Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…
Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.
Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:
Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác : học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.
Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường ?
Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:
Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.
Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.
Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
Nguồn : Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường
Nếu ai quan tâm đến vấn đề trên, đều thấy rõ nạn bạo lực học đường trong nhà trường trước hết xảy ra giữa các học sinh trong lớp, học sinh lớp này với lớp khác cùng trường, hay rộng hơn là giữa học sinh trường ta với trường khác.Vốn xuất phát từ những xích mích nhỏ nhặt giữa các học sinh với nhau như không chép bài dùm, không cho xem bài kiểm tra, hay tế nhị hơn là về những mộng mơ tình cảm của tuổi học trò đã dẫn đến những mâu thuẫn, hằn học, bực tức không kiềm chế rồi tiếp đến là lôi kéo bạn bè, lập băng, lập nhóm, ẩu đả nhau. Ban đầu chỉ là sự có mặt của những học sinh trường ta nhưng sau đó lại thêm vào những thanh niên hư hỏng ngoài xã hội.
Bạo lực học đường ở trường ta thường nhằm vào các đối tượng là học sinh khối 10 và khối 11 bởi lẽ các bạn học sinh này cần có thời gian thích ứng với môi trường học tập mới, với một tâm lý trưởng thành hơn. Nhưng đó cũng là lỗ hỏng để các tác động bên ngoài xâm nhập. Nếu có “ dịp’’chứng kiến một trận ẩu đả giữa các học sinh với nhau mới thấy hết được nỗi lo lắng , những suy tư trăn trở của những người xung quanh, nào là thầy cô, bạn bè, phụ huynh và cả những người qua đường . Cứ mỗi khi tan trường điều mà thầy cô hay đặc biệt là những chú bảo vệ của trường ta phải chú ý nhiều nhất, không phải là đám đông kẹt xe mà là đám đông học sinh ồ ạt kéo đến tụ tập như xem “ hội”. Từng học sinh nhôn nhao, chen lấn vào xem, có người nghĩ chắc là có chuyện gì đặc biệt nhưng mấy ai biết được đó là cuộc bạo lực của các cô cậu học sinh quần tây, áo trắng, vai còn đeo cặp táp từ trường Hùng Vương bước ra. Không khó đoán diễn biến cuộc ẩu đả xảy ra như thế nào, chỉ cần để ý là sẽ hiểu được ngay nguyên nhân và hành động của trận ẩu đả. Trước tiên là những lời chào không mấy thiện chí: “Ê ! Con kia ( thằng kia )… Tao nghe nói…”, tiếp đó là cảnh cáo lần 1, lần 2, xa hơn nữa cũng có thể là một hay vài cái tát tai, cú đấm đá vào mặt nhau. Nhưng đó chỉ là khởi đầu còn xa hơn thế nữa là sự xuất hiện của vũ khí như : lưỡi lam ( rạch mặt ), cây thậm chí cả dao ( oại dao tỉa, nhọn), hay những vật sắt nhọn khác có thể bọc gọn trong người. Đó là những công cụ hay nói ở mức nghiêm trọng thì đó là những hung khí có thể xâm phạm cơ thể ở mức độ trầm trọng, gây nguy hiểm tính mạng không chỉ người gây bạo lực mà cả những người xung quanh. Ấy thế mà sự tò mò của những cái nhìn xung quanh vẫn không thôi mệt mỏi. Mặc cho những bạn học sinh cùng trường của mình bị bạo lực một cách tàn nhẫn nhưng mấy ai chịu ra tay “ anh hùng”, xã thân cứu giúp hay thay vào đó là những trận cười vô bổ, a dua vào một cách hả hê, hay những ánh mắt đắt ý của những học sinh bạo lực, như kẻ hung đồ kia tự xem mình là đàn anh, đàn chị và hãnh diện về đều đó . Nhưng cũng thật may bởi đó chỉ là một bộ phận người xem thiếu ý thức trách nhiệm cộng đồng, vẫn còn đâu đó những cá nhân mạnh dạng báo cáo giám thị, gọi bảo vệ. Bấy giờ mới thấy hết được trách nhiệm của các chú bảo vệ. Với những tiếng quát lớn, những trận rượt bắt của các chú thì đám đông tan rã ngay và đâu cũng vào đấy. Thế nhưng quan cảnh để lại sau cuộc ẩu đả cũng là môt điều đáng lo ngại. Nạn nhân – học sinh sẽ ra sao, nước mắt giàn dụa, mặt mày bầm tím, tay chân đau nhức, thậm chí nhiều trường hợp phải đưa đi cấp cứu. Có thấy rồi mới biết học sinh trường chùng ta chẳng phải là tay vừa chút nào. Cứ nhiều lần như thế, nhiều trường hợp xảy ra liên tục, có khi nhiều lần trong tuần trong tháng và phát sinh thành “ nạn” bạo lực học đường.
