Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“A lô! Mời các em trong đội trống lên lấy trống để chào cờ!”. Đó là tiếng cô tổng phụ trách ở trường em đấy. Cô đã để lại trong lòng chúng em những ấn tượng sâu đậm và khó quên. Cô có cái tên thật dễ mến: Cô Nguyễn Ngọc Lan.
Cô tổng phụ trách còn rất trẻ, năm nay cô khoảng ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, cân đối. Khi đến trường, cô thường mặc quần tây, áo sơ mi màu xanh, bỏ trong quần trông cô nhanh nhẹn, gọn gàng như cô thanh niên xung phong. Mái tóc cô đen nhánh xõa ngang vai ôm lấy khuôn mặt trái xoan đôn hậu. Đôi mắt cô đen láy, sáng long lanh luôn nhìn chúng em với vẻ trìu mến, thân thiện. Hàm răng cô trắng đều như những hạt bắp non.
Cô tổng phụ trách của chúng em rất nhiệt tình với công việc chung của nhà trường. Hết dạy chúng em hát quốc ca, đội ca lại dạy các bạn tập trống, dạy tập nghi thức đội. Cô còn phụ trách đội sao đỏ để theo dõi thi đua của nhà trường. Lúc nào cô cũng là người đến sớm nhất và ra về trễ nhất. Nhờ có cô mà nề nếp của trường em rất tốt, không còn hiện tượng đi trễ hay mua quà rong. Giờ tập thể dục buổi sáng các bạn cũng xuống nhanh hơn và tập đều hơn. Bao nhiêu phong trào của nhà trường cô đều tích cực tham gia. Nào là nghi thức đội, hội khỏe Phù Đổng, an toàn giao thông, bông hoa điểm 10… Nhờ có bàn tay và khối óc của cô mà năm qua trường em đã đạt liên đội mạnh đấy. Mỗi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em lại bắt gặp nụ cười tươi tắn của cô. Cô thường lên tổng kết công tác đội trong tuần và nhắc nhở chúng em những tồn tại cần khắc phục, phát động các phong trào của tuần tới. Thỉnh thoảng, cô còn dạy chúng em chơi một số trò chơi thật lí thú và bổ ích. Vì thế, ai cũng yêu mến cô.
Chỉ còn vài tháng nữa thôi, em sẽ phải xa mái trường tiểu học mến yêu, xa các thầy cô giáo, xa cả những buổi sinh hoạt đội cùng cô tổng phụ trách. Nhưng em sẽ nhớ mãi, nhớ hoài những buổi đến lớp, những buổi được sinh hoạt cùng cô tổng phụ trách đội dịu dàng, dễ mến. Em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là học trò của cô.
Trời vừa sáng, tờ lịch bay bay như muốn nói: “Cô bé ơi! Hôm nay đã là thứ hai rồi đấy! Cô ăn sáng nhanh nhanh để đến trường làm lễ chào cờ!”. Em ăn xong rồi! Thôi chào chị lịch chăm chỉ, em đi học nhé!
Bầu trời lúc bấy giờ cao, trong xanh, không gợn chút mây. Những tia nắng vàng tươi lọt qua kẽ lá, đậu trên vai các bạn học sinh chúng em. Gió thổi vi vu làm các cành cây đu đưa một cách nhẹ nhàng, yểu điệu. Mặt trời chênh chếch rọi xuống, biến triệu giọt sương trên lá cây ngọn cỏ thành những hạt ngọc nhấp nhánh, lung linh. Trên đỉnh cột, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới như đang reo vui trong nắng sớm. Các cô giáo trong những tà áo dài truyền thống đang đôn đốc các bạn học sinh. Bỗng bác trống già cất giọng ồm ồm quen thuộc: “Tùng! Tùng! Tùng!”, báo hiệu buổi lễ chào cờ sắp bắt đầu. Học sinh toàn trường quần áo chỉnh tề, xếp thành hàng ngũ ngay ngắn. Cô tổng phụ trách cầm micrô nhắc nhở học sinh bỏ mũ xuống để buổi lễ chào cờ được bắt đầu. “Nghiêm! Chào cờ... Chào!”. Tiếng cô tổng phụ trách vang lên dõng dạc. Cả một rừng bàn tay xinh xắn giơ cao ngang trán, đều tăm tắp. Tất cả các cặp mắt đều hướng lên nhìn lá quốc kỳ đỏ thắm. Gió như ngừng thổi, mây như ngừng trôi, chim như ngừng hót để cùng chào cờ với chúng em. Màu đỏ là màu máu của biết bao thế hệ cha anh đã ngã xuống. Còn sao vàng năm cánh lại là biểu tượng của đất nước, của cách mạng. Hoà nhịp với tiếng trống Đội là bài hát Quốc ca trầm hùng vang lên giữa không gian. Lời bài hát khiến em hình dung tiếng bước chân rầm rập của đoàn quân ra trận theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc: “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc...”