hãy so sánh thạch sanh với người em trong cây khế để làm rõ những điểm giống và kh...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Điểm giống: Cả 2 đều là những người hiền lành, thật thà, lương thiện

Điểm khác:

Thạch Sanh:

Dũng cảm, sẵn sàng chiến đấu với cái ác để bảo vệ cái thiện

Có sức mạnh vô biên

Người em trong Cây khế:

Không có sức mạnh như Thạch Sanh

 

25 tháng 2 2023

- Điểm giống nhau:

+Tốt bụng, ngây thơ, hay giúp đỡ người khác.

+Có người anh tham lam (báo đời).

+Đều mất bố mẹ.

+Đều có người anh phải trả giá sau nhưng việc làm tham lam độc ác.

+Đều gặp 1 con chim lạ vãi đạn (Thạch Sanh gặp đại bàng dưới hang, Người em gặp con chim thần gì đó).

+Điều có kết cục tốt đẹp (Main mà lị).

-Điểm khác nhau:

+Thạch Sanh mồ côi từ bé còn Người em thì bố khi trưởng thành (Mẹ hông biết nhe).

+Thạch Sanh đi lập chiến công như giết rắn, giết chim,... Còn Người em thì đi làm giàu :))

+Thạch Sanh đi từ đáy xh lên bằng cách lập chiến công và đi lật mặt thèn anh trời đánh, còn Người em thì thì giàu do...bán khế.

+Thạch Sanh có anh kết nghĩa còn Người em có anh ruột.

Còn nhiều lắm nhưng nhiêu đây thôi hihi

 

 

10 tháng 10 2017
bởi lysbae Theo dõi
 

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Sọ Dừa là một trong những truyện có nhiều giá trị và nhiều nét độc đáo đáng chú ý.

Tuy là một truyện cổ tích thần kỳ, tính chất thần kỳ thấm sâu vào tổ chức kết cấu của tác phẩm từ đầu đến cuối, nhưng không có nhân vật thần kỳ riêng biệt (Tiên, Bụt, Chim thần...) như ở nhiều truyện cổ tích thần kỳ khác (Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Cây khế...).

ở đây yếu tố thần kỳ nằm ngay trong nhân vật chính: Sọ Dừa. Sọ Dừa là người trần có nguồn gốc thần tiên. Về chỗ này, Sọ Dừa và Thạch Sanh có sự giống nhau trong bản chất, nhưng sự thể hiện thì khác nhau rất nhiều.

Ngay từ khi thụ thai, hai nhân vật này đã có sự khác nhau. Bà mẹ Thạch Sanh nằm mơ thấy "rồng ấp" rồi có thai, còn bà mẹ Sọ Dừa thụ thai sau khi phải làm một việc phi thường ghê sợ là: uống nước trong một cái sọ người ở gốc cây trong rừng!

Thạch Sanh sinh ra, lớn lên một cách bình thường, là một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, "mặt đỏ mày xanh". Còn Sọ Dừa, sinh ra là một cục thịt tròn lông lốc, có mặt mũi, miệng tai, nhưng không có mình mẩy chân tay!

Bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa còn phải ẩn kín trong cái lốt "sọ" xấu xí gớm ghiếc... Đó là một thử thách cực kỳ to lớn, khó khăn mà nhân vật này phải kinh qua để khẳng định và bộc lộ bản chất tốt đẹp của mình.

Sự phát triển của nhân vật Sọ Dừa ở trong truyện này có thể được phân thành hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu, từ khi sinh ra đến khi cưới vợ. Giai đoạn sau từ khi cưới vợ đến cuối chuyện. Cả hai giai đoạn, Sọ Dừa đều không ngừng nỗ lực vươn lên, vượt qua nhiều khó khăn thử thách để tồn tại và phát triển.

Ở giai đoạn đầu, Sọ Dừa phải phấn đấu để khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình trong hai điều kiện khó khăn, thử thách hết sức lớn: gia đình thì nghèo khó, lại không có cha; bản thân thì phải mang lốt sọ.

Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa khi mới sinh ra là lời cầu xin mẹ đừng vứt bỏ: "Mẹ ơi! Con là người đấy mẹ ạ! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!"