Ai sẽ phải chịu trách niệm về những vấn đề trên – nạn bạo lực học đường. Là học sinh, thầy cô, nhà trường hay là bậc làm cha, làm mẹ? Không phải riêng một cá nhân hay một bộ phận nào phải gánh chịu một mình hậu quả ấy, mà đáng tiếc thay là tất cả, là học sinh, là nhà trường, là phụ huynh học sinh và cả mọi người xung quanh. Bởi lẽ duy nhất, đó là những nhân tố tất yếu để quyết định và hình thành nhân cách bên trong mỗi con người. Nếu cụ thể những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực học đường thì vẫn có thể chỉ ra 3 nguyên nhân được xem là quan trọng : Trước hết là do học sinh chịu ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực thông qua các phương tiện truyền thông. Tiếp đến là cha mẹ, cộng đồng chưa thật sự quan tâm đến con em học sinh như chúng ta về mặt tinh thần mà chỉ lo chu cắp về mặt vật chất. Và cuối cùng là do hành động, biện pháp giáo dục, răng đe học sinh bạo lực ở trường ta nói riêng và các trường khác nói chung chưa thực tế và còn có chỗ hạn chế.
Chúng ta, những học sinh của tập thể 12A2 nói riêng và của trường Hùng Vương nói chung hãy cùng thầy cô giáo chung tay chống nạn bạo lực học đường. Đừng để có mặt trước cờ vào mỗi sáng thứ 2 để nghe đọc lệnh cảnh cáo trước toàn trường của thầy Tương Bốn, đừng để phải buộc thôi học 1 tuần,1 tháng, 1 năm để rồi chúng ta cảm thấy xấu hổ và chặng đường tri thức bị gián đoạn, đừng để bất cứ ai phải buồn phiền và lo lắng về chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là hãy tích cực học tập, không ngừng hoàn thiện nhân cách bản thân để luôn kiềm chế được những cảm xúc không đáng có, xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người xung quanh. Còn về phần nhà trường, phụ huynh học sinh nên tìm hiểu con em học sinh nhiều hơn, ở nhiểu độ tuổi khác nhau, đồng thời nên có những cuộc trò chuyện tâm lí tuổi học trò để hiểu hơn về con em học sinh của mình. Đôi lúc nên“ lấy nhu chế cương”, chứ không tất yếu phải răng đe dọa nạt bởi lứa tuổi chúng em là lứa tuổi rất nhạy cảm, song cũng bồng bột không kém nên đôi khi cũng cần rắn nhưng ở mức độ vừa phải chứ không nên quá rắn. Không chỉ thế nhà trường cũng nên tạo điều kiện để chúng em có sân chơi ngoài những giờ học căng thẳng để chúng em co thể thư giản, cùng ngồi lại, cùng trò chuyện để cùng hiểu nhau hơn.
Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, dù bạn có vô tâm cách mấy đi chăng nữa cũng không khỏi bàng hoàng và lo sợ khi nạn bạo lực học đường vẫn đang diễn ra ở ngôi trường này. Ngôi trường đã gắn bó với chúng ta suốt 3 năm dài. Làm sao đây ? Làm sao để khi nhớ về ngôi trường này chúng ta không phải buồn vì những chuyện đã qua. Đó là quyết định quan trọng của tôi và bạn trong năm học cuối cấp này.