. Tiếp đến là bài hát Đội ca. Lời bài hát hư nhắc nhở chúng em phải ra sức phấn đấu học tập: “Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên...”. Khi toàn trường đã hát xong bài hát, cô tổng phụ trách dõng dạc hô to: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. “Sẵn sàng”, tiếng hô đáp lại to đều, tưởng chừng lay động cả bầu không khí trong sân trường. Tiếp đó, cô Hiệu phó nhà trường lên nhận xét lễ chào cờ và thông báo kết qủa thi đua của từng lớp trong tuần qua. Em vui mừng biết bao khi lớp 5G chúng em dẫn đầu toàn trường. Cuối cùng, thầy Hiệu trưởng nhà trường lên nhắc nhở toàn trường những hoạt động trong tuần tới. Buổi lễ kết thúc trong bài hát “Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội”. Các lớp lần lượt về từng phòng để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên với bao ước vọng.
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng luôn in đậm trong tâm trí em. Để xứng đáng với biết bao chiến sĩ anh hùng đã hy sinh vì độc lập tự do của đất nước, mai sau, em sẽ cố gắng trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai nào cũng vậy, trường em lại tổ chức lễ chào cờ đầu tuần theo quy định. Tham dự buổi lễ hôm nay có thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo và đông đảo các bạn học sinh.
Trời hôm nay thật trong xanh, mát mẻ. Những bông hoa tươi thắm toả hương thơm như muốn chào đón chúng em bắt đầu một tuần học mới. Trên sân trường, các bạn học sinh ngồi truy bài, một số bạn khác thì lại cười đùa, nói chuyện to nhỏ với nhau, khuôn mặt ai nấy cũng thật vui vẻ. Hôm nay bạn nào cũng mặc những bộ quần áo thật sạch sẽ, gọn gàng. Những bạn nam thì mặc chiếc quần ka ki màu xanh với những chiếc áo đồng phục màu trắng. Còn các bạn nữ thì lại mặc váy kẻ ca rô với chiếc áo cổ viền hoa, tất cả đều đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai. Cột cờ đã được dựng lên giữa bồn hoa rực rỡ muôn màu sắc. Các thầy, cô giáo thì lại mặc những bộ comlê và chiếc áo dài truyền thống. Bỗng một hồi trống giòn giã vang lên, chúng em lại nhanh chóng tập trung ngay thẳng trước cột cờ. Đúng bảy giờ mười lăm, khi mọi người đã ổn định thì tiếng nói trầm ấm của cô tổng phụ trách nhắc nhở mọi người chỉnh lại đội ngũ, trang phục. Cả trường im lặng, sau đó cô hô dõng dạc: “Nghiêm! Chào cờ, chào!”. Cả trường đều đứng thẳng, đầu ngẩng cao nhìn lá cờ đỏ sao vàng đang từ từ được kéo lên. Những cánh tay xinh xắn của các bạn đồng thời giơ lên cùng tiếng Quốc ca hoành tráng: “Đoàn quân Việt Namđi, chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa. Mọi người đều như cảm thấy không khí thiêng liêng trang trọng của buổi lễ nhắc nhở chúng em nhớ tới bao anh hùng đã ngã xuống vì Tổ quốc, vì tương lai con em. Khi bài Quốc ca kết thúc, cô lại hô to: “Đội ca”. Cùng hoà với tiếng trống là tiếng hát của chúng em: “Cùng nhau ta đi lên theo bước đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ” như muốn quyết tâm học tập thực hiện tốt lời Bác để sau này dựng xây đất nước. Kết thúc của phần nghi thức là lời tuyên thệ: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!”. Chúng em hô theo cô: “Sẵn sàng!” như phá tan bầu không khí. Sau phần nghi thức, cô lại thay mặt cho Ban Giám hiệu nhận xét về tình hình học tập của các bạn trong tuần qua. ở phía dưới, những lớp được khen thưởng có vẻ vui mừng lắm, còn những lớp khác nghe chừng rất buồn bã. Sau nhận xét, cô giới thiệu thầy Hiệu trưởng lên phát biểu và dặn dò chúng em. Nét mặt nghiêm trang với dáng đi khoẻ khoắn, thầy tiến về phía lễ đài. Thầy vui vẻ tuyên dương những tập thể có thành tích trong học tập và phong trào của trường, sau đó thầy nhắc nhở các lớp chưa cố gắng hay còn khuyết điểm. Lời dặn của thầy thấm sâu vào lòng chúng em. Buổi lễ chào cờ kết thúc với bài hát “Bốn phương trời”. Chúng em vào lớp với khuôn mặt lấm tấm mồ hôi nhưng rất vui vẻ. Ngoài kia, lá cờ vẫn tung bay hẹn tuần sau gặp lại.