Câu nói thật giản dị, đơn sơ nhưng hết sức cảm động và giàu ý nghĩa. Cái lý và cái tình, cái bình thường và cái kỳ diệu đều nằm trong câu nói ấy. Bình thường, vì đó là lời nói tự nhiên của đứa trẻ khi nó biết bà mẹ định vứt nó đi; nhưng rất phi thường, kỳ diệu ở chỗ cái thai mới sinh ra như một "cục thịt tròn lông lốc" mà lại biết nói tiếng người rất rành rọt và thấu tình đạt lí. Nghe câu nói như vậy, bà mẹ nào có thể cầm lòng và đang tâm ném cái thai đi. Bởi vì, bên trong cái dị dạng, khác thường của cái quái thai, lại có cái bình thường, hợp tình hợp lí của tiếng nói con người thực sự.

Thiếu tiếng nói thực sự con người ấy, thì cái quái thai chỉ còn là cái đáng sợ và không một người phụ nữ nào dám nuôi nó cả.

Hành động quan trọng thứ hai, đáng chú ý của Sọ Dừa là việc chàng đòi mẹ xin cho mình được đi chăn dê của nhà phú ông. Chi tiết này chẳng những rất giàu nội dung, ý nghĩa mà còn rất tuyệt vời về giá trị nghệ thuật. Nó vừa thể hiện được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa (lòng thương yêu mẹ, yêu lao động, không sợ khó khăn...) vừa tạo điều kiện, hoàn cảnh để Sọ Dừa và cô gái út của phú ông gặp nhau, yêu nhau và lấy nhau sau này.

Sọ Dừa chẳng những chăn dê được mà còn chăn dê giỏi và điều đó đã chuẩn bị cơ sở vững chắc cho chàng tiến lên một bước mới trong sự phát triển tự nhiên của mình là: lấy vợ!

Tục ngữ Việt Nam có câu:

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà.
Cả ba việc đó đều là khó khăn.

Đối với Sọ Dừa, việc lấy vợ lại càng khó khăn hơn, vì nhà đã nghèo, thân hình lại xấu xí, cổ quái. Vì thế, khi nghe thấy Sọ Dừa đòi lấy vợ, mà lại đòi lấy con gái phú ông, bà mẹ chàng "đang buồn phiền" cũng phải "phì cười" mà nói:

"- Mày thì có ma nó lấy! Mình mẩy chân tay chẳng có mà lại đòi lấy vợ!" Lão phú ông nghe nói thì bĩu môi, trề miệng, cố nén tức giận, bảo với mẹ Sọ Dừa rằng:

"- Con mụ hình thù như thế mà cũng chòi vòi như vậy à?". Và lão thách cưới rất cao, đủ thứ sang trọng trên đời, để Sọ Dừa không sao có thể có được. Đó là một cách từ chối khéo.

Để khắc phục khó khăn này, Sọ Dừa hay đúng hơn là tác giả dân gian không thể không dựa nhiều vào yếu tố thần kỳ, ảo tưởng? Và thế là, chỉ sau một đêm bà mẹ Sọ Dừa đã thấy đổi thay tất cả: nhà cửa, giường nằm, chăn đệm... mọi thứ đều sang trọng, đẹp đẽ hơn cả lời thách cưới của phú ông. Riêng Sọ Dừa thì vẫn chưa khác trước, vẫn ở trong lốt sọ, và lăn đi lăn lại trong tòa nhà mới rộng thênh thang để sai khiến kẻ hầu người hạ. Điều này cho thấy tác giả dân gian sử dụng yếu tố thần kỳ ảo tưởng rất có nguyên tắc, có chừng mực, có tính toán cẩn thận. Làm như vậy để giữ cho câu chuyện phát triển được tự nhiên, tuần tự, từ thấp đến cao, làm cho người nghe hứng thú theo dõi liên tục, không bị nhàm chán. Vả lại, phải để cho chàng trai khôi ngô, tuấn tú Sọ Dừa xuất hiện vào thời điểm đúng nhất, đắt nhất, phải nhất và đẹp nhất. Đó chính là lúc hai vợ chồng chàng nắm tay nhau ra chào và cám ơn hai họ đang dự lễ cưới. Dù là tiểu thuyết, truyện ngắn, hay truyện kể dân gian thì sự sắp xếp, bố trí các sự việc, tình tiết, nhân vật cũng đều rất quan trọng. ở đây, tác giả sắp xếp như thế là hợp lý và có hiệu quả cao nhất.

Sự xuất hiện của chàng trai khôi ngô, tuấn tú Sọ Dừa trong lễ cưới đã kết thúc giai đoạn thứ nhất, giai đoạn đội lốt của chàng và mở ra một giai đoạn mới: giai đoạn học hành đỗ đạt và đi sứ.