Chỉ vẻn vẹn mốt năm nữa thôi, đừng để tôi và bạn là nạn nhân hay là tay sai cho bạo lực học đường, bạn nhé !
Gần gũi nhất với học sinh chúng em phải kể đến anh bảng đen lớp học. Anh chiếm gần hết bức tường phía trên lớp. Anh bảng đen này hình dáng rất rõ ràng: anh là một hình chữ nhật làm bằng gỗ ép rộng hai mét, dài ba mét. Anh khoác lớp áo sơn đen chống loá ánh sáng. Gương mặt phẳng, láng mịn của anh được đóng khung bốn cạnh trong thanh nẹp to năm xăng-ti-mét. Nẹp bảng cũng được sơn đen. Ở góc trái bảng có một khung nhỏ kẻ bằng sơn trắng để ghi tên lớp và sĩ số học sinh. Anh bảng đen chịu thương chịu khó chuyển tải trên thân mình khối lượng không nhỏ kiến thức học tập mà cô giáo dạy hằng ngày. Bạn nào trong lớp cũng thích lau bảng và yêu anh bảng đen lắm
Hằng ngày, em đến trường bằng chiếc xe đạp cũ của mẹ cho. Tuy là xe cũ nhưng nước sơn màu xanh biển của xe vẫn còn bóng như mới. Hai vành xe và nan hoa trắng sáng, cứ loang loáng khi em đạp xe nhanh. Tay lái của xe được bọc nhựa ở chỗ cầm. Hai sợi dây thắng vòng,chéo nhau ở phía trước đính một nút thắt hình con bướm. Yên xe được thay mới nên rất êm. Xe còn có giỏ phía trước để em đựng cặp khi đi học. Xích xe quay đều kêu rè rè nhưng xe đạp rất nhẹ. Các bạn của em đều thích chiếc xe đạp này. Em rất tự hào đã tự mình đến trường bằng xe đạp, không phiền bố mẹ phải đưa đón.
Bài làm
Câu trần thuật có từ là:Cô ấy là chị tôi.
Chiếc bút ấy là của Thanh
Ngôi trường là mái nhà thứ hai của học sinh
Câu trần thuật không có từ là: Chiếc quạt này khá đắt
Miếng bánh kem được bán từ hôm nay
Công trình đang thi công
Bài văn
Cuộc đời ai sinh ra cũng có mẹ.Mẹ là người mang ta 9 tháng trời trong bụng,nuôi dương ta thừ ngày còn đỏ hỏn.Nữ anh hùng ấy chưa một lần than mệt với ta,chưa từng dám to tiếng với ta,sẵn sàng lăn vào nguy hiểm để cứu ta.Mẹ luôn là người quan trọng nhất.Mẹ nuôi dưỡng cho ta những tình cảm thật quý báu và thiêng liêng.Mẹ che chở cho ta những ngày thơ bé.Mẹ sưởi ấm giấc ngủ đông cho ta,dù ngoài kia có lạnh giá đến mấy.Rồi ta lớn lên,mẹ vẫn luôn ở đó để chờ ta trở về,dang vòng tay và lại bảo vệ ta khỏi những bộn bề của cuộc sống.Mẹ có bao giờ than thở là mình mệt?Mẹ có bao giờ nói với ta là mẹ ốm,mẹ muốn được chăm sóc?Mẹ luôn luôn dành cho ta những thứ tốt nhất,mà đôi khi người cao cả ấy quên mình chỉ để cho ta hạnh phúc.Mẹ có thể im lặng cả cuộc đời vì ta,vậy có bao giờ bạn nghĩ cho mẹ chưa ?
ns sách ngữ văn 6 mà nó (cái đề) nằm ở trang mấy đi rồi mik giải cho
ok nha!
Đại đội TNXP 915 được tặng danh hiệu Anh hùng
(ANTĐ) - Sáng 24-12, tỉnh Thái Nguyên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đại đội 915 thuộc Đội 91 TNXP Bắc Thái tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong phường Gia Sàng (TP Thái Nguyên). Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã gửi vòng hoa kính viếng hương hồn các liệt sỹ TNXP.
