Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản "Sống chết mặc bay" của tác giả Phạm Duy Tốn
Câu 2:Nội dung của đoạn văn trên :Thể hiện sự vô trách nhiệm của tên quan phủ, ở đây là tên quan phụ mẫu
Câu 3: Cáccâu rút gọn trong đoạn văn :
-Mặc kệ
-Có ăn ko thì bốc chứ
Câu 4
Câu văn thể hiện sự vô trách nhiệm, vô liêm sỉ của quan lại đương thời, trong khi mọi người đều hoảng hốt thì hắn lại không quan tâm, mà chỉ lo đến việc đánh bài. Đồng thời, nó còn phần nào thể hiện sự cảm thương cho nhân dân lầm than cơ cực.
Câu 1:
-Thuộc văn bản Sống chết mặc bay
Của tác giả Phạm Duy Tốn
Nhan đề bài văn:
-Nói nên sự vô tâm , sự vô trách nhiệm của tên quan mẫu phụ đối với người dân trong hoàn cảnh lũ lụt khó khăn.Hắn mặc kệ mọi người sống hay chết ra sao và cho rằng việc đó không liên quan tới mình.
Câu 2.
BPTT:Liệt kê
Chỉ:Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất
TD:
-miêu tả hành động ngồi chơi thản nhiên của tên quan
-bộc lộc rõ cảm xúc "bực tức" của tên quan khi nghe tin đê vỡ
Câu 4
Những người vô trách nhiệm ,chỉ biết đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến người khác được phê phán bởi "Sống chết mặc bay"
=>” Sống chết mặc bay” với ý nghĩa phê phán những người vô trách nhiệm, chỉ biết đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến người khác.
Câu 4 là 1 trạng ngữ, trạng ngữ này bổ sung ý nghĩa về nguyen nhân nhưng lại tách ra làm câu riêng để nhấn mạnh ý, góp phần diễn tả được sự thờ ơ của tên quan, chỉ biết đánh bài mà không quan tâm đến người dân và phòng chống bão lũ.
câu 1:
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước. Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước
câu 2:
Mở bài:
- Dẫn dắt, trích dẫn được nhận định và giới thiệu khái quát hình ảnh người lính trong hai bài thơ.
Thân bài:
- Nhấn mạnh khẳng định tính đúng đắn của nhận định. Người lính hiện lên đẹp đẽ và chân thực bởi hai nhà thơ đều là người lính trực tiếp tham gia chiến đấu.
* Vẻ đẹp chung của những người lính
- Họ đều thấm nhuần tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do để đi vào cuộc chiến đấu với tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- Họ bất chấp những gian khổ, thiếu thốn đến tột cùng của cuộc kháng chiến để hoàn thành nhiệm vụ.
- Tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó, yêu thương bền chặt, chan hoà.
- Tinh thần lạc quan yêu đời, tâm hồn lãng mạn.
* Vẻ đẹp riêng.
Đồng chí
- Người lính chống Pháp xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Họ chân đất đầu trần bước vào đời lính. Họ là những anh lính hiền lành chất phác giản dị, chân thật.
- Cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ, đói rét, bệnh tật thiếu thốn tư trang, thuốc men. Bởi đây là những năm đầu kháng chiến cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”
- Hình tượng người lính đi vào cuộc chiến đấu đã có bước phát triển vượt bậc về đời sống cơ sở vật chất và tinh thần so với người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nếu bài Đồng chí nói về người lính bộ binh ở núi rừng Việt Bắc thì “Bài thơ về tiểu đội xe không kinh” lại nói về người lính thuộc binh chủng lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ . Họ không còn ‘ Áo anh rách vai…” nhưng họ lại gặp những khó khăn khác đó là bom giặc đã hủy diệt sự sống và phá hoại những chiếc xe. Song bất chấp hiểm nguy họ vẫn ung dung hiên ngang ngày đêm lao ra chiến trường đánh Mĩ.
- Ở họ luôn phơi phới một tinh thần lạc quan cách mạng, trẻ trung yêu đời dũng cảm , ý chí kiên định rất phù hợ với chất lính lái xe Trường Sơn.
- Họ là thế hệ trẻ Việt nam thời điểm lịc sử quyết liệt nhất đối mặt với kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là hình đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
* Đánh giá nâng cao mở rộng vấn đề:
.- Qua hình ảnh anh chiến sĩ Trường Sơn, chúng ta nhận ra sự gần gũi, thân quen giữa những người lính qua các thời kì. Từ anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp trong thơ Chính Hữu đến anh chiến sĩ Trường Sơn thời chống Mĩ trong thơ Phạm Tiến Duật đều có chung một nét đẹp truyền thống kiên cường, bất khuất, dũng cảm và đầy tinh thần lạc quan yêu đời. Với điều kiện thuận lợi hơn, người lính thời chống Mĩ đã được trau rèn, huấn luyện. Các anh đã kế thừa và phát huy được tinh thần cách mạng vốn đã vững vàng nay lại vững vàng hơn.
- Tuy cùng khai thác chất liệu thơ từ đời sống thực với những chi tiết thật đến trần trụi của cuộc sống người lính nhưng hai bài thơ còn khác nhau bởi bút pháp và giọng điệu riêng của mỗi tác giả và cảm hứng nổi bật ở mỗi bài.
Đồng chí.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện câu thơ mộc mạc, tự nhiên.
- Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.
Cảm hứng của Chính Hữu hướng vào vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của người lính. Còn Phạm Tiến Duật thì lại tập trung làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng, tinh thần dũng cảm, bất chấp mọi khó khăn và bom đạn kẻ thù của những người lính lái xe.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kinh”.
- Tác giả đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, cùng với ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, khoẻ khoắn, có nét khá đặc biệt gần với văn xuôi, gần với lời nói hàng ngày. Nét nổi bật là giọng điệu vui, tinh nghịch, lạc quan. Nó làm nên chất trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ chống Mĩ nói chung.
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm nhưng có sự gia tăng đáng kể của các yếu tố tự sự. Điều đó tạo nhiều cơ sở để biểu cảm đồng thời tăng sức phản ánh hiện thực cho thơ.
Kết bài :
- Khẳng định sự đúng đắn của nhận định .
- Liên hệ, suy nghĩ trách nhiệm của bản thân.