Ở cô Tấm và nhiều nhân vật chính diện khác trong truyện cổ tích thần kỳ, giai đoạn đầu thường nặng về hiện thực và giai đoạn sau thường mang nhiều yếu tố thần kỳ ảo tưởng. Ở đây, ngược lại, giai đoạn đầu của Sọ Dừa rất phi thường, kỳ ảo, giai đoạn sau (kể từ khi cưới vợ) câu chuyện lại đi gần với hiện thực hơn.

Sọ Dừa đỗ trạng nguyên nhờ trí thông minh và sự chăm chỉ học hành của chàng, chứ không phải "gặp may" hay có sự phù trợ của một lực lượng thần kỳ nào cả.

Việc chàng được nhà vua trưng dụng, bổ làm quan ở kinh kỳ và cử đi sứ nhiều năm cũng là sự phát triển tự nhiên, hợp lý của một người đỗ đạt và có tài năng.

Ba thứ mà chàng trao cho vợ trước lúc đi xa: "Con dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà" đều là những vật dụng thông thường của đời sống người nông dân. Nó thể hiện sự phòng xa, sự lường trước những khó khăn thực tế của một người có trí tuệ và kinh nghiệm, chứ không có gì là thần kỳ ảo tưởng cả. Và về sau, khi vợ chàng lâm nạn, các thứ vật dụng đó đã phát huy tác dụng bình thường của chúng để giúp cho vợ chàng duy trì được sự sống của mình nơi hoang đảo cho đến lúc gặp chàng.

Không có phép thần thông biến hóa gì đặc biệt, nhưng "con dao", "hòn đá lửa" và "hai quả trứng gà" quả thực đã phát huy được những tác dụng kỳ diệu đối với vợ Sọ Dừa. Thiếu chúng thì cô không thể sống để gặp chồng được. Đó là cái kỳ diệu của trí tuệ và kinh nghiệm sống của con người chứ không phải của thần linh tiên bụt phù phép.

Sau khi gặp vợ và biết rõ âm mưu, hành động gian ác, xấu xa, bỉ ổi của hai người chị vợ, Sọ Dừa bình tĩnh và giải quyết rất tế nhị, sâu sắc và cao tay.

Việc chàng để vợ ẩn kín trong phòng riêng, để trực tiếp lắng nghe hai người chị vợ "kể công, kể nỗi" và "liếc mắt đưa tình"..., cho thấy Sọ Dừa quả thực là một người có nghị lực, tài năng và khôn khéo biết nhường nào?

Truyện Sọ Dừa kết thúc với sự việc: Sọ Dừa đưa vợ ra chào hai chị và mọi người đang dự tiệc khiến cho mọi người nhạc nhiên, vui sướng, còn hai người chị thì hoảng hốt run sợ và lẳng lặng lén ra ngoài trốn đi biệt tích.

Đó là cách kết thúc rất hay, rất phù hợp với truyện này. Sự kết thúc có hậu ở đây diễn ra rất tự nhiên, hợp lý nhưng chỉ thật hay khi Sọ Dừa đã có cuộc tiếp xúc và chuyện trò với hai người chị vợ, như chàng đã làm và tác giả dân gian đã xây dựng, sắp xếp.

II

Ngoài Sọ Dừa, truyện này còn có hai nhân vật chính diện nữa là bà mẹ Sọ Dừa và cô gái út nhà phú ông (vợ Sọ Dừa).

Hai người chị vợ Sọ Dừa là nhân vật phản diện. Còn phú ông, có người cũng xếp vào hàng ngũ phản diện với hai người chị. ở đây, người viết không quan niệm như vậy (sẽ nói sau).

1. Trước hết hãy nói về bà mẹ của Sọ Dừa. Truyện cổ dân gian Việt Nam đã nói đến nhiều bà mẹ (bà mẹ Gióng, bà mẹ Thạch Sanh, bà mẹ Tống Trân...). Các bà mẹ Việt Nam trong cổ tích (thuộc phe thiện) đều hiền lành, tần tảo, chịu thương, chịu khó và thương yêu con rất mực. Nhưng chịu thương, chịu khó và dầy công lao tình nghĩa với con như bà mẹ Sọ Dừa thì thật là đặc biệt hiếm có.