Qua không khí trang nghiêm nhưng cũng thật thân mật của buổi lễ đã nhắc chúng em phải rèn luyện để xứng đáng với cha anh.
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh
Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ nay càng rực rỡ hơn.
Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăng quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh bỗng dừng hết tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên nơi các thầy cô giáo đang ngồi. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường.
Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do như ngày hôm nay. Vì thế, mọi người đều hát quốc ca bằng tất cả tình yêu dành cho quê hương, đất nước, trong lòng dâng lên một niềm tự hào khi là những người con của một dân tộc anh hùng. Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiên nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt của mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thẳm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau những trận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
😁😁😁
Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.
Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.
Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện Tấm Cám, Tấm là cô gái vừa đẹp người vừa đẹp nết.Cô Tấm có dáng người thon thả, đôi bàn tay búp măng và đôi chân nhỏ xinh xinh. Khuôn mặt trái xoan trong sáng và hiền hậu. Đôi lông mày lá liễu, cùng đôi mắt bồ câu . Mái tóc đen óng ả lại mềm mại như những sợi tơ buông xõa đến quá vai. Mũi không cao nhưng hợp với khuôn mặt. Hàm răng trắng như mây lại được điểm bằng một chiếc răng khểnh, mỗi lần cô cười rất duyên dáng. Đôi má bầu bầu, với làn da trắng hồng. Trông cô đẹp như nàng tiên, khi cô mặc quần áo, lấy từ mấy lọ xương cá Bống chôn dưới chân giường để đi trẩy hội.Lúc nghèo khổ, cũng như lúc là vợ vua. Cô Tấm luôn giữ bản chất cần cù, chịu thương chịu khó của người lao động. Trong cung cô vẫn giặt quần áo cho vua. Khi về giỗ mẹ, Tấm vẫn leo lên cây cau hái quả để cúng. Bị mẹ con Cám hại chết, nhưng con người hiền lành, hiếu nghĩa đôn hậu ấy đã đấu tranh quyết liệt và sau cùng đã được trở về bên vua.Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền, chân chất dịu thương , chịu khó. Cô bền bỉ dành lại hạnh phúc. Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là hình ảnh cho người dân Việt Nam của chúng ta.
Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.
Gia đình em có 4 người, mẹ em, bố em, anh hai và em. Mẹ em lúc nào cũng dễ dãi, nuông chiều con cái, còn bố em thì ngược lại, rất nghiêm túc. Thế nhưng em vẫn kính yêu bố em vô cùng.
Nhìn bố, ít ai nghĩ rằng ba đang ở vào độ tuổi bốn mươi lăm. Vì tóc bố vẫn còn đen, chỉ có lơ thơ vài sợi tóc trắng. Người bố hơi cao, không mập lắm, nên có vẻ khỏe khoắn. Sở dĩ được như vậy là do bố em năng tập thể dục vào mỗi buổi sáng. Nghe bà nội em kể rằng, thuở nhỏ bố em rất thích chơi thể thao; bóng chuyền, bóng bàn môn nào bố cung giỏi. Gương mặt bố hao hao hình chữ điền, trông đầy nét cương nghị.
Hàng ngày, sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn cuốc đất vun gốc cho mấy cây trồng xung quanh nhà. Cho nên, tuy vườn không phải là rộng lắm nhưng có nhiều thứ hoa quả. Cây nào cây nấy thẳng lối ngay hàng, đẹp chẳng khác chi một công viên nho nhỏ.
