K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

Hai bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương và Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đều là thể loại thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ nghiêm chỉnh luật đối. Cả hai bài đều là những dòng tâm trạng, những nỗi niềm của nhân vật trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu lắng.Đó là nỗi buồn về tình duyên lỡ làng của Hồ Xuân Hương và nỗi nhớ thương quê hương của Bà Huyện Thanh Quan.

Tuy nhiên, giữa hai bài thơ có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách dùng từ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ trong ngôn ngữ hàng ngày như: tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiềng rền rĩ, khắp mọi chòm…; kể cả những từ ngữ rất khó dùng như: cớ sao om, duyên mõm mòn, già tom. Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt là: Tài tử văn nhân ai đó tá?. Trong khi bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan lại dùng rất nhiều từ Hán Việt: hoàng hôn, ngư ông, viễn phố, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn… nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như : ngàn mai, dặm liễu. Mặc dù vậy, ngôn ngữ của hai người vẫn có những nét tương đồng đó là những chi tiết mang đậm những nét dân tộc, nó mang một âm điệu nhẹ nhàng và cũng tạo nên cho tác giả những chi tiết đặc sắc và hình ảnh được sử dụng cũng ngày càng phong phú hơn.

Chính những sự khác nhau trên đã tạo ra sự khác nhau về phong cách: Đó chính là bài thơ của Hồ Xuân Hương có phong cách, có xu hướng gần gũi với đám đông hơn. Trong khi đó bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan thì nhã nhặn, đài các, sang trọng nó thể hiện tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu. 

Hai bài thơ là hai tâm trạng của hai con người về những nỗi niềm riêng, chứa đựng những tình cảm sâu sắc của họ. Với phong cách sử dụng ngôn ngữ hay và độc đáo cả hai bài thơ đều là những bài thơ hay, độc đáo và nói lên được tâm trạng của biết bao con người. 

27 tháng 2 2018

Nội dung chính: Thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc của nhân vật trữ tình.

Đáp án cần chọn là: A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định tinh thần mãnh liệt, ý chí quyết tâm của Ma-la-la và mọi người đang đứng dậy kêu gọi và chiến đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi...
Đọc tiếp

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.
(Trích Hai đứa trẻ – Thạch Lam, SGK Ngữ văn lớp 11 tập một, NXB Giáo dục, trang 95 )
1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )
2. Từ gọi trong câu văn có tác dụng gì? Tìm và chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ miêu tả cảnh chiều buông ? (0,5 điểm )
3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )
4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

2
2 tháng 3 2020

1. Tìm và chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chính của đoạn văn? Tác dụng của chúng? (1.0 điểm )

=> Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn:

+ Hình ảnh so sánh độc đáo: Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn

+ Nghệ thuật tả cảnh: dùng ánh sáng để gợi tả bóng tối, dùng động tả tĩnh ⟶ sử dụng nghệ thuật tương phản làm đòn bẩy.

+ Ngôn ngữ: tinh tế, giàu chất thơ

+ Âm điệu: trầm buồn.

- Tác dụng: làm nổi bật nội dung đoạn văn và ngòi bút tài hoa của tác giả.



2 tháng 3 2020

3. Nội dung chính của đoạn văn? (0,5 điểm )

=> Nội dung của đoạn văn: bức tranh thiên nhiên phố huyện với vẻ đẹp trầm buồn, tĩnh lặng, rất đỗi thơ mộng lúc chiều tà và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của Liên.


4. Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình cảm của mình với quê hương (1,0 điểm) (trình bày khoảng 5 đến 7 dòng)

=> Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

7 tháng 5 2021

Dàn ý chung

I. Mở bài:

Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học

Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.

II. Thân bài:

1. Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.

Bản tính lương thiện của Chí Phèo:

Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…

Tường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…

Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…

Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:

Nhận biết được âm thanh của cuộc sống: chim hót, tiếng cười nói…

Muốn được hòa nhập với xã hội…

2. Chí Phèo là một người cô độc

Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…

Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.

Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.

3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.

Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…

Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…

III. Kết bài:

Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.

Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Òa thức có thể là đột ngột và bất ngờ.