Người chịu nhiều đau khổ và có vai trò quan trọng nhất trong sự tồn tại và phát triển của Sọ Dừa chính là bà mẹ của chàng. Thánh Gióng chỉ ở với mẹ đến tuổi lên ba, Thạch Sanh cũng mất mẹ từ tấm bé, còn Sọ Dừa ở với mẹ và được mẹ dày công chăm sóc, lo liệu, giúp đỡ liên tục từ khi sinh ra cho đến khi cưới vợ và học hành, đỗ đạt (khoảng hai mươi năm). Nhưng điều đáng nói không phải ở chỗ thời gian dài hay ngắn mà là ở tính chất khó khăn, gian khổ của công việc. Việc nuôi con nói chung đều gian khổ, nhưng có lẽ không bà mẹ nào (dù là trong văn học, nghệ thuật hay trong cuộc đời thực) phải nuôi con khó khăn, gian khổ hơn bà mẹ Sọ Dừa. Bởi vì bà phải nuôi một cái quái thai, trong điều kiện tuổi già, đi ở, chồng chết và hơn nữa lại bị những người chung quanh xa lánh, kinh tởm.

Vậy yếu tố gì đã giúp bà vượt được khó khăn để dũng cảm nuôi con khôn lớn trưởng thành. Đó chính là tình thương, niềm tin và hy vọng.

Hoàn toàn đúng như vậy. Nếu ta chú ý đến những chi tiết đầu tiên của truyện là "vợ chồng bà đã ngoài năm mươi tuổi mà vẫn chưa có con" và "Một hôm bà vào rừng, khát quá đành phải uống nước trong một cái sọ người ở hốc cây" (do cọp bỏ lại từ lâu) thì sẽ có thể rút ra được một điều nhận xét rất thú vị là ở bà mẹ Sọ Dừa có hai "cơn khát" - cơn khát nước nhất thời trong buổi đi rừng và sự "khát con" đang kéo dài gay gắt trong tuổi năm mươi. Và may mắn, kỳ diệu thay, chính thức "nước ở trong cái sọ người" mà bà ngẫu nhiên bắt gặp và vì khát quá, bà phải uống ấy, đã cùng một lúc "giải" được cả hai "cơn khát" cho bà, như truyện đã kể: "uống vào khỏi cổ, bà thấy khoan khoái khác thường, thấm thía đến ruột gan và từ đó bà có thai". Thế là bà có thêm niềm tin và hy vọng để tiếp tục sống và làm việc, kể cả khi người chồng của bà đã qua đời.

Khi sinh ra cái "quái thai" bà đau khổ, buồn phiền, kinh sợ và mất hết niềm tin, hy vọng, bà định ném nó đi. Nhưng không ngờ cái "quái thai" lại biết nói tiếng người và nói một cách rõ ràng, rành mạch, thấu tình đạt lý: "Mẹ ơi! Con là người đây mẹ ạ! Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp!".

Tiếng nói ấy đã khơi dậy tình thương, niềm tin và hy vọng cho bà. Không có tiếng nói thấu tình đạt lý ấy của con người (dù là con người trong hình thức "quái thai"), thì làm sao bà mẹ có thể đủ sức lực và can đảm để nuôi nổi Sọ Dừa - một cục thịt tròn lông lốc, không còn mình mẩy chân tay.

Con người không phải là gỗ đá, niềm tin và hy vọng không thể giữ nguyên, nếu thực tế không có gì đổi thay tốt đẹp. Đó chính là lúc bà mẹ Sọ Dừa cảm thấy nản lòng sau bảy tám năm nuôi con vất vả mà con chẳng biết làm gì, hình thù vẫn như cũ. Bà nói với Sọ Dừa:

"Con nhà người ta thì bảy tám tuổi đã biết đi chăn trâu, chăn dê, còn mày thì tao chẳng trông nhờ được gì. Nhà phú ông có một đàn dê cần người chăn mà chưa tìm được người chăn. Giá mày như con người ta mà chăn được thì cũng kiếm thêm được ít gạo bỏ vào nồi". (1)

Nghe bà mẹ phàn nàn như vậy, Sọ Dừa nói ngay: "- Mẹ ơi! Con chăn dê được. Mẹ cứ vào nói với ông chủ đi".

Thế là niềm tin và hy vọng của bà mẹ Sọ Dừa lại được củng cố!

