Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
- Điển cố điển tích: Sân Lai, Gốc tử
=> Bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với mẹ cha; ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.
Tham khảo:
Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. (câu phủ định) Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ, nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo và giàu đức hi sinh của nàng.( câu ghép) Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.
Bạn tham khảo phần này nha!
Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lí, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình. Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cản, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể” , bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.
Biện pháp tu từ:
-Đảo ngữ "Ung dung"
=>tác dụng: khẳng định, nhấn mạnh tư thế hiên ngang, sự lạc quan của người lính lái xe
-Điệp ngữ nhìn
=>Tác dụng: cho thấy tinh thần, khí thế, sự bình tĩnh đối mặt với khó khăn, hiểm nguy của người lính.
- Biện pháp đảo ngữ "Ung dung"
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
+ Cho thấy tư thế hiên ngang của người lính lái xe và phong thái lạc quan của người lính lái xe.
+ Xây dựng thành công hình tượng người lính dũng cảm, lạc quan trong cuộc chiến khốc liệt.
- Điệp từ "nhìn"
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu hình biểu cảm gây ấn tượng cho người đọc
+ Tô đậm khí chất hiên ngang không ngại gian khó của người lính lái xe toát lên một vẻ bất khuất như lời thề sinh tử với kẻ thù.
+ Nhìn ở đây còn là nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ một cách khống tránh né. Qua đó ta thấy ngọn lửa quyết tâm bảo vệ tổ quốc của người chiến sĩ yêu nước.
tham khảo
-Nói như thế là chỉ Kim Trọng.
-Nói " Tưởng người dưới nguyệt đồng" là sử dụng biện pháp tu từ "Ẩn dụ".
- Nói như vậy là cho ta biết đc rằng Kiều là người có tình,có nghĩa và một lòng giữ tính thủy chung.
Biện pháp "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng"
- Tác dụng:
+ Tăng tính biểu đạt gợi hình gợi cảm gây ấn tượng với người đọc.
+ Người ở đây là Kim Trọng. Qua đó thể hiện nỗi nhớ nhung, hồi tưởng đấy dứt với người mình yêu. Kiều không bao giờ quên được chén rượu thề nguyền đồng lòng đồng dạ với Kim Trọng.
+ Khẳng định lòng thủy chung một lòng một dạ với tình yêu đối với Kim Trọng của nàng Kiều