K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Đọc đoạn văn dưới đây, xác định đề tài và vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn:“(1) Tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam là tình cảm rất đáng trân trọng. (2)Ngô Tất Tố đã thể hiện điều đó rất đẹp và cụ thể trong “Tức nước vỡ bờ”. (3) Gia cảnhchị Dậu ở mức khốn cùng: chồng bị trói, bị đánh đập, con nhỏnheo nhóc, món nợ nhànước chưa trả được, không có gì...
Đọc tiếp

1. Đọc đoạn văn dưới đây, xác định đề tài và vẽ sơ đồ lập luận của đoạn văn:
“(1) Tình làng nghĩa xóm ở làng quê Việt Nam là tình cảm rất đáng trân trọng. (2)
Ngô Tất Tố đã thể hiện điều đó rất đẹp và cụ thể trong “Tức nước vỡ bờ”. (3) Gia cảnh
chị Dậu ở mức khốn cùng: chồng bị trói, bị đánh đập, con nhỏnheo nhóc, món nợ nhà
nước chưa trả được, không có gì để ăn. (4)Thậm chí anh Dậu bị đánh thập tử nhất
sinh được chúng thả về nhà. (5) Bà con hàng xóm xung quanh đến cứu giúp, anh mới
tỉnh lại.(6) Một bà hàng xóm ái ngại, đem cho bát gạo để nấu cháo. (6) Bà vẫn lo lắng
cho cảnh nhà chị Dậu lại chạy sang hỏi thăm, chia sẻ suy nghĩ, giúp chị Dậu tìm ra
cách giải quyết.”

0
Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện...
Đọc tiếp

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng,
 còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và mỗi người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.
 

 Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập trung trên ngọn đồi và đều không quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình... Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Tất cả những người tham dự bắt đầu cầu nguyện và giơ cao những vật tượng trưng cho niềm tin. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bao tháng trời khô hạn. Mọi người đề hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng
 nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một em bé gái reo lên:
– Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!
Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

1. Theo em cây ô của cô bé trong câu chuyện biểu trưng cho điều gì? Em nhận được thông điệp gì từ câu chuyên trên?
2. Theo em ai là người trong làng có niềm tin mãnh liệt rằng sẽ có mưa. Ghi lại câu văn giúp em nhận ra điều đó.

0
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 4 2019

a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.

b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:

- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.

- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.

c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.

6 tháng 10 2016
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.​

Đơn giản là vì lời thơ mộc mạc, chân chất, gần gũi thân thương.
Nhưng cái điều tôi muốn bình ở đây chính là: khi viết về quê hương Việt Nam, con người Việt Nam, tác giả nào cũng phải viết như thế, bởi tâm hồn người Việt mình vốn dĩ như thế: hiền lành, thật thà, nhân nghĩa, thủy chung...

6 tháng 10 2016

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.

  Cảm nhận về đoạn thơ Đất nước đẹp vô cùng.... - Tuấn Huy - H7

           Chỉ với hai khổ thơ ngắn ngủi nhưng nhà thơ Chế Lan Viên đã thể hiện niềm quyến luyến , xót thay cho lần ra đi tìm đường này của Bác vô cùng cảm động , càng khiến cho người đọc thêm thấu nỗi lòng xa nước của Người. Tác giả  như hiểu rõ điều đó, muốn san sẻ , muốn đc đồng hành cùng Bác trong chuyến hành trình đầy gian nan hiểm trở . Hình ảnh rất đắt này không chỉ làm sống lại trong lòng người đọc phút giây lịch sử năm nào mà còn thể hiện lòng kính yêu, lưu luyến của nhà thơ đối với Bác. Chỉ với mong ước nhỏ nhoi ấy thôi Bác sẽ không thấy lạnh lẽo, cô đơn khi lênh đênh giữa biển khơi. Nỗi nhớ thương len vào từng hơi thở của Người khiến đêm như dài thêm ra trên hành trình cứu nước.Những hình ảnh quen thuộc dần lu mờ, thay vào đó là những sự vật xa lạ ; và những gì lạ lẫm ấy lại phần nào như nhát dao khứa vào lòng Bác khi phải giữa từ đất nước thân yêu để chuẩn bị cho một chuyến đi xa đầy nguy hiểm.Sự khéo léo trong cách dùng từ của Chế Lan Viên chính là khi nói "xa nước" , ta hiểu ấy là một tình cảm giản dị, bình thường còn khi  ông nói" quê hương",gợi nên một nét gần gũi , thân thiết đến lạ thường."Xanh màu xứ sở"- tình cảm đối với một mảnh đất xa cách lắm rồi. Có thể nói, tình yêu quê, yêu nước càng lúc càng đc bộc rõ và mãnh liệt qua từng câu từ của nhà thơ .đọc câu thơ, ta như thấm nhuần và đồng cảm bởi tình yêu nước vô bờ bến của Bác . Một tình yêu bất diệt và không một ai có thể lung lay.

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.

Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ra vào một thế giới rất gần  gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.

(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

1
8 tháng 10 2019

- Luận điểm: Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.

    - Tác giả đã trình bày các luận cứ:

    + Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

    + Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi với mỗi con người.

    - Hai luận cứ trên được trình bày theo một trật tự hợp lý. Tác giả xuất phát từ sự thấu hiểu Tế Hanh (tinh tế, có thể nghe những điều không hình sắc, âm thanh).

    + Nhận định cũng rất chính xác về chất thơ Tế Hanh: đưa ta vào thế giới gần gũi mà ta chỉ cảm thấy một cách mờ mờ.

    + Luận cứ thứ hai là hệ quả của luận cứ thứ nhất, điều này tạo được sự logic, hợp lý

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi...
Đọc tiếp

Luận điểm của đoạn văn sau là gì? “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cành buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bên, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.”
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)

A. Tế Hanh là người tinh lắm.

B. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi.

C. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

D. Cả A,B,C đều đúng.

1
30 tháng 3 2022

Miêu tả

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0