Việc Sọ Dừa chăn dê được và chăn dê giỏi, được phú ông hài lòng, khiến cho niềm tin và hy vọng của bà tăng lên. Đến khi Sọ Dừa cưới được vợ và thi đỗ trạng nguyên thì bà hoàn toàn mãn nguyện. Vì tình thương con của bà không phụ công bà, niềm tin và hy vọng của bà đã được chứng minh. Bà sẽ yên lòng nhắm mắt xuôi tay. Hình tượng nhân vật bà mẹ Sọ Dừa được xây dựng thật công phu, phong phú và trọn vẹn.

2. Người con gái út của phú ông (vợ Sọ Dừa) cũng được xây dựng rất độc đáo và thành công.

Chi tiết quan trọng đáng chú ý trước hết ở nhân vật này là việc đem cơm cho Sọ Dừa. Khác với hai người chị, cô đi đến tận nơi, đưa cơm cho Sọ Dừa một cách tử tế. Nhờ vậy mà cô thấy được đúng con người thật của Sọ Dừa (một chàng trai khôi ngô tuấn tú, thổi sáo rất haỵ..). Và tình yêu đã đến với cô một cách rất tự nhiên, hợp lý. Có thể nói con mắt "tinh đời" và tấm lòng nhân hậu của cô đã giúp cô chọn được một người chồng lý tưởng. Điều đáng nói là người chồng cô chọn là "một đứa ở", một đứa ở hình thù dị dạng khác thường. Không có con mắt "tinh đời" nhìn rõ được bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa thì làm sao cô con gái út của phú ông có thể hành động như thế được?

Nhưng con mắt của cô chỉ mới "tinh đời" trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân, còn trong lĩnh vực khác cô tỏ ra rất ngây thơ, ngờ nghệch. Vì thế mà cô đã bị hai người chị đánh lừa và hãm hại trong cuộc đi chơi thuyền lúc chồng cô đi sứ chưa về.

Việc cô giữ gìn và sử dụng tốt ba thứ chồng dặn (con dao, hòn đá lửa, hai quả trứng gà) để vượt qua hiểm họa, duy trì sự sống trên hoang đảo cho đến lúc gặp chồng - thể hiện rất rõ khả năng, nghị lực và phẩm chất của cô (sự dũng cảm, kiên trì, tháo vát, niềm tin, tình yêu chung thủỵ..).

Tác giả dân gian hầu như không để ý đến sự căm giận của nhân vật này đối với hai người chị gái. Cho nên sau khi từ hoang đảo về nhà, người vợ Sọ Dừa chỉ làm theo lời chồng một cách ngoan ngoãn, dễ thương.

3. Hai người chị vợ Sọ Dừa, tuy là hai nhưng tính cách, hành động chỉ là một. Cả hai đều ích kẻ hại nhân, thiếu lương tâm và tình người. Ban đầu họ kinh ghét Sọ Dừa bao nhiêu thì về sau họ lại ham muốn chàng bấy nhiêu. Nhưng họ ham muốn Sọ Dừa không phải vì tình yêu mà chỉ vì giàu sang địa vị. Trong truyện cổ tích Việt Nam, có khá nhiều nhân vật phản diện thuộc các "hạng", "cỡ" khác nhau, trong đó hai người chị của Sọ Dừa đáng liệt vào loại nhân vật phản diện "có hạng". Đang tâm đẩy em vào bụng cá, rồi lại hô hoán là em bị chết đuối. Khi Sọ Dừa về, cả hai còn tranh nhau kể lại chuyện xưa, rồi giả bộ thương em "khóc thút thít" nhưng "không quên luôn tay sửa mái tóc và thỉnh thoảng đưa mắt tống tình quan trạng". (2)

Đoạn này, tuy lời có khác nhau đôi chút giữa các địa phương và các sách sưu tầm truyện dân gian, nhưng nội dung tính cách và hành động của hai người chị thì cơ bản là như thế.