Trao tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho Đại đội 915 TNXP |
37 năm về trước, đúng vào đêm Giáng sinh 24-12-1972, tại nơi đây đã chứng kiến một sự kiện lịch sử bi tráng: Hơn 60 đội viên TNXP của Đại đội 915 đã anh dũng hy sinh trong cuộc tập kích bằng không quân của đế quốc Mỹ. Tất cả họ đều ngã xuống khi làm nhiệm vụ cứu hàng quân sự chi viện cho chiến trường miền Nam. Đại đội 915 được thành lập từ tháng 6-1972, với đại đa số đoàn viên là thanh niên các dân tộc thiểu số tuổi đời mới chỉ 17-18.
Ở thời điểm 12 ngày cuối năm 1972, cùng với các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, quân và dân Thái Nguyên đã anh dũng đánh trả các đợt ném bom dữ dội của không quân Mỹ. Lúc đó, tại ga Lưu Xá và ga Quán Triều vẫn còn hơn 2 vạn tấn hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. Nơi đây cũng được coi như một cảng nổi của miền Bắc, nơi tiếp nhận và tập kết hàng hóa, vũ khí. Sáng 24-12-1972, hàng trăm toa tàu chở hàng đã bị kẹt tại ga Lưu Xá, Quán Triều do tuyến đường sắt về Hà Nội bị không quân Mỹ oanh tạc. Nhu cầu giải tỏa hàng hóa tại đây trở nên cấp thiết.
Nghe tin đó, cả đại đội xung phong lên đường đi cứu hàng dù ai cũng biết, sớm muộn gì máy bay Mỹ cũng sẽ quay lại tấn công vị trí trọng yếu này. Sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ, 66 đoàn viên được chọn nhanh chóng rời điểm đứng chân là xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ hành quân xuống Lưu Xá. Công việc bốc dỡ hàng hóa từ xe lửa chuyển sang ôtô được tiến hành đến 19h30 tối thì cả Đại đội được lệnh nghỉ ăn cơm. Bữa cơm chưa kịp dọn thì còi báo động hú lên từng chặp, hàng đàn máy bay Mỹ ào tới thi nhau trút bom xuống khu vực này. Và một quả bom trong số đó đã rơi trúng dãy hầm trú ẩn của cả đại đội. Cả 60 đoàn viên của Đại đội 915 đã hy sinh anh dũng…
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh: Sự hy sinh của những đội viên TNXP Đại đội 915 là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là bản anh hùng ca bất khuất của dân tộc Việt Nam, đi vào lịch sử như một kỳ tích trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhân dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng trao bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia cho địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915 tại ga Lưu Xá, phường Gia Sàng.
Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đồng chí Phạm Xuân Đương - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về công tác đền ơn đáp nghĩa, đồng thời để tri ân, tôn vinh sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sỹ Thanh niên xung phong, đoàn công tác Báo An ninh Thủ đô đã trao món quà xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa trị giá 150 triệu đồng cho UBND tỉnh với mục đích bảo tồn những giá trị tinh thần, ký ức và truyền thống rất đỗi tự hào của thế hệ cha anh.
