Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.
Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt
Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ
Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.
Chiều tối ( Hồ Chí Minh):
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ
+ Bài thơ tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại
Lai tân (HCM):
+ Thể hiện thái độ châm biếm, mỉa mai trước cảnh thái bình giả tạo đang diễn ra dưới chế độ Tưởng Giới Thạch
+ bài thơ thất ngôn tứ tuyệt dùng từ, sử dụng hình ảnh đối lập làm nổi bật
Từ ấy (Tố Hữu)
+ Lời tâm nguyện chân thành, tha thiết của người thanh niên tiểu tư sản yêu nước được giác ngộ lý tưởng cách mạng
+ Hình ảnh thơ tươi sáng, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu nhạc điệu
Nhớ đồng
+ Nỗi lòng tha thiết của người chiến sĩ cách mạng muốn được vượt thoát khỏi nhà tù và nỗi nhớ thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước.
+ Hình ảnh thân thuộc, gần gũi, thể thơ bảy chữ tự do
a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.
b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.
c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
- Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.
- Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.
Tác dụng của các yếu tố thuyết minh trong văn bản: Giúp cho văn bản trở nên cụ thể, hấp dẫn và thuyết phục người đọc, người nghe.
Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.
Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.
Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu.
Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người.
=> Đáp án D