4. Nhân vật phú ông trong truyện này nên được đánh giá như thế nào? Có người xếp nhân vật này vào loại phản diện như hai người chị vợ Sọ Dừa. Như thế không khách quan và không công bằng, hợp lý. Căn cứ vào lời nói, việc làm của phú ông trong truyện thì thấy nhân vật này không có một tội ác hay một sự cản trở có hại nào cho Sọ Dừa cả. Trái lại, phú ông đã từng bước chấp nhận những yêu cầu, nguyện vọng của hai mẹ con Sọ Dừa. Nếu không như vậy thì làm sao Sọ Dừa có thể được làm công việc chăn dê và được cưới cô gái út của phú ông làm vợ? Còn việc phú ông, lúc đầu không tin Sọ Dừa có thể chăn dê được cũng như việc lúc đầu không muốn gả con cho Sọ Dừa nên đã thách cưới rất cao... là những việc rất tự nhiên, dễ hiểu, không nên và không thể trách cứ, lên án phú ông. Ngay cả mẹ Sọ Dừa, lúc đầu cũng không tin là Sọ Dừa có thể chăn dê được và khi nghe Sọ Dừa đòi bà đi hỏi con gái phú ông cho chàng, bà cũng phải "phì cười" kia mà? Bà không chỉ "phì cười" mà còn nói: "Mày thì có ma nó lấy! Mình mẩy chân tay chẳng có mà lại đòi lấy vợ!". Cho nên không thể xếp phú ông vào loại nhân vật phản diện như hai người chị. Và cái công thức "chính diện - phản diện", "phe thiện - phe ác" cũng không nên và không thể áp dụng một cách máy móc, khiên cưỡng cho mọi truyện cổ tích.

14 tháng 10 2017

vì sợ đứa là trốn con ts thì là con của ngọc hoàng

22 tháng 12 2023

Thạch Sanh

Lý Thông

Tin lời đi canh miếu thay.

+ Tin lời trăn tinh của vua.

+ Tin lời xuống hang cứu công chúa.

→ Cả tin, thật thà

+ Lừa Thạch Sanh thế mạng cho mình.

+ Lừa để cướp công giết trăn tinh.

+ Lừa để cướp công giết đại bàng, cứu công chúa.

→ Lừa lọc, xảo quyệt

+ Bị Lý Thông hãm hại rất nhiều lần nhưng không trả thù, cho về quê làm ăn.

→ Vị tha, nhân hậu

+ Lợi dụng tình anh em kết nghĩa bóc lột sức lao động của Thạch Sanh. 

+ Cướp công và hãm hại Thạch Sanh nhiều lần.

→ Tàn nhẫn, vô lương tâm

+ Giết trăn tinh.

+ Giết đại bàng.

+ Cứu công chúa, thái tử con vua Thủy Tề. 

+ Dẹp 18 nước chư hầu. 

+ Giỏi võ nghệ, đàn...

→ Anh hùng, tài giỏi

+ Tìm cách giết hại Thạch Sanh để cướp công, lấy công chúa.

+ Không chịu làm, lợi dụng sức lao động Thạch Sanh.

→ Tiểu nhân, độc ác

+ Là con người cao cả

→ đại diện cái thiện.

+ Là kẻ bạc nhược, thấp kém

→ đại diện cái ác.

Kết thúc: Cưới công chúa, nối ngôi vua.

Kết thúc: Bị sét đánh chết hóa bọ hung.

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Sự đối lập Thạch Sanh và Lí Thông:

Phương diện đối lậpThạch SanhLí Thông
Tính cách vô tư, thật thà, vị tha, dũng cảmlừa lọc, gian trá, vụ lợi
Hành độnggiết chằn tinh, đại bàng và cứu công chúalừa dối và cướp công của Thạch Sanh
22 tháng 12 2023

- Truyện cổ tích Thạch Sanh

+ Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)

+ Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)

→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)

→ Điểm khác:

+ Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm

+ Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện

15 tháng 11 2017

Cả hai truyện này đều thuộc thể loại truyện cổ tích, nhưng: Truyện Em bé thông minh không có chi tiết tưởng tượng kì ảo, con truyện Thạch Sanh thì lại có; truyện Em bé thông minh thì thuộc phân loại Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, còn truyện Thạch Sanh thì thuộc phân loại Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ; truyện Thạch Sanh là loại truyện cái thiện cuối cùng chiến thắng cái ác, còn truyện Em bé thông minh thì là về sử dụng sự thông minh khiến cho từ bần hèn lên cao sang.

12 tháng 10 2019

giống nhau:

- đều là loại truyện dân gian do nhân dân ta sáng tạo ra có tính chất truyền miệng.

- đều có yếu tố kì ảo hoag đường được xây dựng bằng trí tưởng tượng phong phú của người xưa.

khác nhau:

- truyện truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta đối với các nhân vật và sự kiện được kể.

- truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.

câu còn lại bạn tự làm nha.

k cho mình nhé.

12 tháng 10 2019

mình nỏ biết