao giờ cái tập thể dưới kia cũng dậy hẳn lên. Hãy nhìn xuống xem sao. Cu Việt nhỏm dậy nhòm qua cửa sổ. Đúng mà, mình đoán không sai. Có đủ mặt hầu hết những đứa ở khu tập thể này. Chả là chúng nó học buổi chiều mà! Giá lúc này được xuống nhập bọn với chúng nó nhỉ. Cái trò bịt mắt bắt dê đó thì Việt ta mê lắm. Hay cứ xuống chơi một tí. Không được, bố đã dặn rồi... Bỗng cu Hùng ngước lên. Nó hét to:ƠViệt, làm gì trên đó, xuống đây nhanh lên!

Kệ, hay cứ xuống đó chơi một tí thôi mà. Còn lâu bố mẹ mới về.

Cu Việt mở cửa, chạy vội xuống sân. Bọn trẻ mừng lắm. Chả là trong cuộc chơi nào, cu Việt cũng góp phần nổi bật.

Cu Việt mải chơi quên sốt, quên đói và điều này mới nguy: quên cả thì giờ. Cho đến lúc ngoài đường, trong ngõ tấp nập người, xe, cu Việt mới sực nhớ là đã đến giờ tan tầm.

Sao chóng thế nhỉ? Phải chạy nhanh lên thôi! Thoáng cái cu Việt đã nằm ngay lên giường, trùm kín chăn lại. À, lấy tờ họa báo để bên cạnh, mẹ về sẽ nghĩ: Con nó xem họa báo rồi ngủ thiếp đây mà. Rồi mẹ sờ tay vào trán cu Việt, nói nhỏ với bố:

-    Con nó còn hâm hấp nóng. Chiều nay xin cho nó nghỉ thêm buổi nữa - Nghĩ đến đó, cu Việt cảm thấy yên tâm. Dẫu sao cũng còn may. Chậm một tí thế nào bố mẹ cũng bắt gặp đang chơi ngoài sân... Chắc lúc này bố mẹ đang rẽ xuống con đường vào khu tập thể. Đó, bố đang dắt chiếc xe đạp vào ngõ. Bố đang đến cây bàng đầu sân. Nguy rồi! Cu Việt cuống lên. Còn đôi guốc sáng nay cu Việt xuống sân chơi vứt bên gốc bàng nằm ngay lối đi... đôi guốc sơn màu đỏ. Có họa là bé bằng cái kim bố mẹ mới không trông thấy. Làm thê' nào bây giờ nhỉ. Chạy xuống lấy lên ư? Không kịp nữa rồi.

Kìa, hình như nghe văng vẳng có tiếng của mẹ.

-     ủa sao lại có đôi guốc của cu Việt dưới này nhỉ...

Cu Việt nhắm mắt. Nhưng không thể nào yên được, lo quá! Sẽ nói với bố mẹ thê' nào đây. Tại sao đôi guốc lại ở dưới sân? Chẳng lẽ lại nói liều là con không biết à. Hay đổ tại con mèo nó mang ra đó? Thế mà hóa hay cơ dấy. Chả có lần mẹ vẫn kể chuyện cổ tích, có con mèo biết đi hia cơ mà.

Mèo đi hia được thì đi guốc cũng được chứ gì. Nhưng cả khu nhà tập thể này lâu nay chẳng thấy một chú mèo... Hay mình cứ bảo là...

Chưa kịp nghĩ hết câu thì cửa phòng bỗng mở. Qua lỗ chăn thủng Việt liếc nhìn ra. Mẹ đã về, tay mẹ cầm đôi guốc. Mẹ vẫn đứng nguyên chờ bố trước cửa. Bố vào, chẳng kịp đợi bố bỏ chiếc cặp xuống, mẹ đã đưa đôi guốc ra:

-      Bố nó xem, tôi dã bảo, đi phải khóa cửa lại.

Bố nhìn đôi guốc, thong thả nói:

-      Mẹ nó cứ để đôi guốc nguyên chỗ cũ. Con dậy, nó khắc biết. Tôi tin con nó biết ăn năn. Sáng nay nó đã có lỗi rồi. Bây giờ đừng để con nó phạm tội nói dối nữa.

Mẹ nghe theo lời bố, đặt đôi guốc xuống cạnh giường, rồi đi làm cơm.

Cu Việt nằm trong chăn nghe thấy mọi chuyện. Tự nhiên nước mắt cứ chảy ra lúc nào không biết.

Khi mẹ dọn cơm lên bàn, bố mới bước lại giường, nhè nhẹ lật chăn ra. Bố sờ vào trán cu Việt rồi bảo:

-      Dậy ăn cơm với bố mẹ đi con.

Cả nhà ngồi ăn vui vẻ. Hôm nay bố kể nhiều chuyện vui. Bố lại dành cho cu Việt những phần ngon.

Đến chiều, cu Việt dậy sớm, bỏ sách vở vào cặp rồi chào bố mẹ đi học.

Tiếng guốc gõ nhè nhẹ trên cầu thang, vang lên một khúc nhạc vui...

28 tháng 9 2016

​tick mình đi