Đêm đêm, bố em hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em biết rõ điều đó lắm. Vì chúng em mà bố em phải chịu nhiều vất vả. Nhưng bố nào có quản khó nhọc gì đâu. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thây chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em mới hiểu câu “Công cha như núi Thái Sơn” thật là cao cả biết dường nào.
Những lúc rảnh rỗi, bố em thường dắt chúng em đi dạo quanh làng. Vừa đi, bố vừa kể chuyện hay giảng giải những điều thắc mắc chúng em thường gặp. À, mà sao cái gì bố cũng biết, biết nhiều thứ lắm. Anh Hai và em cứ nhờ bố giảng cho bài văn, hướng dẫn cho bài toán. Bố đúng là ông thầy thứ hai, ở nhà.
Em rất kính yêu bố em. Nhờ có bố mà cả gia đình sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Cho nên, lúc nào, em cũng cố gắng học thật giỏi để ba em được vui lòng.
Tả cô tổng phụ tránh trong giờ chào cờ
Cô Lê Thị Minh Hiệp chính là cô giáo Tổng phụ trách giỏi của trường THCS Trần Phú chúng em. Cô chính là người mà em luôn yêu quý, trân trọng nhất. Thoạt nhìn, ta cứ nghĩ công việc của một người Tổng Phụ Trách có vẻ dễ nhưng khi được cùng cô tham gia một số hoạt động, em mới biết nó có nhiều thử thách, khó khăn đến nhường nào. Với dáng người nhỏ nhắn, gương mặt trái xoan, nụ cười luôn nở trên môi giúp cô trẻ hơn cái tuổi 40.
Để làm tốt công việc của một Tổng Phụ Trách không phải ai cũng có thể làm được. Có lẽ niềm đam mê và tình yêu học trò chính là động lực lớn nhất để cô gắn bó với nghề. Phải hiểu học sinh muốn gì, cần gì thì mới có thể chạm đến được tâm hồn trong sáng, nhiều biến động của học sinh. Ở trường, bên cạnh cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô bộ môn thì cô cũng là người dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người. Tuy cô giáo Tổng Phụ trách không giúp chúng em giải được những bài toán hay giúp cho chúng em làm được những bài văn hay nhưng cô đã giáo dục cho chúng em nhân cách và bồi dưỡng cho chúng em những lí tưởng sống tốt đẹp. Cô lúc nào cũng tâm huyết với các hoạt động của Đội. Sáng đi sớm, tối về muộn, có khi thứ 7, chủ nhật cô cũng phải lên trường để chuẩn bị thật tốt cho các hoạt động ngoại khóa của trường, của Đội. Tuy vậy, cô vẫn sắp xếp thời gian để chăm sóc cho gia đình. Bí quyết giúp cô vượt qua hết mọi khó khăn chính là nhờ tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi của cô. Đôi khi cô hay khắt khe với chúng em về việc làm sao để thực hiện tốt các nội quy học sinh. Có khi cô như một người mẹ, người chị của chúng em luôn chia sẻ, tâm sự, đưa ra những lời khuyên bổ ích cho chúng em mỗi khi chúng em gặp khó khăn mà không biết làm sao giải quyết. Đối với những bạn học sinh chưa ngoan, chưa tích cực tham gia các phong trào, chưa thực hiện tốt nội quy, cô không ngừng tìm biện pháp giúp các bạn đó tự rèn luyện bản thân hay giúp các bạn biết tự nhìn nhận ra việc làm sai của mình để từ đó điều chỉnh. Để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, cô luôn chịu khó tìm tòi, sáng tạo, tích cực phối hợp để làm cho các hoạt động có nội dung phong phú, hấp dẫn và phù hợp với học sinh. Nhờ sự say mê, nhiệt tình, sáng tạo của cô mà phong trào của Liên Đội ngày càng đi lên. Các năm học vừa qua, Liên Đội luôn duy trì phát động đến học sinh phong trào “Nói lời hay làm việc tốt” để giáo dục kỹ năng, cách ứng xử và ý thức kỷ luật cho học sinh. Cô luôn đưa ra những hoạt động mới, độc đáo để giúp chúng em luôn hào hứng khi tham gia các phong trào.