Mỗi đứa bé sinh ra trên cõi đời này đều có một cha va một mẹ nhưng mỗi người cha người mẹ của mỗi người sẽ khác nhau. Ba tôi sẽ khác ba bạn, ba tôi làm nông dân ,ba bạn làm công nhân hay nhà khoa học nhưng chúng ta không cần quan tâm bởi chúng ta đang xét đến hình ảnh người ba trong gia đình chứ không phải địa vị ngoài xã hội. Những ai đã có một gia đình nhỏ, đã làm ba thì chắc hẳn đã biết được cảm giác hạnh phúc khi những đứa con nhỏ trào đời. Từ ấy trong cha bừng nên một ngọn nến. Ngọn nến ấy ấp ủ trong cha sự yêu thương với gia đình con cái. Tinh thần trách nhiệm ước mơ cho tương lai con cái sau nài. Có nhiều người đã không quản hi sinh thân mình để che chắn bảo vệ con,nhiều người cha không tốt nhưng sau khi làm ba họ đã thay đổi,có người cha vi con mà trở thành những người cha gương mẫu,luôn tu chí rèn luyện bản thân cống hiến hết mình cho con mà không hề than vãn hay trách móc. Đó chả phải la tình cảm bao la vô bờ bến của người cha hay xeo? Vì vậy ma đừng nên suy nghĩ đắn đo xem cha chúng ta là người như thế nào bới lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Có thể khi còn nhỏ chưa hiểu chuyện ta thấy cha là người ngiêm khắc, cứng rắn chứ không dịu dàng âu yếm như mẹ nen nhiều bạn còn giận và xa lánh ba. Nhưng thường khi càng lớn cách nhìn vè ba của chúng ta sẽ sáng suốt hơn. Tôi dã hiểu và thương ba nhiều hơn bởi tôi biết lúc nào cha cũng nghĩ cho tôi va tất cả là vì tôi. Giờ tôi đã lớn,cha đã để tôi dần trưởng thành. Ông đã không xét nét từng việc tôi làm như trước mà nói chuyện với tôi như một người lớn. Ông đã để tôi tự quyết định và phải tự làm hết công việc của mình. Tuy nhiên ô cũng luôn đưa ra những lời khuyên, những kinh nghiệm quý báu để hướng tôi tới đường lối đúng đắn. Thật lòng tôi co cảm giác thấy chút e sợ. Trước những lựa chọn của chính mình, tôi phải tự tìm hiểu, phải suy nghĩ, phải quyết định và tìm ra cách để thực hiện nó. Đó không phải là một việc đơn giản. Thế mới biết cha mình trước kia đã phải dốc lòng dốc sức thế nào mới đưa ra được quyết định cho tôi và tôi tin những gì ông mang lại cho tôi là tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Với mọi người tôi không cần biết họ nghĩ về cha tôi ra làm xao nhưng với tôi cha là số một. Tôi chưa bao giờ so sánh cha mẹ mình với cha mẹ người khác. Tôi thấy những gì mà mình được hưởng từ ba mẹ thật là hạnh phúc. Đặc biệt là có một nóc nhà như cha tôi. Tình cha thật là vĩ đại, nó không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải nhìn bằng trái tim và tình yêu thương dành cho đấng sinh thành. Ở trong không gian bao la đầy ắp tình thương của người cha tôi tha hồ vùng vẫy nhảy múa và luôn được an tâm. Đó la một nguồn sức mạnh tiềm ẩn vững chắc cho sự phát triển bay cao bay xa của tôi. Dù tôi có vấp ngã hay sai trái thì khi ngoảnh lại sẽ vẫn nhận được tình cảm thương yêu của cha,ánh mắt đầy hi vọng, cái gật đầu đầy tin tưởng để tôi có thể tiếp tục bước đi.
Không một từ ngữ hay một điều gì có thể nói hết sự vĩ đại ấy. ”Công cha như núi thái sơn” một câu tục ngữ để nói ve công lao của người cha hay “khúc hát Tình Cha của Ngọc Sơn” cũng chỉ là sự mô phỏng tượng trưng chứ không phải là tất cả. Trái Đất của chúng ta rộng lớn thật nhưng ta còn có thể đo được độ lớn của nó nhưng tấm lòng của cha dành cho con thì đố ai đo nổi? Là những người con như tôi và các bạn hãy yêu thương cha mình bởi không một người đàn ông nao trên thế giới tốt hơn cha ruột của minh cả. Ai là người dạy ta cách đối nhân xử thế? Ai là người ngồi cả trưa quạt cho ta ngủ khi mất điện,ai dậy ta bản lĩnh và cách nhìn cuộc sống. Đó chỉ có thể là cha tôi cha các bạn.
Trên đời cại gì cũng có hai mặt,có đen thì sẽ có trắng. Đa số chúng ta có những người cha vĩ đại nhưng trong xã hội đầy rẫy những người cha không tốt,đối xử tệ bạc với con cái, bắt con cái đi ăn xin đánh giầy để lấy tiền uống rượu….Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong xã hội, đó là những người cha vô lương tâm, không có ý chí, những người chụi thua số phận cấp nhận đứng dưới đáy của xã hội. Nhưng dù thế nào cha vẫn là cha dù xấu dù tốt. Rồi có ngày những người cha như vậy sẽ biết hối lỗi và sống khác đi.
Núi cao to sông chảy dài thế nào ta cũng không thể hình dung được tình yêu thương của cha mẹ. Điều đó đã trở thành đạo lí và bổn phận của con cái chúng ta phải biết ghi nhớ công ơn cha mẹ, vâng lời cha mẹ, cố gắng học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
Tình cha! Một đề tài không mới nhưng chỉ cần nó xuất hiện ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào thì nó cũng sẽ đánh động hàng triệu trái tim hồi tưởng lại ý nghĩa của nó. Không một cái gì có thể đánh đổi được tình cảm của cha dành cho con là: ”bạn không cần phải đắn đo phân tích xem cha chúng ta là người như thế nào vì lúc nào cha cũng thật vĩ đại.
Lúc con lên ba tuổi, bố kể cho con nghe câu chuyện về ông Thần Tự nhiên sinh ra muôn loài, ông Thần Sấm có những hạt sét như viên bi bỏ vào túi và khi nó rơi thì gây ra những tiếng đùng đoàng lúc mưa dông.
Thần Lửa do hắt xì không bịt miệng nên gây ra hạn hán, cháy rừng… Những câu chuyện thần thoại bố kể con nghe không bao giờ tìm thấy trong bách khoa, từ điển. Đó là thần thoại của riêng bố và con.
Lúc con bốn tuổi, cả ngày bố kể con nghe những câu chuyện sử ta, sử Tàu. Gần mộ bà có một cột mốc bằng đá “trơ gan cùng tuế nguyệt”, người ta bảo đó là mộ vợ thứ tám của Mã Viện. Từ Mã Viện bố kể cho con nghe về Bà Trưng, Bà Triệu và các anh hùng dân tộc. Mỗi câu chuyện bố đều kết luận một câu và bảo con học thuộc. Con đã học thuộc nó như trẻ con đọc đồng dao mà cứ ngỡ những nhân vật lịch sử ấy sống cùng thời với nhau… Bằng những câu chuyện kể bố đã hun đúc nên tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc trong tâm hồn con.
Lúc con năm tuổi, bố dạy con đọc thơ Tố Hữu và Nhật ký trong tù. Bài thơ đầu tiên trong đời con thuộc làBác ơi. Phần thi năng khiếu của con trong chương trình “Bé khỏe bé ngoan” là đọc thuộc một bài thơ và con đã đọc Mới ra tù tập leo núi thay vì một bài thơ thiếu nhi như những đứa bạn cùng trang lứa. Con đã học tập bố đến mức có lỗi với cô giáo: con không thuộc một bài thơ thiếu nhi nào trong chương trình học mẫu giáo của mình…
Mùa lũ năm 1988, bãi chìm trong biển nước, bố đưa chị em con đi xem lũ, không phải vì nuông chiều mà vì muốn các con được chứng kiến những điều từ thực tế. Trong ánh mắt ngây thơ của con lúc bấy giờ lũ thật là đẹp, thật là kỳ vĩ. Dòng sông Lam xanh ngơ ngắt thường ngày đã biến thành màu đỏ ối, đầy những mái nhà, những trâu bò lợn gà từ thượng nguồn trôi dạt về xuôi. Con đâu hay niềm vui, sự hào hứng, phấn khích của con là nỗi đau, là mất mát của những người sống ven đê, để sau mùa lũ họ phải “gánh cả tên làng trong những chuyến di dân”…
Năm con học lớp 4, học lớp đặc biệt của huyện, xa nhà tới hơn 10 cây số, những ngày đầu tiên bố đưa con đến trường rồi đứng chờ trước cổng. Chiếc áo lính sờn vai nhưng nụ cười đầy mãn nguyện. Có bố, con thấy mình mạnh mẽ và có lẽ thành công của con bắt đầu từ những ngày tháng ấy. Sau này, ngày đầu tiên con bước tới giảng đường, bố lại đứng chờ con. Thượng Đình vào ngày đầu tháng 9 nắng vẫn vàng như mật ong, gió bụi, mùi xà phòng, thuốc lá hòa vào nhau nồng nàn chẳng kém gì “gió Lào cát trắng” quê mình. Vậy mà bố vẫn đứng chờ con, kiên tâm, nhẫn nại, hạnh phúc lẫn lo âu. Bốn năm đại học, mỗi lần bước vào cổng trường con đều ngoái lại, tưởng như sau lưng mình bố vẫn còn dõi theo…
Khi con lên lớp 5, vào những ngày nước nổi, bố dắt xe và cõng con qua vùng nước xiết. Chiều về nhá nhem bố lại đứng chờ con bên cầu, thấy bóng ai từ xa cũng hỏi to: Nhàn đấy hả con? Lớp 5, vào tháng tư, khi cây gạo cháy bùng lên những ngọn lửa cũng là lúc kỳ thi học sinh giỏi tỉnh bắt đầu. Bố đèo con bằng chiếc xe đạp cũ kỹ từ miền trung du quê mình dọc theo bờ sông Lam xuống thành phố Vinh, gần trăm cây số. Hết kỳ thi bố đưa con đến Cửa Lò để nhìn thấy biển rồi về thăm quê Bác. Đó là lần đầu tiên con đi xa, lần đầu tiên con nhìn thấy biển, lần đầu tiên con được vào làng Sen, làng Hoàng Trù và nhắc lại những câu thơ của Tố Hữu trong trường ca Theo chân Bác, lần đầu tiên bố kể cho con nghe những câu chuyện về thời niên thiếu của Người và căn dặn con “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” …
Tháng tư năm ấy sẽ chẳng bao giờ mờ nhạt trong ký ức của con, lời dạy của bố năm nào giờ đã thành một cuộc vận động lớn. Từ bố con nhận ra tình yêu Đảng, tình yêu lãnh tụ phải xuất phát từ thẳm sâu trong trái tim mình, phải xuất phát từ ngưỡng vọng thiết tha và sự biết ơn vô bờ bến. Từ bố, con đã học được những bài học không qua sách vở, giáo trình nhưng đi thẳng vào trái tim.
Bố của con, một chiến sĩ nơi Thành cổ năm xưa. Bố vẫn giữ thói quen dậy sớm, khi đài phát thanh phát câu nói đầu tiên trong ngày. Bố dạy con hát những bài Vì nhân dân quên mình, Anh vẫn hành quân… và tập những động tác thể dục cơ bản của một… người lính. Bố cho con xem những giấy khen, những huân huy chương trong chiến trường và cả một sơ đồ tác chiến trong một đêm tiến vào Thành cổ. Con đã đọc những dòng nhật ký “hoa lửa” của bố khi viết về những đồng đội đã hi sinh “ngay chính tôi cũng không thể nào tưởng tượng được mình có thể sống sót để viết những dòng vội vã này. Sau lưng tôi tất cả đồng đội đã ngã xuống…”. Thời bình, bố trở về không kê khai một bản thành tích nào để Nhà nước tặng thưởng… Với bố, sự sống sót sau tháng ngày bom cày đạn xới đã là món quà lớn nhất mà cuộc đời và đồng đội thân yêu đã dành cho mình.
Bố kính yêu! Con đã lớn lên bên bố, một người bố bình thường, không giàu sang, không địa vị và quyền uy nhưng bố đã cho con rất nhiều. Cho con cuộc đời này? Những người bố khác đều làm được! Cho con tình yêu thương? Những người bố khác đều làm được!… Nhưng bố khác với họ, bố cho con thế giới quan của mình, cho con bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, những thăng trầm trong cuộc sống, cho con biết yêu thương, biết trải lòng nhân ái, bao dung với những mảnh đời bất hạnh, cho con biết vươn lên tiến về phía trước. Chính bố đã cho con sức mạnh, một sức mạnh trường cửu của tình phụ tử.